Bộ TT&TT trao 4 giấy phép 3G cho Viettel, VinaPhone, MobiFone và liên danh EVN và Hanoi Telecom chiều nay, 13/8. Ảnh Thanh Hải. Chính thức trao 4 giấy phép 3G ICTnews - Chiều nay, ngày 13/8, Bộ TT&TT đã trao giấy phép 3G cho Viettel, VinaPhone, MobiFone và liên danh EVN và Hanoi Telecom, mở ra cơ hội phát triển mới cho ngành viễn thông. Lễ trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 trong băng tần 1900-2200 MHz (giấy phép 3G) được tổ chức ngay tại trụ sở Bộ TT&TT. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho rằng việc phát triển thành công dịch vụ 3G sẽ góp phần đẩy nhanh việc cung cấp dịch vụ tới các vùng sâu, vùng xa và đóng góp tích cực vào thực hiện Chiến lược tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các cam kết, đảm bảo chất lượng và giá cả dịch vụ. Trao đổi với báo chí tại buổi lễ trao giấy phép 3G, Thứ trưởng thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng nhận định bên cạnh việc phổ cập dịch vụ điện thoại tới vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhanh hơn, việc cấp phép 3G sẽ tạo thêm điều kiện để phổ cập các dịch vụ viễn thông như dịch vụ Internet không dây, truyền hình, phát thanh… tới những vùng mà gần như không thể kéo cáp để phát triển các dịch vụ có dây. Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết sau khi cấp phép, Bộ TT&TT sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp trong hồ sơ thi tuyển. Trong vòng 24 tháng, doanh nghiệp nào không cung cấp được dịch vụ ra thị trường sẽ bị thu hồi giấy phép. Theo Thứ trưởng, Bộ TT&TT đã ban hành các quy định về kiểm tra, giám sát việc triển khai giấy phép 3G của các doanh nghiệp. Các quy định này nêu rất rõ các chế tài xử lý với những doanh nghiệp vi phạm những cam kết trong hồ sơ thi tuyển. Mã: http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Chinh-thuc-trao-4-giay-phep-3G/2009/08/1VCMS520350/View.htm
Khi copy và past bạn nên xem xét lại bài viết nhé! Bài liên quan: >> Ovum: Việt Nam sẽ có 5 triệu thuê bao 3G năm 2010 >> Truy cập 3G sẽ bùng nổ Cái này nên bỏ đi hoặc cho vào thẻ CODE nhé bạn! Cám ơn bạn đã chia sẽ!
Cái này cũng rất đáng xem Nóng bỏng hậu cấp phép 3G Chiều 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông trao 4 giấy phép 3G cho các doanh nghiệp di động trúng tuyển với hiệu lực từ 15/9. Giới chuyên gia đánh giá, hậu cấp phép 3G sẽ là một cuộc chiến nóng bỏng hơn nhiều việc thi tuyển. Tổng số tiền đặt cọc của 4 thí sinh lên tới 8.100 tỷ đồng. Trong đó, Viettel chiếm tới 4.500 tỷ đồng, còn lại thuộc về các doanh nghiệp VinaPhone, MobiFone và liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom. Mối lo đầu tiên đối với nhà mạng là đơn vị nào không làm đúng cam kết sẽ bị phạt một khoản khá lớn từ số tiền đặt cọc. Tại buổi trao giấy phép, Viettel trở thành "tâm nóng" của nhiều người khi Tổng giám đốc - Hoàng Anh Xuân tâm sự: "Thời gian đầu thì chúng tôi rất háo hức với giấy phép 3G. Nhưng sau này khi đi khảo sát tìm hiểu việc triển khai 3G ở các nơi thì bắt đầu lo với việc được cấp giấy phép 3G. Không cảnh giác thì 3G là một cái bẫy, có thể làm mình sập tiệm không chừng". Theo đúng cam kết, Viettel đầu tư tới 12.789 tỷ đồng trong 3 năm cho 3G trong khi các mạng khác thì con số chỉ bằng một nửa. Đối với dịch vụ 3G, ngoài việc nhà mạng cung cấp dịch vụ, khách hàng muốn sử dụng cũng cần phải có máy di động 3G mà máy này đắt tiền và hiện chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số người dùng di động ở Việt Nam. Cũng chính vì thế, việc thu được những khoản doanh thu lớn từ dịch vụ 3G để bù đắp cho khoản đầu tư ồ ạt ban đầu là một bài toán khó. Đặc biệt, Viettel cam kết phủ sóng 3G tại vùng nông thôn với tỷ lệ rất lớn trong khi tại khu vực này, máy di động hỗ trợ 3G gần như không tồn tại. VinaPhone cam kết cung cấp 3G chỉ sau một tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực. Thời gian còn lại không nhiều mà nguồn tin từ doanh nghiệp này lại cho biết họ đang gặp khó khăn trong quá trình đấu thầu thiết bị 3G. Cả nước đã có trên 80 triệu thuê bao di động. Ảnh: Hoàng Hà. Trong thông cáo báo chí phát đi chiều tối 13/8, VNPT - đơn vị đại diện giấy phép 3G của VinaPhone cũng không công bố về thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ mà chỉ nói rằng: sẽ cung cấp dịch vụ 3G trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh thời hạn cấp phép 3G, vấn đề hợp tác với Beeline cung cấp 3G ra sao cũng là một bài toán đau đầu với VinaPhone. VinaPhone đang hợp tác với Beeline đồng khai thác giấy phép 3G. Thế nhưng hiện hai bên chưa đưa ra bất kỳ thông tin cụ thể nào về chương trình hợp tác. Đại gia MobiFone thì lại có một nỗi lo khác là làm sao có thể triển khai nhanh 3G nhưng vẫn giữ được vị trí số một về chất lượng trên thị trường. Theo đúng kế hoạch, MobiFone sẽ cung cấp 3G vào tháng 12/2009 với 2.400 3G phát sóng vào thời điểm khai trương và roaming 3G với 50 mạng di động 3G khác trên thế giới. Về mặt phủ sóng, mạng di động này chỉ phủ sóng 100% đô thị đông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố vào thời điểm khai trương - nơi các máy 3G có nhiều và có thể sử dụng được dịch vụ 3G. Tiếp theo đô thị đông dân mới là các vùng đô thị khác, rồi mới đến ngoại ô, nông thôn, quốc lộ. Trao đổi với báo chí tại buổi lễ trao giấy phép, ông Đỗ Vũ Anh - Phó giám đốc MobiFone cho biết, khi dịch vụ 3G của MobiFone được khai trương, không chỉ có các khách hàng sử dụng dịch vụ 3G mới được hưởng lợi mà chính các khách hàng 2G cũng được hưởng các lợi ích từ 3G. "Có thêm băng tần 3G, chất lượng dịch vụ 2G tại các thành phố lớn của MobiFone sẽ có cải thiện lớn. Các khả năng về nghẽn mạng được giảm thiểu, tiếng thoại cũng trong và rõ hơn là những lợi ích mà mọi khách hàng MobiFone đều có khi 3G được cung cấp chứ không riêng các khách hàng sử dụng dịch vụ 3G", ông Vũ Anh nói. Liên danh còn lại là EVN Telecom và Hanoi Telecom là thí sinh "bí ẩn" nhất trong số đơn vị nhận giấy phép 3G. Có mặt tại buổi lễ nhưng liên danh này không công bố các thông tin cụ thể gì về việc triển khai 3G. Còn theo đúng giấy phép, liên danh này sẽ phải cung cấp dịch vụ trong vòng 9 tháng kể từ ngày giấy phép này có hiệu lực. Tuy nhiên, điều nóng nhất ở liên danh này là EVN Telecom với công nghệ còn Hanoi Telecom - đơn vị cùng khai thác một giấy phép 3G lại sử dụng công nghệ GSM. Một mạng GSM liên danh với một mạng CDMA triển khai 3G như thế nào là một câu hỏi lớn mà nhiều người vẫn còn băn khoăn chưa hiểu họ sẽ làm thế nào. Hồng Anh Mã: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/08/3BA12589/
Mình không hiểu lắm nhé, tiền đặt cọc nhiều như thế, các bác mạng nhà ta lấy đâu xiền để xây đắp mạng lưới cho 3G nhỉ? Nhất là bác hoành tá tràng Viettel <:-P
tiền xây đắp mạng lưới cho 3G lấy từ doanh thu chứ từ đâu bác, nhìn doanh thu cua viettel thử đi rùi bít, 1 con số khổng lồ ;))
Tiền đầu tư 3G lấy từ khách hàng chứ lấy từ đâu, nếu khách hàng không trả tiền thì làm gì có tiền mà đầu tư? Thực tế là tôi thấy Viettel đang đau đầu vì bài toán lãng phí đầu tư, còn Mobi do tính toán vừa phải nên đang ung dung thực hiện. Điều thấy rõ là Viettel đang gia tăng chi phí cho khách hàng 2G để bù đắp cho các khoản lãng phí đầu tư của mình. Cứ nhìn thì biết, khi roaming cho trả trước, trong khi MobiFone nhắn tin đăng ký chỉ mất 200 đồng còn Viettel mất tới 10.000 đồng, gấp 50 lần.thật Kinh khủng. Đây là chưa kể đến việc Viettel dạo này ít khuyến mại hơn so với VInaPhone và MobiFone. Đầu tư 3G nhiều quá mà không sử dụng hiệu quả, khách hàng là người gánh chịu chứ không phải ai khác
Cái vụ VIettel đầu tư 3G tùm lum cả ở các vùng nông thôn làm tôi nghĩ đến chuyện máy điều hòa mà một chị ở Ngân hàng Thế giới nói với tôi. Chị ấy bảo, trước đây WB cứ đi khuyên người dân nghèo phải làm nọ làm kia nhưng rút cục làm theo WB thì chả thay đổi được gì. Còn khi để cho người dân cùng nhau tự giải quyết thì họ lại tìm được cách phù hợp. Chị này bảo WB rút ra kinh nghiệm, máy điều hòa tốt cho người thành phố nhưng không tốt ở nông thôn bởi ở nông thôn nhà không có cửa kính, mở máy điều hòa mà cửa cứ toang hoác ra thì chỉ tổ tốn điện chứ chẳng tích sự gì, ở đó mua cho cái quạt vừa rẻ lại vừa hợp lý. Cái chuyện Viettel mạnh miệng tuyên bố đầu tư 3G tùm lum cho nông thôn cũng tương tự vậy. Cũng dễ hiểu vì sao ông CEO VIettel lại tuyên bó là không khéo thì sập tiệm với 3G không chừng. Ở đây, một lần nữa tôi không thương VT mà tôi chỉ thấy thương cho những người sử dụng dịch vụ VT, không biết nhà cung cấp sẽ còn làm những gì đối với khách hàng để bù đắp các khoản tiền lãng phí này?
Tôi đọc báo thấy cả Mobi và Viettel đều tuyên bố là sẽ cung cấp 3G vói chất lượng tốt nhất, chẳng biết là ai đúng? Thực tế hiện tại là không ai tin là Viettel có chất lượng tốt nhất về 2G cả mà ai cũng thừa nhận là Mobi là tốt nhất và chăm sóc khách hàng cũng tốt nhất. Nếu triển khai 3G, tôi nghĩ Mobi cũng có ưu t hế hơn nhờ nhiều năm kinh nghiệm triển khai hạ tầng mạng cũng như có nhiều năm hợp tác quốc tế thành công. Nếu chọn 3G tôi sẽ chọn Mobi chứ không chọn Viettel vì dạo này Viettel không ngon lắm về mặt hành xử với khách hàng, đặc biệt là sau vụ khuyến mại lừa đảo. Các bạn nghĩ thế nào về chủ đề chất lượng 3G xin cho biết ý kiến nhé. Tôi cũng chỉ nêu ra các nhận xét thông thường chứ chưa rõ các thông tin cụ thể về chuyên môn nên rất muốn có thêm chia sẻ từ người khác.