Thảo luận N82

Thảo luận trong 'S60 3rd: KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM' bắt đầu bởi pntruongan, 23 Tháng mười một 2007.

  1. BinhDa

    BinhDa Super Moderator Staff Member

    Bài viết:
    4,073
    Được Like:
    3,341
    Sao bạn ko qua chuyên mục phần mềm đó! Nó là GSMS reborn của tác giả Phi Ngọc Chi

    Sửa chử rar thành jar nhé!

    Các file đính kèm:

    • gsms.rar
      Kích thước:
      19.5 KB
      Đọc:
      6
    RyanTom8891 and quangthuan8x like this.
  2. quangthuan8x

    quangthuan8x Thành viên

    Bài viết:
    162
    Được Like:
    16
    Cái này dùng sao vậy bạn, có phải đăng ký ở đâu không?
    RyanTom8891 thích bài này.
  3. quangthuan8x

    quangthuan8x Thành viên

    Bài viết:
    162
    Được Like:
    16
    Ủ quên mình dùng wireless bạn ơi
    RyanTom8891 thích bài này.
  4. Kaka123

    Kaka123 Thành viên

    Bài viết:
    247
    Được Like:
    212
    cái này gửi = wifi đc ko bạn?
  5. nhacsen

    nhacsen Thành viên

    Bài viết:
    615
    Được Like:
    258
    Ko có thời gian nên tôi tạm trích những định nghĩa này từ net hy vọng có ích cho các bạn :
    Một vài thông số của máy ảnh
    1.Khẩu độ
    Là độ mở của ống kính cho anh sáng đi vào phim hay cảm biến ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
    Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 ....11 - 16 - 22 ...
    Khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với khẩu độ càng nhỏ.
    2.Tiêu cự
    Là F trong vật lý, focal length). Focal length được định nghĩa là khoảng cách từ optical center (bên trong ống kính) đến tiêu điểm (focal point). Mặt film (hoặc mặt sensor) được đặt nằm ngay điểm nầy. Khi chúng ta lấy thước, hay khi máy ảnh tự động lấy thước là lúc ta di động ống kính thế nào cho mặt film nằm ngay tiêu điểm, nếu mặt film nằm trước hay sau điểm nầy thì chúng ta bảo lấy thước sai (out of focus) ảnh nhòe đi.
    3.Tốc độ màn trập
    tốc độ bàn đến ở đây không phải là tốc độ để đo xem máy ảnh chụp được bao nhiêu tấm hình trên trong một khoảng thời gian mà là khoảng thời gian mà màn chập mở ra cho ánh sáng đi vào film hay cảm biến hình.

    Tốc độ tiêu biểu là:
    1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s....1s - 2s - ...

    Trên máy ảnh tốc độ hiển thị là:

    8000 - 6400 - 5000 - ... - 125 - 60 - 1" - 2" - ...
    Tốc độ chụp phổ thông nhất là 125(1/125 của 1 giây).

    Ảnh hưởng của tốc độ đến hình:

    - Tốc độ càng nhanh thì thời gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm biến càng ngắn. Tốc độ càng chậm thì thờ gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm biến hình càng lâu.

    - Tốc độ càng chậm thì càng dễ bị rung khi chụp. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường giảm tốc độ để có hình sáng hơn, điều này khiến cho hình dễ bị nhòe do rung, có thể là do người chụ rung, có thể là do đối được được chụp di chuyển. Do đó khi giảm tốc độ xuống thấm hơn mức trung bình thì nên để máy lên chân, bệ (bàn, ghế...). Thông thường sau khi thấy đèn nhá hay thấy máy kêu do bấm nút chụp tượng được chụp nghĩ là đã chụp xong và di chuyển, khi chụp tốc độ chậm thì máy vẫn ghi hình sau khi bấm nút chụp, do đó để tránh hình bị nhòe do đối tượng di chuyển, nhớ nhắc đối tượng đứng lại 1 tí sau khi bấm nút chụp.

    - Tốc độ nhanh chậm mang lại các hiệu ứng khác nhau. Nếu đối tượng chụ di chuyển (chiếc xe, viên đạn, quả táo rơi, nước bắn tung tóe ...) với tốc độ thấp hơn hoặc bằng tốc độ chụp thì ta có thể bắt đứng đối tượng chụp. Nếu tốc độ chụp thấp hơn thì ta sẽ có hiệu ứng nhòe hình, cảm giác như là vật đang di chuyển thực sự.

    4.Độ bù sáng (EV)
    Về mặt lý thuyết, độ sáng của đối tượng được chụp là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của đối tượng trước khi căn cứ vào thông số đo sáng để chọn độ mở ống kính và tốc độ chụp để ảnh có độ phơi sáng hợp lý nhất.

    Thế nhưng, hệ thống tự động của máy ảnh không phải lúc nào cũng làm việc chính xác. Một số đối tượng nhất định có thể làm cho hệ thống đo sáng "nhầm lẫn", tức là định lượng độ sáng của ánh sáng từ đối tượng thấp hơn hoặc cao hơn trị số thực, và ảnh chụp được sẽ có độ phơi sáng cao hơn hoặc thấp hơn mức chuẩn. Trong những tình huống này, cách duy nhất để khắc phục sự sai sót của máy ảnh tự động là sử dụng chức năng bù trừ độ phơi sáng.

    Phần lớn máy ảnh số hiện nay có dải giá trị bù trừ độ phơi sáng là ± 2EV (cộng hoặc trừ 2 EV), nhưng một số máy lại có dải giá trị nhỏ hơn ((±1.5EV) hoặc lớn hơn (±3EV). EV là chữ viết tắt của Exposure Value (giá trị phơi sáng), và được sử dụng để định lượng độ sáng. Để hiểu thế nào là 1 EV, ta giả sử rằng một lượng ánh sáng nhất định đi tới cảm biến ảnh ở một độ mở ống kính và tốc độ chụp cho trước cho trị số x EV. Nếu giữ nguyên độ mở ống kính và giảm tốc độ chụp đi đúng một nửa giá trị ban đầu thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ giảm đi 1 EV; và khi độ sáng của ánh sáng đi tới cảm biến ảnh tăng gấp đôi thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ tăng lên 1 EV.

    Do đó, khi giá trị phơi sáng tăng, ảnh sẽ sáng hơn; và khi nó giảm thì ảnh sẽ tối hơn. Với hầu hết máy ảnh, giá trị phơi sáng có thể được điều chỉnh theo "gia số", "khoảng" hay "bậc", với giá trị nhỏ hơn 1 EV. Giá trị tương ứng của gia số, khoảng hay bậc này thường là 1/3 EV và đôi khi là 1/2 EV (tuỳ máy).

    Trên thực tế, chế độ chỉnh tay của máy ảnh số cho phép người chụp tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh một cách có mục đích bằng cách thay đối tốc độ chụp hoặc độ mở ống kính.

    Đối với những máy ảnh số, nguyên lý và quy trình diễn ra tương tự, nhưng có máy thay đổi độ mở ống kính, có máy lại thay đổi tốc độ chụp để đạt được một thông số bù trừ độ phơi sáng nào đó. Điểm khác biệt này do kiểu thiết kế của từng máy ảnh quyết định. Những người sử dụng máy ảnh tự động cần phải biết rằng việc thử nghiệm trước để biết được một cách chính xác máy ảnh của mình thay đổi độ phơi sáng theo cơ chế nào là hết sức cần thiết. Ví dụ, nếu máy tăng độ mở ống kính (để lấy được nhiều ánh sáng vào ống kính hơn) thì việc chọn một giá trị bù trừ độ phơi sáng dương có thể làm giảm độ sâu trường ảnh. Ngược lại, nếu máy giảm tốc độ chụp để có thời gian phơi sáng dài hơn (do đó ảnh sẽ sáng hơn) thì hiện tượng nhoè hình có thể xuất hiện do máy rung. Tuy nhiên, phần lớn máy ảnh điều chỉnh tốc độ chụp trước, sau đó mới đến độ mở và chỉ khi sự thay đổi của tốc độ chụp xuống đến một ngưỡng mà tại đó rung động của máy ảnh có thể gây nhoè hình.

    Biết được khi nào cần sử dụng hệ thống bù trừ độ phơi sáng nghe qua thì có vẻ rất đơn giản. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì một số đối tượng có khả năng "đánh lừa" hệ thống đo sáng, đặc biệt là khi chúng "thống trị" khung hình, chẳng hạn như tuyết, nước, đại dương, cát dưới ánh nắng mặt trời. Khi chụp tuyết, nếu không biết cách xử lý ảnh rất dễ bị xám. Vì vậy, bạn luôn phải nhớ bù trừ độ phơi sáng ở mức giá trị dương bằng cách "ép" máy giảm tốc độ chụp để làm tăng độ sáng cho anh, nhờ đó khiến cho tuyết có màu trắng thay vì màu xám.

    Một nguyên tắc nữa cần phải lưu ý là trước khi chụp, bạn cần phải kiểm tra xem trong khung hình xem có một trong hai yếu tố sau hay không:

    Thứ nhất, khi một vùng rộng trong khung hình bị choán bởi một chất đồng nhất như nước, tuyết...vv

    Thứ hai, trong khung hình có sự tương phản về độ sáng, tức là sự chênh lệch lớn về độ sáng giữa vùng ảnh sáng và vùng ảnh tối, và đối tượng chính nằm ở một trong các vùng đó.

    Trong những trường hợp trên, bạn phải cẩn thận khi ngắm chụp và nên chọn chế độ bù trừ độ phơi sáng nếu cảm thấy ảnh có khả năng không có độ phơi sáng chuẩn.

    Chế độ bù trừ độ phơi sáng cũng có thể được sử dụng để tăng hoặc giảm độ tương phản và độ mịn (cũng như độ nhám) của ảnh. Ở chế độ mặc định, hầu hết máy ảnh số luôn tìm cách cân bằng độ phơi sáng trên toàn bộ khung hình, mà trong một vài trường hợp thì sự cân bằng đó là không chính xác. Chẳng hạn như những bức tường đá thường có diện mạo hơi phẳng với độ phơi sáng tiêu chuẩn. Chọn mức bù trừ độ phơi sáng âm sẽ làm tăng độ tương phản của toàn ảnh, khiến cho độ nhám của đá trở nên rõ hơn (dễ nhận thấy đối với mắt người hơn). Những ảnh dưới đây sẽ minh hoạ hiệu ứng đó. Chúng được chụp ở chế độ đen trắng để bạn có thể nhận biết được sự khác biệt dễ dàng hơn so với những ảnh màu.

    Một tính năng khác, trước đây chỉ có mặt ở các máy cao cấp, đang ngày càng trở nên phổ biến ở máy ảnh số, là chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng tự động. Những máy có chế độ này tự thiết lập các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau và ghi lại từ 3 đến 5 hình tương ứng với các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau đó.

    Thường thì máy ảnh cho phép người sử dụng chọn mức bù trừ (chẳng hạn như 0,3, 0,7 hoặc 1 EV), sau đó máy sẽ chụp một ảnh ở độ phơi sáng mà nó tính toán được, một ảnh có độ phơi sáng thấp hơn và một ảnh có độ phơi sáng cao hơn độ phơi sáng tính toán đó.

    5.Độ nhạy sáng (ISO)

    Thông số ISO trên máy ảnh số là đại lượng dùng để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tương ứng với độ nhạy sáng thấp của cảm biến ảnh với ánh sáng và ngược lại.

    Với tất cả máy ảnh, việc tăng độ nhạy sáng thường đi kèm với một vấn đề nào đó, và điều này cũng đúng ở một mức độ nào đó đối với tất cả các loại máy ảnh số, từ những máy đắt tiền cho đến máy rẻ tiền. Khi độ nhạy sáng của cảm biến tăng lên - một quá trình tương tự như việc tăng âm lượng của một chiếc đài radio - nhiễu điện tử bắt đầu xuất hiện, giống như hiện tượng méo tiếng khi tăng âm lượng đài radio.

    Để cho đơn giản, chúng ta có thể hiểu như sau:

    Nếu chụp với ISO thấp, ảnh sẽ ít nhiễu và rõ hơn song lại cần nhiều ánh sáng hơn. Vì thế, cần phải có độ mở lớn hơn và/hoặc tốc độ chụp lâu hơn. Còn nếu chụp với ISO cao, ảnh sẽ có nhiều nhiễu, kém chi tiết song lại cần ít ánh sáng nên người chụp có thể chọn độ mở ống kính nhỏ hơn và/hoặc tốc độ chụp nhanh hơn.

    Thông thường, việc chọn độ nhạy sáng của cảm biến được căn cứ vào 2 nhân tố, đầu tiên là ánh sáng xung quanh; và thứ hai là tốc độ chụp cần thiết để ghi lại hình ảnh. Đôi khi người chụp còn cần phải căn cứ vào yếu tố thứ ba, đó là độ mở ống kính, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định khi chọn độ nhạy sáng cao.

    Theo nguyên tắc, để giữ được chất lượng ảnh ở mức cao nhất có thể, bạn nên chọn ISO càng thấp càng tốt. Ví dụ, để ghi lại được hình ảnh sắc nét của một đối tượng chuyển động trong một ngày nhiều mây, tốc độ chụp cần thiết phải là trên 1/125 giây. Nhưng, ở độ nhạy sáng 50 hoặc 100, điều này không thể thực hiện được ngay cả ở góc mở rộng nhất của ống kính camera. Trong trường hợp này, sự lựa chọn duy nhất là tăng độ nhạy sáng để máy ảnh có thể chọn tốc độ chụp nhanh hơn.

    Tuy nhiên, việc tăng độ nhạy sáng nên được tiến hành từng bước bởi nếu tăng độ nhạy sáng lên mức lớn nhất khi không cần thiết sẽ phát sinh một số vấn đề. Bạn nên chọn ISO tăng dần và thử chụp để biết được ở ISO nào thì có thể đạt được tốc độ chụp mà bạn cần để phục vụ cho mục đích của mình. Bằng cách đó nhiễu sẽ được giữ ở mức tối thiểu và chất lượng ảnh mà bạn chụp được là cao nhất trong những tình huống đó.

    Trong bất kỳ bức ảnh nào, người xem cũng thường nhìn thấy nhiễu đầu tiên ở những vùng ảnh tối và những vùng mà các tông màu gần như đồng nhất. Chúng ta sẽ xem xét những ảnh minh hoạ dưới đây, thực chất là vùng ảnh nhỏ nằm trong vùng lấy nét của ảnh phía trên (đánh dấu bằng khung màu vàng) được phóng to, nơi nhiễu sẽ dễ nhìn thấy nhất. Vùng ảnh này hơi tối vì được chiếu ánh sáng nền.

    Trên thực tế thì điều này rất hữu ích. Khi máy ảnh được cài đặt ở ISO 50, tốc độ chụp 1/5 thì người chụp cần phải dùng một giá đỡ, trong khi với ISO 400 bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cầm máy trên tay để chụp với tốc độ 1/40.

    Nếu mức độ nhiễu ở những hình trên có thể nhìn thấy rõ ở vùng tối của khung hình thì chúng sẽ khó nhận thấy hơn ở những vùng sáng hơn, chẳng hạn như những vùng nằm giữa những điểm sáng nhất và tối nhất.

    Tóm lại, mặc dù độ nhạy sáng ISO cao luôn làm tăng tỷ lệ nhiễu, song chúng cũng cho phép người sử dụng máy ảnh ghi hình với tốc độ chụp cao hơn, rất hữu ích trong việc chống nhoè hình. Cần nhớ rằng khi tăng ISO lên mức cao, nhiễu xuất hiện rõ nhất ở những vùng ảnh tối và những vùng có các tông màu gần như đồng nhất với nhau. Vì thế, bạn nên thử nghiệm trước để biết được vùng ảnh nào dễ bị nhiễu. Sau đó, ngắm chụp lại để lại trừ nhiễu ra khỏi càng nhiều vùng ảnh càng tốt.

    Trong những điều kiện ánh sáng yếu, nhiễu luôn luôn xuất hiện rõ, và do đó tăng độ nhạy sáng có thể làm giảm chất lượng ảnh đi rất nhiều. Có một điều nghe có vẻ nghịch lý, song khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu, tốt hơn hết là người chụp nên ổn định máy ảnh và chọn ISO ở mức tốt nhất có thể để giảm thiểu tỷ lệ nhiễu.
    (Nguồn :
    HTML:
    http://my.opera.com/Frozental_Phoenix/blog/tim-hieu-may-anh-so
    sc311 and RyanTom8891 like this.
  6. vohong

    vohong Thành viên

    Bài viết:
    2
    Được Like:
    1
    Bạn ơi giúp dùm mình N82!
    Máy N82 của mình thỉnh thoảng cứ tự động kích hoạt camera mỗi khi có cuộc gọi đến!!!! Mình đã làm hết cách: format máy,format card,xóa danh bạ,... đều không hiệu quả!!!.
    Đổi SIM qua một máy N82 khác mới tinh chưa cài đặt phần mềm nào lại cũng bị như trên!!!!!!!!!! Có thể nào do SIM card của mình có cài đặt dịch vụ nào đụng với hệ điều hành của máy không?
    Mong các bạn Pro giúp cho! Cám ơn thật nhiều!
    RyanTom8891 thích bài này.
  7. nhoclauca

    nhoclauca Thành viên

    Bài viết:
    224
    Được Like:
    156
    Ra ngoài chổ mạng của bạn báo mất sim làm lại 1 cái mới có mấy chục ngàn thi là cách giải quyết nhanh nhất.:D
    RyanTom8891 thích bài này.
  8. doanmobile

    doanmobile Thành viên

    Bài viết:
    5
    Được Like:
    2
    mình đã cài được Nokmote pen+c cho n82 v31.0.016 của mình fomat máy cài lại đuợc vì bi xung phần mềm nhớ thank you mình nhé.....
    RyanTom8891 thích bài này.
  9. mrdragon

    mrdragon Thành viên

    Bài viết:
    28
    Được Like:
    12
    có bác biết chỗ nào hack phone uy tín và giá rẻ không? mình đang xài n82 fw 3.1, mò quài mà không được. xin cám ơn
    RyanTom8891 thích bài này.
  10. nhacsen

    nhacsen Thành viên

    Bài viết:
    615
    Được Like:
    258
    Bạn xem thread này sẽ biết cahs h@ck thôi, chịu khó xem kỹ sẽ làm được, nếu sai thì làm lại ko sợ hư máy đâu :
    1. Xin 2 gile Cert và k.e.y ở đây :
    http://www.gsm.vn/forum/main/showthread.php?t=151811
    2.Cách h@ck ở đây :
    http://www.gsm.vn/forum/main/showthread.php?t=132979&page=13
    Chúc thành công.
    RyanTom8891 thích bài này.