ICTnews - Các đại lý đã dùng chính thông tin cá nhân của mình hoặc của người khác để tiến hành đăng ký cho hàng loạt sim trả trước rồi bán ra thị trường nhằm kiếm lời. Theo kết quả kiểm tra mẫu của Thanh tra Bộ TT &TT tại 3 mạng di động là VinaPhone, MobiFone và Viettel, có tới 50% số thuê bao đã đăng ký thông tin không phải là chủ thuê bao thật. Sắp tới, Bộ TT &TT sẽ tiến hành xử phạt công khai các mạng di động và các đại lý vi phạm quy định về quản lý thuê bao. Nhức nhối chuyện đại lý “qua mặt” quản lý Mới đây, Bộ TT &TT chính thức thanh, kiểm tra việc thực hiện quản lý thuê bao di động trả trước trên diện rộng của 5 mạng di động là MobiFone, VinaPhone, Viettel, EVN Telecom và S -Fone. Theo Thanh tra Bộ TT &TT, quá trình thanh tra cho thấy cả 5 mạng di động đều đã đầu tư hệ thống tiếp nhận lưu trữ dữ liệu đăng ký của thuê bao di động trả trước theo quy định. Tuy nhiên, phần mềm tiếp nhận của các doanh nghiệp không chặt chẽ khiến thông tin thu thập được thiếu chính xác. Chẳng hạn phần mềm của các mạng di động đã chấp nhận cho thuê bao dưới 14 tuổi (chưa có chứng minh thư nhân dân) đăng ký, hay số chứng minh thư nhân dân chỉ có 5 số (quy định là 9 số). Nhiều khách hàng đăng ký thông tin họ tên chỉ có 1 ký tự hay bỏ trống phần đăng ký ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm sinh trên 100 tuổi nhưng hệ thống vẫn chấp nhận. Thậm chí, có sim bán ra thị trường chưa đăng ký thông tin nhưng vẫn thực hiện được cuộc gọi. Qua kiểm tra mẫu của Thanh tra Bộ TT &TT tại 3 mạng di động (mỗi mạng di động hơn 60 khách hàng) là Viettel, VinaPhone và MobiFone cho thấy, có tới 50% số thuê bao đã đăng ký thông tin cá nhân không phải là chủ thuê bao thực sự đang sử dụng. Thanh tra Bộ TT &TT cho rằng, vấn đề nan giải nhất hiện nay là các đại lý sử dụng ngay thông tin cá nhân của mình hoặc của người khác để tiến hành đăng ký cho hàng loạt sim trả trước rồi bán ra thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các đại lý đã lợi dụng chính sách của các mạng di động sẽ tặng tiền từ 12.000 đồng - 16.000 đồng /thuê bao đăng ký để đăng ký kiếm lời. "Các đại lý lớn chỉ cần kích hoạt 1 triệu sim đã có ngay 1,6 tỷ đồng. Sau đự, các đại lý này lại đẩy số sim qua những kênh phân phối nhỏ hơn. Như vậy, người sử dụng chỉ việc bỏ tiền ra mua sim mà không cần phải đăng ký bất kỳ thông tin gì. Những việc làm này đã bị các mạng di động phát hiện, nhưng đến nay mới chỉ có duy nhất MobiFone cắt hợp đồng với vài chục đại lý", đại diện Thanh tra Bộ TT &TT nói. Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Chánh Thanh tra Bộ TT &TT, việc thực hiện quản lý thuê bao di động trả trước vẫn chỉ mang tính hình thức. Hầu hết các mạng di động mới ký thỏa thuận ủy quyền cho đại lý tiếp nhận đăng ký thông tin của khách hàng từ ngày 25/10 khi Bộ tiến hành thanh tra việc quản lý này trên diện rộng. Qua thanh tra phát hiện có một số lượng lớn sim đã kích hoạt sẵn rồi bán ra thị trường. Trong đó, Hà Nội là đầu mối kích hoạt sim lớn nhất rồi phân phối cho các tỉnh. Sẽ xử phạt các mạng di động, đại lý sai phạm ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ TT &TT cho biết, trong thời gian vừa qua, các mạng di động đã không nghiêm túc, quyết liệt trong việc triển khai quản lý thuê bao trả trước nên việc quản lý thuê bao sẽ chặt hơn nữa. "Cần phải xử lý nghiêm các mạng di động để chấn chỉnh công tác quản lý thuê bao trả trước, vì nếu các mạng di động làm chặt chắc chắn các đại lý sẽ phải đăng ký thông tin chính xác hơn. Bộ sẽ nghiên cứu đưa thêm quy định về đại lý ủy quyền cho chặt chẽ hơn", ông Hải nói. Còn theo Thứ trưởng Bộ TT &TT Lê Nam Thắng, nếu các mạng di động quyết tâm xiết chặt quản lý chắc chắn các đại lý không thể qua mặt được. Để giải quyết tình trạng này, sắp tới Bộ sẽ yêu cầu các mạng di động bỏ chính sách tặng tiền khi khai báo thông tin của thuê bao và không kích hoạt sim qua SMS. Bộ cũng tiến hành thu hồi đầu số đăng ký thông tin 1414 của các mạng di động. "Bộ sẽ xử phạt công khai các mạng di động vi phạm việc quản lý thông tin di động trả trước trong thời gian qua; đồng thời tiếp tục chỉ đạo tiến hành thanh tra việc quản lý thuê bao di động trả trước trên diện rộng. Từ 1/1/2009, bắt đầu đếm ngược ngày kết thúc đăng ký thông tin thuê bao trả trước để chính thức “khoá sổ” vào ngày 30/6/2009", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói.
Sử phạt các mạng DD nghe hơp lý hơn, dịch vụ cho phép thì cứ thế mà tiến hành, mua cái sim bắn xiền làm đại lý bán sim card rẻ bèo, 2tr đến 3tr là okies, lãi được 1 đống rồi cho phạt mất cái sim là cùng. sử phạt đại lý nghe viển vông như trong mơ ấy, có đến 10 bộ ta cũng chẳng làm ăn gì được.
hơ nếu ko có thế thì lấy đâu ra các sim rẻ giá 40k tk 160k cho mọi người gọi nhất là sv,người có thu nhập thấp,mà ngay chính các đại gia loại trung bình đi con xe đến đẹp tầm 100t chở lên;));)) chứ mấy hỏi em có sim 40k/tk 160 ko cho a vài cái gọi cho đỡ tốn tiien%-(%-( ,mà gọi thì lợi cả 2 bên cơ mà, cả nhà mạng lẫn người tiêu dùng, mà bác Vantruong72 ra quán hỏi thử,"em có xim để gọi rồi vứt đi giá 65ktk/160k ko" có anh ạ anh mua bao nhiue cái ....~:>~:>~:>~:>~:> sim khuyến mại mới chỉ co khoảng 3 năm nay chứ mấy ,hồi chước giá cước đẳt lè cổ sao bác ko bảo họ giảm giá đi, vn mới có vệ tinh ,ko hiểu giá có giảm ko nhỉ, lao,cam,thai.v.v. họ đã có vài cái từ lâu ====vn đi sau đón sau ====
Lúc đầu khi Bộ TT&TT ra thông báo là phải đăng ký các thông tin căn bản như họ tên, năm sinh, số CMND để quản lý thông tin khách hàng khi sữ dụng dịch vụ, mình rất hưởng ứng việc này vì nó giúp cho công tác quản lý được chặt chẻ hơn. Đúng là thời gian khi mới ra quy định thì việc mua 1sim phải làm các thủ tục và phải ít nhất là 1/2 ngày mới kích hoạt được nhưng chỉ một thời gian đầu, còn sau này thì vịêc mua sim ko đăng ký lại diễn ra quá nhiều, thậm chí còn nhiều hơn trước vì các hình thức khuyến mãi của các mạng ngày càng mở rộng nên gây lãng phí kho số. Nguyên nhân từ đâu? Chắc ko nói ai cũng biết là do các dịch vụ tự đứng tên cho các thuê bao và bán cho khách hàng vì mặc dù có Quy định nhưng hầu hết khách hàng thường ko đăng ký khi mua Sim. Nhân chuyện này, mình cũng có ý kiến như sau về việc quản lý cũng như việc đăng ký thông tin cá nhân khi sữ dụng các mạng: Khi thuê bao được kích hoạt, các nhà mạng vẫn để sữ dụng như là đã được đăng ký nhưng sau 3 or 6 tháng thì nhà mạng gửi 1 SMS yêu cầu chủ thuê bao xác nhận thông tin đăng ký và gửi tin lên Tổng đài (dĩ nhiên phải miễn phí ) để xác nhận lại thông tin đăng ký 1. Nếu đúng thông tin thì thông báo và có thể có hình thức thưởng tìên vào tài khoản 2. Nếu sai thông tin đăng ký ban đầu thì đề nghị chủ thuê bao đăng ký lại, nếu ko muốn chặn cuộc gọi cho đến khi đăng ký đúng thông tin Đó là ý nghĩ thoáng qua của mình, mong các bạn góp ý thêm. Thanks!
tại sao tivi có chương trình vtv và vtc và các dịch vụ khác quảng cáo đầy rẫy cài GPRSx gửi đến 87xx mất phí 15k, trong khi các mạng thì vẫn miễn phí cài đặt GPRS nhỉ ? cài dịch vụ này mất phí truyền hình cao phết đấy đăng ký thông tin cá nhân không có nghĩa là anh đại diện cho nhà cung cấp dịch vụ để sẽ được phép gọi điện /SMS hỏi từng người xem anh / chị là ai ? hay số CMT của anh / chị là gì có trùng khớp với cái xxx nào đó ? dịch vụ trả sau thì khác gì tài khoản tín dụng của ngân hàng , còn dịch vụ trả trước khác gì thẻ ghi nợ nhỉ, tôi ứng trước tiền cho các nhà mạng tiêu trong khi TK tôi còn chưa dùng hết . Trả trước là dịch vụ có lãi nhất trong mọi dịch vụ của nhà mạng
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về quản lý thuê bao di dộng trả trước. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công an xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh thư nhân dân thống nhất trong cả nước, kết nối và đối soát với số liệu thông tin thuê bao di động trả trước để thực hiện nhiệm vụ quản lý (Trích Tuổi Trẻ online) Cái này ko chỉ là CSDL của Bộ TT&TT mà còn liên quan đến việc thông tin cá nhân, cái đó do Bộ CA phụ trách, nếu 1 cá nhân chấp nhận sữ dụng dịch vụ mà ko đăng ký thông tin đúng thì sẽ chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra. Mặc dù chưa có Quy định về chế tài liên quan đến vấn đề này nhưng mình nghĩ là sẽ ko lâu nữa Chính phủ sẽ có quy định cụ thể vì nó liên quan đến quản lý thông tin
Không lâu nữa là 50 năm, còn lâu thì lúc đó mình xuống lỗ mấy lần rồi, Việc có quy định có thể nói là nhanh, nhưng mà để thực hiện theo đúng qui định thì "không lâu nữa" thật.
Thực ra là các nhà mạng đang chú trọng đến việc phát triển thuê bao và xem doanh số lên hàng đầu mà thôi chứ chưa chú trọng đến việc quản lý.
vì chúng ta đang trong giai đoạn cạnh tranh nhau đi cùng với các bộ luật lỏng lẻo nên những đièu đó diễn ra là bình thường mà.