Thảo luận VNPT không được sở hữu hai mạng di động

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi snaptu, 11 Tháng tư 2011.

  1. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Thành viên

    Bài viết:
    240
    Được Like:
    36
    /Kể ra có cái mạng mới mang tên Mônafone thì cũng hay đấy chứ nhở. =))
  2. snaptu

    snaptu

    Bài viết:
    2,066
    Được Like:
    2,297
    tên này bị cho vào thùng rác đầu tiên ;))
  3. mmttrung1

    mmttrung1 Thành viên

    Bài viết:
    525
    Được Like:
    250
    tựa tựa Vodafone (vôdafone ^^)
  4. 8800 arte

    8800 arte Thành viên

    Bài viết:
    1,398
    Được Like:
    189
    cấm km trên 100% mà bạn
  5. snaptu

    snaptu

    Bài viết:
    2,066
    Được Like:
    2,297
    Cấm trên nhưng không cấm bằng 100% :005:
  6. 8800 arte

    8800 arte Thành viên

    Bài viết:
    1,398
    Được Like:
    189
    thì bài viết của mình nói là k quá 100% chứ có nói cấm 100% đâu. ;)
  7. snaptu

    snaptu

    Bài viết:
    2,066
    Được Like:
    2,297
    Update thông tin:

    [​IMG]
    Với nội lực của MobiFone, rất có thể sau khi cổ phần mạng di động này sẽ trở thành một tập đoàn mạnh.

    Tái cơ cấu: VNPT sẽ vì lợi ích quốc gia

    ICTnews - VNPT khẳng định, khi tiến hành tái cơ cấu theo Nghị định 25 - tập đoàn này sẽ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình nào cho VNPT sẽ do Chính phủ quyết định.


    Mô hình nào tối ưu?

    Nghị định 25 hướng dẫn Luật Viễn thông đưa ra quy định: Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ, thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT&TT quy định. Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, hiện nay, VNPT đã có một mạng di động là VinaPhone sau đó lại sở hữu thêm một mạng khác là MobiFone, cho nên cần phải có lộ trình thoái vốn xuống dưới 20% ở 1 trong 2 mạng di động này. Việc hạn chế sở hữu chéo 20% ở đây là áp dụng cho công ty mẹ VNPT, các công ty con VNPT hoàn toàn có quyền sở hữu cổ phần MobiFone - miễn đây là công ty hạch toán độc lập.
    Ngay sau khi Nghị định 25 được ban hành, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra các kịch bản về việc tái cơ cấu lại VNPT. Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Thượng sách là VNPT bán 80% của một trong hai mạng di động đó cho Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Phương án tồi nhất là phương án sáp nhập hai mạng di động VinaPhone và MobiFone và đây là một bước lùi khổng lồ.
    Phương án này không phù hợp với sự phát triển của đất nước và sẽ gây khó khăn lớn cho các công ty di động khác - vì khi đó công ty được sáp nhập này sẽ chi phối thị trường. Không chỉ có tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cũng đăng đàn trên truyền thông cho rằng: Hiện nay, thị trường thông tin di động đang ở thế chân vạc: Viettel – MobiFone – VinaPhone. Nếu sáp nhập MobiFone và VinaPhone sẽ tạo ra một công ty có thị phần tới 50-60% và có hại cho cạnh tranh, kéo theo có hại cho lợi ích của người tiêu dùng.

    Không nên lo lắng

    Nhiều ý kiến cho rằng, những quy định của Nghị định 25 sẽ đẩy VNPT vào tình cảnh “ngồi trên đống lửa” bởi việc lựa chọn mô hình nào tối ưu là vô cùng khó khăn. Thế nhưng, cũng có nhiều quan điểm tỏ ra lạc quan về VNPT sau khi tập đoàn này buộc phải tái cơ cấu.
    Nguyên một lãnh đạo cao cấp của VNPT cũng bày tỏ với Báo Bưu điện Việt Nam rằng, nếu đứng trên khía cạnh thị trường và lợi ích quốc gia thì VNPT nên tiến hành cổ phần hoá MobiFone. Một mặt VNPT cần tập trung để cải tổ VinaPhone cho mạng di động này mạnh lên “ngang ngửa” với các mạng di động lớn khác.
    “Thủ tướng đã yêu cầu VNPT tiến hành cổ phần hoá MobiFone từ lâu nhưng quá trình đó bị trì hoãn thời gian dài cho dù việc xác định giá trị doanh nghiệp đã thực hiện xong. Như vậy, việc tiến hành cổ phần hoá MobiFone vừa thực hiện đúng tinh thần của Nghị định 25 vừa “danh chính ngôn thuận” theo chỉ đạo của Thủ tướng. VNPT đừng nghĩ cổ phần hoá MobiFone sẽ mất đi phần lợi nhuận của mình bởi ít nhất VNPT vẫn còn 20% cổ phần trong đó. Với nội lực của MobiFone, rất có thể sau khi cổ phần thì mạng di động này sẽ trở thành một tập đoàn mạnh của quốc gia”, vị lãnh đạo này nói.
    Đồng tình với quan điểm này, một lãnh đạo của VinaPhone cũng chia sẻ với Báo Bưu điện Việt Nam theo quan điểm cá nhân: “VNPT cũng không nên quá lo ngại chuyện tiến hành cổ phần hoá MobiFone. Quan điểm của tôi là “con chị nó đi con dì nó lớn”. Khi có sự quan tâm, chắc chắn VinaPhone sẽ có cơ hội phát triển. Nếu sáp nhập hai mạng thì cung cách làm ăn khác nhau, không thể không có xung đột nên sẽ khiến cho cả hai cùng yếu. Hơn nữa, khi 2 mạng gộp lại làm 1 nhưng chỉ là một pháp nhân, nếu đi đấu giá tài nguyên tần số để lấy 1 giấy phép thì sẽ không đủ cho cả hai cùng sử dụng”. Vị lãnh đạo này cũng đưa ra mô hình tối ưu mà VNPT nên lựa chọn là sau khi cổ phần hóa MobiFone, VNPT sẽ có tiền để đầu tư tái cơ cấu lại VinaPhone theo hướng kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông và có sự bổ trợ lẫn nhau gồm cố định, di động và Internet. Mô hình tối ưu này được cho là giống với mô hình mà Viettel vẫn đang áp dụng hiện nay.

    Tái cơ cấu, VNPT sẽ chọn lợi ích quốc gia

    Tại buổi giao lưu trực tuyến trên kênh VTC2 của Đài truyền hình kỹ thuật số mới đây, ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, tiến trình cổ phần hoá MobiFone vẫn đang được triển khai. Tuy nhiên, MobiFone là một doanh nghiệp có giá trị doanh nghiệp rất lớn, đây là tài sản của nhà nước nên nhà nước hết sức thận trọng trong quá trình chỉ đạo. “Tôi nghĩ rằng, việc cổ phần hoá MobiFone không phải là dạng xã hội hoá như các doanh nghiệp khác. Thủ tướng đang yêu cầu chọn ra được những đối tác chiến lược về vốn, về công nghệ, chứ không phải là vấn đề bán đại trà ra thị trường rộng khắp như chúng ta nghĩ trên thị trường chứng khoán. Vấn đề hiện nay là quy định để các mức đầu tư của các đối tác như thế nào. Có thể lúc đó, VNPT có thể giữ 20%, nhưng quan điểm của nhà nước đối với cổ phần hoá của MobiFone là nhà nước phải nắm cổ phần chi phối”, ông Phan Hoàng Đức nói.
    Tại buổi giao lưu, có khá nhiều câu hỏi được cho là khá hóc búa với lãnh đạo VNPT. Có khán giả hỏi: “Các nhà kinh tế cho rằng nếu đứng trên phương diện quyền lợi quốc gia và khách hàng thì VNPT nên cổ phần hoá MobiFone. Nếu đứng trên phương diện quyền lợi trước mắt của mình, VNPT sẽ sáp nhập hai mạng di động. Vậy VNPT sẽ chọn phương án nào?” Trả lời câu hỏi này, ông Phan Hoàng Đức khẳng định: “Việc cổ phần hoá MobiFone hay sáp nhập MobiFone trước hết là phải vì lợi ích quốc gia. Sau đó cũng cần phải có lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động và cả vì khách hàng. Cho nên khi đưa ra một giải pháp thì phải đánh giá tổng thể để đạt hiệu quả cao nhất”.
    Ông Phan Hoàng Đức cho rằng, những ý kiến tư vấn của các chuyên gia kinh tế rất tốt cho VNPT. Hiện ngoài các phương án sáp nhập hai mạng di động hoặc cổ phần hoá MobiFone, VNPT còn đưa ra một phương án nữa là cổ phần hoá cả tập đoàn này. Tuy nhiên, ý kiến cuối cùng theo mô hình nào đó cho VNPT là do Chính phủ quyết định.
    Thái Khang
  8. phong_tan

    phong_tan Thành viên

    Bài viết:
    491
    Được Like:
    188
    mới đọc cái này http://www.ictnews.vn/Home/Kinh-doanh/Anh-em-nha-VNPT-tung-doc-chieu/2011/04/1MSVC877376/View.htm
    hum bữa em ngờ ngợ có cái j đó bất thường nhưng ko biết đó là cái j, hum nay đọc cái này làm em có suy nghĩ. việc anh em nhà vnpt liên thủ như vậy thì ai sẽ là người bị hại nhiều nhất và khi bị hại như vậy thì họ sẽ làm thế nào. nếu làm cho vnpt tan rã thì kiểu khuyến mại như trên chắc cũng ko còn
    thế mới biết là việt nam ta tham nhũng nhiều như thế nào
    tất nhiên suy đoán trên chỉ là suy đoán của người thiếu hiểu biết như em, ko có j đảm bảo là nó chính xác nên các bác ko cần chém khí thế quá đâu ạ:D
  9. 8800 arte

    8800 arte Thành viên

    Bài viết:
    1,398
    Được Like:
    189
    nếu mà cổ phần hóa mobi thì mình cũng k hiểu vnpt nghĩ gì, chắc chắn fpt sẽ nhảy vào và tương lại có thể mobi sẽ là của fpt > mất. sao không cổ phần hóa vina?
  10. alophone

    alophone Thành viên

    Bài viết:
    338
    Được Like:
    81
    cái vấn đề cổ phần này! mình rất sợ vốn cổ phần vào tay những "cá nhân quá giàu thôi"
    chứ nếu được vì lợi ích quốc gia mà thay cho lợi ích tư nhân thì tuyệt. Chứ nếu ngược lại thì... theo quan điểm của mình rồi lại trở về với cái máng lợn ăn thôi

    mệt