Cuộc chiến giá cước di động ở Ấn Độ

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi quanvu72, 22 Tháng một 2010.

  1. quanvu72 Thành viên




    ICTnews – Để kết cục là sẽ có những đối thủ không thể tiếp tục chạy đua, bị phá sản hoặc bị kẻ mạnh hơn thôn tính.


    Hãng di động lớn nhất Ấn Độ Bharti Airtel cho biết doanh thu và lợi nhuận quý IV/09 đã không thể tăng thêm chút nào mặc dù số lượng thuê bao tăng tới 40%.

    Đó chính là hậu quả rõ ràng nhất từ cuộc chiến giá cước di động giữa các nhà mạng di động Ấn Độ trong suốt thời gian qua. Tính đến hết năm 2009, giá cước di động ở đất nước đông dân thứ 2 thế giới này chỉ còn khoảng 0,01 ru-pi/block (mỗi block = 1 giây, tức khoảng 4 VND/giây). Trước kia, các cuộc gọi thường được tính theo phút.

    Idea Cellular, một nhà mạng khác cho biết, tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi phút gọi của công ty này đã giảm khoảng 9% trong khoảng từ quý III đến quý IV/2009. Và nguyên nhân cũng chính là cuộc đua giảm giá cước đang diễn ra rất khốc liệt.

    Theo báo cáo tổng kết năm 2009 của nhà mạng Bharti, tổng doanh thu của hãng trong quý IV vừa qua chỉ tăng chưa đến 1% lên mức 97,72 tỷ ru-pi, và lợi nhuận ròng cũng chỉ tăng gần 2% (lên 22 tỷ ru-pi) so với quý IV của năm 2008.

    Theo phân tích của Kamlesh Bhatia, chuyên gia về viễn thông của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, các hãng di động Ấn Độ đang phải chịu một sức ép rất lớn trong ngắn hạn bởi thị trường nước này đang có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Hệ quả tất yếu là các cuộc xung đột và cạnh tranh không khoan nhượng sẽ diễn ra để kết cục là sẽ có những đối thủ không thể tiếp tục chạy đua, bị phá sản hoặc bị kẻ mạnh hơn thôn tính.

    Để bù đắp cho phần “hao hụt” do cuộc chiến giá cước để lại, tất cả các nhà mạng Ấn Độ đang chuyển sang tập trung vào mảng dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng tin nhắn (VAS). Các dịch vụ trên nền tảng Internet di động ở nước này vẫn còn khá nhỏ bé và được coi là một phân khúc cao cấp trong khi nhắn tin vẫn là dịch vụ ưa thích của người dùng nước này.

    VAS đã chiếm tới 11% tổng doanh thu của Bharti trong khi quý IV năm ngoái dịch vụ này chỉ chiếm khoảng 9,5%.

    Các thị trường thành thị đã bão hòa và lượng thuê bao mới gần như chỉ xuất phát từ các thị trường nông thôn nhưng đáng buồn hơn là doanh thu trên mỗi thuê bao (ARPU) của thị trường này vẫn đang tiếp tục giảm.



    hiện Bharti đã có khoảng 119 triệu thuê bao và khoảng 1 triệu thuê bao tại Sri Lanka, thị trường mà hãng bắt đầu mở rộng kinh doanh từ năm ngoái. Hồi đầu tháng 1/10, Bharti tuyên bố đang mua lại phần lớn cổ phần của Warid Telecom, nhà mạng lớn thứ 4 của Bangladesh.

    Việc mở rộng hoạt động sang các thị trường nước ngoài giúp Bharti chia sẻ chi phí với thị trường nội địa và tìm kiếm thêm nhiều cơ hội.

    Sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của Bharti bắt đầu từ cuối quý III/2009. Trong quý III, doanh thu của hãng này vẫn có tốc độ tăng 9% và lợi nhuận ròng tăng 13%. Tuy nhiên, nếu so với mức tăng doanh thu 17% và lợi nhuận 24% của quý III của năm 2008, con số đó vẫn là khiếm tốn.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 và 2009 đã khiến cho cuộc đua giảm giá cước của các nhà mạng càng thêm “thiệt hại”.

    Riêng trong tháng 11/2009, Ấn Độ đã có thêm 17,65 triệu thuê bao và đưa tổng số thuê bao di động của nước này lên 506 triệu.

    Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt vẫn không khiến cho số lượng các nhà mạng giảm đi mà thay vào đó là các liên doanh vẫn tiếp tục ra đời. Unitech Wireless, liên doanh giữa hãng viễn thông Telenor của Na Uy với một công ty bất động sản Ấn Độ vừa chính thức cung cấp dịch vụ hồi đầu tháng 12 vừa qua vẫn kiếm thêm được 1,2 triệu thuê bao.

    Các nhà mạng lớn như Bharti Airtel, Reliance Communications và Tata Teleservices bắt đầu cuộc đua giảm cước để chiếm thêm thị phần kể từ khi những liên doanh mới ra đời như Sistema, Telenor và Etisalat.

    Theo công bố của Bharti, doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao của họ đã giảm khoảng 29% tính đến ngày 31/12/2009 cùng với số phút gọi trên mỗi thuê bao giảm 12%.

    Nhưng càng có thêm nhiều khách hàng mới ở các vùng nông thôn, ARPU của các nhà mạng này sẽ vẫn tiếp tục giảm.

    Lương Hương

    Theo PCW


    Mã:
    http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Cuoc-chien-gia-cuoc-di-dong-o-An-Do/2010/01/1MSVC524293/View.htm
  2. weixiao

    weixiao Thành viên

    Bài viết:
    71
    Được Like:
    0
    4d/s => 1 phú 240d :D nếu buôn lâu hoặc gọi nội mạng nữa chắc là rẻ vô đối
    sao VN ko thế nhỉ ****
  3. phuthuydemon

    phuthuydemon Thành viên

    Bài viết:
    49
    Được Like:
    5
    thế mới thấy rằng ông Viettel đề nghị giá sàn 800đ/phút là hài hước mà ^^
  4. aladin_vn04

    aladin_vn04 Thành viên

    Bài viết:
    74
    Được Like:
    20
    Giá cước này đúng bằng giá cuớc điện thoại cố định ở Việt Nam . Khủng hoảng luôn , ở việt nam bao giờ mới thấp bằng nhỉ ?
  5. quanvu72

    quanvu72 Thành viên

    Bài viết:
    158
    Được Like:
    177
    240đ chưa phải mà mức cước thấp nhất có thể hạ được thật ra công nghệ Ấn Độ thì hơn Việt Nam nhưng tương lai 10-20 năm sau,với xu hướng phát triển cônmg nghệ như vũ bão thì thậm chí cước gọi di động có thể chỉ còn 50-100đ/1 phút.Tất nhiên bản thân em vẫn hi vọng rằng cước di động gọi nội mạng sẽ miễn phí,gọi ngoại mạng khoảng 50-100đ/1 phút!Nhưng em nghĩ không nên miễn phí cước gọi di động,cước gọi nội mạng có thể là 50đ/1 phút,gọi ngoại mạng là 100đ/1 phút là vừa! Hiện nay các bác thấy cước gọi di động Việt Nam đã giảm rất nhiều so với trước kia,báo chí thường bảo cước di động Việt Nam thấp nhất trong khu vực,nhưng các bác nên nghe thông tin hai chiều,có cái nhìn hai chiều,tại sao Viettel,Vnpt phải áp giá sàn,rồi họ cùng liên kết với nhau như vậy.Có những thứ công nghệ hình thành cho phép người ta gọi di động chỉ tốn vài chục đồng VN 1 phút,và Vnpt,Viettel không nên khép mình lại với vỏ bọc bảo hộ mà nên mở cửa thị trường.Nếu áp giá sàn thì Viettel,Vnpt sẽ tiếp tục thu siêu lợi nhuận mà không chịu cải tổ,nâng cấp công nghệ,rồi dần dần ngành viễn thông Việt Nam sẽ tụt hậu!
    Còn mở cửa tự do thì cước di động có thể về con số 50đ/1 phút nội mạng và 100 đ/1 phút ngoại mạng như em nêu ra,đồng thời Vnpt,Viettel có nguy cơ bị thằng khác mua lại,sáp nhập nhưng đó là quy luật của sự cạnh tranh có sinh thì tất có diệt,có khởi đầu có kết thúc,mà có kết thúc thì có cái mnới sinh ra.Chính Phủ không nên can thiếp một cách thái quá vào những quy luật cạnh tranh đó mà làm chậm bước tiến của công nghệ,thời đại!Tất nghiên khi Vnpt,Viettel bị mua lại thì ngành viên thông vẫn còn đó nhưng sẽ do những doanh nghiệp khác không phải doanh nghiệp nhà nước kinh doanh,họ có thể không phải là con đẻ,con ruột thịt của Nhà Nước như Vnpt,Viettel,họ có thể chỉ là con rơi mà thôi nhưng họ sẽ làm rất tốt việc phát triển CNTT-Truyền Thông! Khi ấy với việc cải tiến công nghệ người dân dùng mức cước phí siêu rẻ,những tập đoàn CNTT-Truyền Thông ấy sẽ mang những thư công nghệ,cách quản lý ấy để ra nước ngoài cạnh tranh với các hãng viễn thông nước ngoài,họ dùng những thứ công nghệ siêu rẻ ấy cạnh tranh với các hãng viễn thông nước ngoài để trở thành những tập đoàn Truyền Thông-CNTT mạnh !
    hadinhtuan thích bài này.
  6. 0989994844

    0989994844 Thành viên

    Bài viết:
    272
    Được Like:
    57
    Khi nào giá cước kết nối giảm thì mới có cơ hội giá cước ngoại mạng giảm.
  7. hadinhtuan

    hadinhtuan Thành viên

    Bài viết:
    0
    Được Like:
    0
    Bài viết của bạn quả thật rất đúng,mình cũng có cùng suy nghĩ với bạn !