Thảo luận Tốn kém hàng nghìn tỷ đồng nếu thuê bao di động bị đổi số

Thảo luận trong 'Viettel' bắt đầu bởi ht8899, 10 Tháng chín 2011.

  1. ht8899 Thành viên

    Tốn kém hàng nghìn tỷ đồng nếu thuê bao di động bị đổi số
    Việc đổi số thuê bao di động mới chỉ là để xuất để nghiên cứu nhưng cũng khiến không ít người lo lắng. Giới chuyên gia cho rằng việc làm này có thể hưởng lớn tới khách hàng, gây tốn kém cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.

    [​IMG]

    Việc đổi số thuê bao di động được dự báo là sẽ rất tốn kém.
    Ngay khi những thông tin liên quan đến chuyện thuê bao di động có nguy cơ bị đổi số, VnExpress đã nhận được hàng trăm ý kiến độc giả gửi về bày tỏ sự không đồng tình với các làm này. Những ai lâu nay vốn coi điện thoại là tài sản cá nhân cho rằng đây là cách làm vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Chưa kể, đổi số cũng đồng nghĩa họ phải làm các thao tác in lại danh thiếp, thay đổi thói quen bấm số và sẽ phải mất khá nhiều thời gian để sửa danh bạ lưu trong bộ nhớ của máy điện thoại.
    Những người đang sở hữu một thuê bao di động đẹp cũng bày tỏ lo ngại về khả năng những chiếc sim bạc triệu của họ bỗng chốc biến thành sim xấu có giá chỉ tính bằng nghìn. Bởi với những dải số tiến lặp dễ nhớ thì bất kể nhà mạng thêm chữ số nào cũng sẽ làm cho sim bị phá vỡ cấu trúc và mất hết giá trị. Do vậy, nhiều người đề nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông nên tiếp tục duy trì song song 2 mã 10 và 11 số.
    Theo lãnh đạo một hãng viễn thông di động lớn tại Việt Nam, việc đổi số cách đây gần 10 năm không gây nhiều xáo trộn vì khi đó chỉ có vài triệu thuê bao.
    "Tuy nhiên, lượng thuê bao di động hiện tại của Việt Nam đã lên tới con số cực lớn, khoảng 112 triệu nên việc đổi số cần được tính toán thận trọng bởi khách hàng sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng hơn cả", vị lãnh đạo này nói.
    Ông cho biết về mặt kỹ thuật, việc kéo dài thuê bao di động từ 10 lên 11 số không ảnh hưởng tới nhà mạng, cũng không quá tốn kém. Thế nhưng, với đại bộ phận người dùng di động sự thay đổi này sẽ kéo theo những phiền hà nhất định. Doanh nghiệp phát sinh chi phí in danh thiếp cho cán bộ công nhân viên, biển hiệu thay đổi...
    Theo ông, với 112 triệu thuê bao di động hiện nay chỉ cần 15 triệu trong số này in lại danh thiếp thì cũng tốn kém hàng trăm tỷ đồng.
    "Với chi phí có thể nhìn thấy trước mắt cho việc đổi số lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tôi cho rằng đây chỉ là đề xuất đưa ra để nghiên cứu", vị lãnh đạo này bổ sung thêm.
    Tập đoàn Kangaroo thực hiện chiến lược nhận diện thương hiệu mới từ đầu tháng 7. Đi kèm với chiến dịch này là các biển bảng tại 2.500 đại lý, cùng với 2.500 biển bảng quảng cáo trên toàn quốc được thay đổi. Đại diện hãng phân phối máy lọc nước này cho rằng: "Thật khủng khiếp nếu việc đổi số thuê bao di động được tiến hành".
    Kangaroo có 2.500 biển hiệu trên toàn quốc, mỗi tấm biển lớn có giá trung bình 1 triệu đồng, nếu phải in lại, tổng chi phí sẽ vào khoảng 2,5 tỷ đồng. Với 2.500 đại lý trên toàn quốc, mỗi đại lý đầu tư trung bình 12 triệu đồng cho việc in ấn pano, áp-phích biển bảng quảng cáo..., chi phí đội thêm 30 tỷ đồng nữa, chưa kể in card visit cho hơn 500 cán bộ công nhân viên làm việc tại đây.
    Tuy nhiên, theo vị đại diện của hãng cái mất lớn nhất của doanh nghiệp là thời gian để thích nghi với sự thay đổi này. Họ sẽ phải thông báo với đối tác nước ngoài, bạn hàng, rồi chính quyền địa phương về số điện thoại mới. 70 nhân viên kinh doanh, mỗi người có khoảng 1.000 số di động trong danh bạ cũng sẽ phải mất thời gian kha khá để đổi số. Chưa kể, để lắp đặt được một bảng biển tại khu vực ở Hà Nội thường mất 7 ngày, còn tại các địa phương, thời gian kéo dài 15-20 ngày.
    Với 5.000 nhân viên trong biên chế chỉ riêng việc in danh thiếp cũng khiến Công ty Thegioididong tốn kém trên 350 triệu đồng, chưa kể các chi phí phát sinh khác, nếu việc đổi số thuê bao di động được tiến hành...
    Đối với các tập đoàn lớn như dầu khí, điện lực, VNPT... có quy mô lao động lên đến con số vài chục vạn cán bộ, chi phí cho việc đổi số được dự báo sẽ lớn hơn thế rất nhiều.
    Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ là áp dụng cách thức tăng độ dài thuê bao di động do quy mô dân số của hai quốc gia này quá lớn trên 1 tỷ dân. Còn lại hầu hết các nước phát triển thuộc châu Âu hay khu vực ASEAN + 3 đều sử dụng mạng đa mã, nghĩa là một hãng di động có thể sử dụng nhiều đầu số khác nhau. Tại châu Á, những nước có quy mô dân số giống Việt Nam như Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thậm chí còn áp dụng cả 2 cách thức đa mã và kéo dài đầu số.
    Thạc sĩ, Phạm Thanh Bình, Công ty Luật Hồng Hà - người từng chứng kiến đợt đổi số di động gần 10 năm trước nhận xét: Việc làm này sẽ khiến người tiêu dùng phải hứng chịu cực kỳ nhiều phiền hà.
    Ông tính toán nếu việc đổi số này được thông qua, trung bình mỗi người dùng di động sẽ mất khoảng một giờ để sửa danh bạ. Sau đó, họ sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ khác như ngân hàng, chứng khoán… để sửa lại các thông tin đã đăng ký. Rồi, mỗi doanh nghiệp cũng phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để làm lại bảng hiệu, sửa lại danh bạ điện thoại, trang web, quảng cáo. Đồng thời họ cũng phải làm các thao tác khác như sửa lại thông tin về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo lại cho khách hàng trong và ngoài nước… "Chưa kể đến việc các đối tác bất ngờ không liên lạc được và mất đi cơ hội ký kết hợp đồng tiền tỷ, thậm chí nhiều chục tỷ đồng…", ông nói.
    Dưới góc độ pháp lý, ông Bình cho rằng số điện thoại cũng là một dạng tài sản, nó gắn liền với mỗi cá nhân và thuộc quyền sở hữu của cá nhân đó. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc cá nhân phải “mua” số điện thoại để sử dụng. Và tùy thuộc vào quan niệm về sim số của mỗi người mà họ phải bỏ ra số tiền từ vài chục nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng để mua. Thậm chí, có những số điện thoại đẹp được “chuyển nhượng” qua nhiều chủ khác nhau và giá trị của chúng cũng ngày càng tăng theo số lần chuyển nhượng nên có thể thấy có những số điện thoại là tài sản có giá trị rất lớn. Mặt khác, số điện thoại còn là một tài sản mà chủ sở hữu nó phải chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ.
    Theo ông Bình, căn cứ các quy định hiện hành của Bộ Luật Dân sự số điện thoại đang là một trong những động sản mà pháp luật quy định người sử dụng cần phải đăng ký quyền sở hữu. Khi số điện thoại được coi là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của người sở hữu thì quyền của người sử dụng cũng cần được pháp luật bảo vệ.
    "Theo tôi việc đổi số này cần có sự cân nhắc kỹ", ông Luật sư Phạm Thanh Bình nhấn mạnh :CHO dù chưa có công văn thông báo chính thức về việc thay đổi này,

    Một số khách hàng bức xúc : nhà mạng làm thế thì nhà mạng hưởng lợi còn người tiêu dùng,khách hàng,lại được hưởng thiệt thòi đủ đường ,,.từ 10 số lại trở thanh 11 số , đây cũng có thể nói nhà mạng phá họp đồng với khách hàng ,không tôn trọng khách hàng,
  2. manhtai

    manhtai Thành viên

    Bài viết:
    102
    Được Like:
    11
    Cùng nghĩ thế
    Trước có xem trả lởi trực tiếp chuyện đổi con dấu từ THPT và PTTH trong giáo dục mà đã thấy kêu mất nhiều tiền
    Nếu mà đổi toàn bộ số ĐT của cả nước thế này thì quá khủng khiếp
  3. tienthembg

    tienthembg Thành viên

    Bài viết:
    465
    Được Like:
    249
    Chả hiểu mấy ông bên bộ nghĩ ngợi gì mà thích làm gì thì làm. Không nói ai cũng biết là với người dân ta để sử dụng hết kho 10 số là khó có thể. Chẳng qua là muốn số đẹp và chạy đua thuê bao lên các bố nhà mạng chơi bài xin cấp thêm kho số thôi. Cuối cùng chỉ thiệt người sử dụng vì sim đã mua rồi. Nếu thay số cũng phải chấp nhận.
  4. kenny_hoang

    kenny_hoang Thành viên

    Bài viết:
    59
    Được Like:
    20
    Bạn ơi, đã có thông tin zì chính thức đâu mà bạn nói thế, bao giờ có thông tin chính thức thì bạn hãy nói nhé
  5. tinhsi_korea007

    tinhsi_korea007 Thành viên

    Bài viết:
    45
    Được Like:
    3
    trước giờ vẫn thế thôi, nhà mạng luôn coi lợi ích của mình là chính
  6. assassin1102

    assassin1102 Nick Vi Phạm

    Bài viết:
    20
    Được Like:
    0
    nhà mạng coi lợi ích mihnf đầu tiên là đúng rồi :))