Thảo luận Tìm hiểu về "Chuyển mạng giữ số "

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi snaptu, 16 Tháng hai 2011.

  1. Nguồn :Vietnamnetb-)
    Chính sách chuyển mạng giữ số (MNP) đang được Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét nhằm tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
    :))
    <):)
    Chính sách chuyển mạng giữ số được cho là sẽ tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ sẽ tăng, các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ phong phú, trong khi giá cước dịch vụ sẽ giảm. >:)
    Tuy nhiên, chính sách này đặt ra nhiều thách thức do tính phức tạp trong hạ tầng kỹ thuật và công tác quản lý.8->
    Cần có chính sách tốt
    Úc là một trong những quốc gia hàng đầu đã thực hiện thành công chính sách MNP. Theo cơ quan quản lý chính sách MNP ở Úc, sau hơn 5 năm kể từ khi bắt đầu triển khai MNP vào tháng 9-2001, đã có hơn 5 triệu thuê bao yêu cầu chuyển mạng giữ số, trung bình mỗi tháng có 85.000 thuê bao sử dụng dịch vụ MNP.
    Thành công của chính sách MNP tại Úc đã trở thành một trường hợp điển hình cho các nghiên cứu về MNP trên thế giới. Theo các chuyên gia, sự quản lý hiệu quả của chính phủ và sự hợp tác cao của các doanh nghiệp viễn thông sẽ là nền tảng để thực hiện tốt chính sách MNP. Ngoài ra, mức phí chuyển đổi và thời gian chuyển đổi là những yếu tố quan trọng nhất để MNP thành công.
    [​IMG]
    Khi MNP đi vào cuộc sống, tình trạng Sim rác, thuê bao ảo sẽ giảm thiểu.
    Trên thế giới, thời gian để yêu cầu chuyển mạng giữ số của một thuê bao di động có hiệu lực khác nhau ở mỗi nước. Theo trang Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, có những quốc gia khoảng thời gian này được tính bằng ngày, như Brazil (3 ngày), Peru (7-9 ngày); trong khi đó tại Mỹ lại chỉ mất 2 giờ đồng hồ, và ở Cộng hòa Ireland chỉ mất 20 phút, thậm chí Úc chỉ mất 3 phút, hay ở New Zealand thời gian chờ đợi được tính bằng giây.
    Mức phí chuyển mạng giữ số cao cũng khiến người tiêu dùng ngần ngại. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, nhà mạng “hưởng lợi” sẽ phải trả mức phí này, chứ không phải người tiêu dùng.
    Mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thành công của chính sách MNP. Trong đó, các gói cước thoại, dữ liệu, dịch vụ giá trị gia tăng và chất lượng dịch vụ cũng như các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng là những yếu tố người tiêu dùng sẽ cân nhắc khi quyết định chuyển mạng giữ số.
    Nhiều nước đã áp dụng\:D/
    Năm 1997, Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện chính sách chuyển mạng giữ số. Đến năm 1999 có thêm Anh và Hà Lan. Cho đến nay, có rất nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách chuyển mạng giữ số. Một số quốc gia có ngành công nghiệp viễn thông phát triển như Mỹ, Ireland, Úc... đã thực hiện thành công chính sách MNP.:)>-
    Một số quốc gia vẫn đang trong quá trình xem xét, thử nghiệm. Ban đầu, hầu hết các quốc gia đều thử nghiệm và áp dụng chính sách chuyển mạng giữ số ở một số khu vực, tỉnh rồi sau đó mới nhân rộng ra cả nước. Tại châu Á, hiện có 8 quốc gia công bố thực hiện chương trình chuyển mạng giữ số.
    Mới đây, Trung Quốc đã công bố áp dụng chương trình thí điểm chuyển mạng giữ số tại hai tỉnh Thiên Tân và Hải Nam. Theo China Daily, Bộ Công nghiệp và CNTT Trung Quốc (MIIT) cho biết dự án thí điểm này sẽ liên quan đến 3 nhà mạng lớn là China Mobile, China Unicom và China Telecom.
    Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng xác nhận sẽ có hai nhà mạng cung cấp dịch vụ MNP vào cuối tháng ba, nhưng cũng bác bỏ kế hoạch trước đây đề nghị cấp giấy phép mạng di động thứ ba. Theo cơ quan quản lý thì thị trường UAE đang bão hòa nên không thể có thêm một nhà mạng thứ ba. UAE cho rằng MNP sẽ kích thích sự cạnh tranh giữa hai nhà khai thác bởi vì các nhà mạng sẽ cố gắng giữ lấy khách hàng của họ.
    Thái Lan là một quốc gia châu Á khác đã xác nhận sẽ thực hiện chính sách MNP vào ngày 15-12-2010, nhưng chỉ mới thực hiện tại thủ đô Bangkok. Mức phí để chuyển mạng giữ số được áp dụng tại Thái Lan là 99 baht và hoàn thành trong 3 ngày.
  2. hoabomby

    hoabomby Thành viên

    Bài viết:
    20
    Được Like:
    4
    Cái này thì mấy bác nhà mạng là phản đối đầu tiên, thời gian áp dũng chắc sớm lắm cũng phải 2012 :)
    snaptu thích bài này.
  3. snaptu

    snaptu

    Bài viết:
    2,066
    Được Like:
    2,297
    Chắc là vậy rồi =)) Nhưng khách hàng là Thượng đế :x Mong Bộ TT-TT làm xong nhanh nhanh cái này
  4. sonthytb

    sonthytb Thành viên

    Bài viết:
    50
    Được Like:
    10
    Cái vụ chuyển mạng giữ số này nghe nói là có đề án từ mấy năm trước, không hiểu sao giờ không thấy nói lại.
    Chuyển mạng giữ số thì mới biết mạng nào tốt, ổn định, chứ bình bầu thì năm nào Mobifone cũng nhất, mà mình dùng thì bị out cuộc gọi liên tục, có ngày bị nửa ngày.
    Nhưng có 1 vấn đề là chẳng biết người nghe dùng mạng gì để dùng sim gọi nội mạng cho rẻ nhỉ
    snaptu thích bài này.
  5. snaptu

    snaptu

    Bài viết:
    2,066
    Được Like:
    2,297
    dùng gọi nội mạng thì có Beeline và Vietnamobile :x
  6. phong_tan

    phong_tan Thành viên

    Bài viết:
    491
    Được Like:
    188
    vnm rẻ nhất, bee đắt hơn. vnm có cái 5k = 6 tiếng ấy

    ---------- Post added at 08:19 PM ---------- Previous post was at 08:17 PM ----------

    thật không??
    đúng là mobi chất lượng có giảm nhưng bác nói thì hơi quá rồi đó.
    mong mobi khắc phục nhất là cái khoản gprs, cái này hay bị rớt mạng kinh khủng lun, nhiều lúc muốn đập máy vì cái này
    snaptu thích bài này.
  7. snaptu

    snaptu

    Bài viết:
    2,066
    Được Like:
    2,297


    Đúng vậy. Nhưng Beeline thì cước phí nhiều dvu trừ vào TKKM trước(kể cả nhạc chờ), gọi ngoại mạng rẻ nhất. Vietnamobile khoản gọi nội mạng là pro rồi, nhưng ngoại mạng thì đắt quá!
  8. 8800 arte

    8800 arte Thành viên

    Bài viết:
    1,398
    Được Like:
    189
    +1 vnm thì có lợi cho những người yêu nhau còn nếu gọi nhiều ngoài mạng thì beeline, gói gì có 700đ/p
    snaptu thích bài này.
  9. snaptu

    snaptu

    Bài viết:
    2,066
    Được Like:
    2,297
    Big save bác ạ :x
  10. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Thành viên

    Bài viết:
    240
    Được Like:
    36
    => Rẻ hơn cả cước gọi trả sau của những đại gia di động cơ à [-(