Chuyển từ iOS sang Android, những điều bạn nên biết

Thảo luận trong 'Android: Kiến Thức, Kinh Nghiệm' bắt đầu bởi Khỉ Con, 8 Tháng bảy 2013.

  1. Khỉ Con interista

    top-header.jpg

    Ngày nay việc đổi điện thoại, đồng nghĩa với việc HĐH sử dụng cũng đổi theo là điều tương đối phổ biến. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn nào chuyển từ iOS sang Android những kiến thức chung.

    1. Kiến thức chung
    iOS chỉ có 1 nút Home, còn Android thì chia ra 2 loại​
    + Phím ảo hiên luôn trên màn hình như này [​IMG]
    Bao gồm:​
    [​IMG] Nút Back, chức năng quay về màn hình ngay trước đó​
    [​IMG] Nút Home, quay về màn hình chủ​
    [​IMG] Nút đa nhiệm, xem danh sách các ứng dụng vừa mở​
    [​IMG] Nút này sẽ hiện ở một vài ứng dụng, có chức năng truy cập cài đặt của app đó​
    + Phím cảm ứng kiểu này​
    [​IMG]

    Hình với chức năng tương tự các nút trên, nhưng ưu điểm là không tốn diện tích màn hình​
    2. Màn hình chủ​
    [​IMG]
    Ở iOS là Springboard gồm ứng dụng và hình nền. Bạn chỉ được vuốt qua lại, thay hình nền. Cùng lắm với Cydia thì bạn có thể thay đổi kích cỡ biểu tượng, ẩn biểu tượng...​
    Ở Android thì mỗi máy một giao diện khác nhau (tùy vào hãng). Ngoài ra các bạn có thể cài giao diện của hãng thứ 3 (ứng dụng trên Google Play). Android sẽ có 1 màn hình chủ và một màn hình ứng dụng. Màn hình ứng dụng là không thể thay đổi giống iOS, màn hình chủ thì bạn có thể thay đổi thoải mái (ví dụ kéo các ứng dụng mình thích ra đó) Với giao diện Android mặc định trên Nexus hoặc trên các máy phổ biến như Samsung, HTC; bạn có thể thao tác y như trên iOS: ấn giữ kéo để chuyển vị trí. ấn giữ kéo vào nhau để tạo thư mục...​
    Về theme thì iOS có Winterboard, Android thì theme đi theo từng launcher ví dụ như theme cho GO Launcher, Apex Launcher...​
    3. Widget​
    Widget là một điểm Android có mà iOS không. Widget hiểu nôm na là hiển thị chức năng riêng biệt của một ứng dụng lên màn hình chủ (chứ không phải biểu tượng của nó).​
    [​IMG]
    Ở Android mặc định bạn có một thẻ riêng trong màn hình ứng dụng để quản lý. Muốn Widget nào bạn chỉ việc ấn giữ và kéo ra màn hình chủ.​
    4. Thay đổi giao diện​
    [​IMG]
    Như mình nói ở trên thì bạn có thể cài launcher của bên thứ 3 như GO, Apex, Nova... Nếu bạn cảm thấy giao diện trên máy rắc rối khó dùng thì có thể làm theo bài này để có giao diện mặc định Android, rất fresh. Các bạn có thể vào Play Store hoặc AppstoreVn, search GO Launcher, Apex Launcher... là ra.​
    5. Ứng dụng mặc định​
    [​IMG]
    Ở iOS, bạn bị bắt dùng ứng dụng của Apple là mặc định. Ở Android bạn có thể chọn ứng dụng mình thích để mặc định mở 1 link. Khi bấm vào 1 link hoặc mở 1 file gì đó, Android sẽ hỏi bạn mở nó bằng app gì. Bạn có thể chọn 1 app trong danh sách làm mặc định. Muốn hủy điều đó thì vào quản lý app trong cài đặt của máy --> chọn app được chọn làm mặc định --> bấm xóa mặc định​
    6. Thanh thông báo​
    [​IMG]
    iOS quản lý thanh thông báo bằng 1 tùy chọn riêng trong cài đặt máy, Android thì quản lý bằng cách vào cài đặt của từng app có tùy chọn hiển thị trên thanh thông báo, điều này sẽ gây cho bạn nhiều khó khăn hơn trong việc quản lý. Ở thanh thông báo của Android, bạn có thể vuốt sang trái hoặc phải để xóa thông báo (dễ hơn iOS)​
    7. Bản đồ​
    [​IMG]
    Google Maps là mặc định trên Android, và nó có đầy đủ mọi chức năng của Google Maps, bạn chẳng cần phải vất vả cài đặt như trên iOS.​
    8. Ra lệnh bằng giọng nói​
    Apple có Siri quá nổi tiếng, tuy nhiên chưa hỗ trợ tiếng Việt. Google thì vừa mới đưa tính năng ra lệnh bằng tiếng Việt vào Google Search trên Android (bạn có thể xem thêm tại đây). Để truy cập các bạn ấn giữ nút Home của máy --> bấm vào biểu tượng micro để nói.​
    9. Cập nhật phần mềm​
    [​IMG]
    iOS có bản nâng cấp là hầu như mọi dòng máy tầm trung trở lên đều được lên còn Android thì theo quy trình:​
    1. Google giới thiệu bản nâng cấp Android chạy trên các thiết bị Nexus mới nhất
    2. Google đưa ra mã nguồn mở cho bản nâng cấp đó
    3. Các hãng lấy cái đó về, tùy biến để bản nâng cấp Android thành bản riêng của máy mình
    Quy trình này diễn ra khá lâu, một chiếc Android không phải Nexus phải mất từ 8 tháng đến 1 năm (hoặc lâu hơn) để có thể chạy Android chính thức mới nhất (không nói ROM cook). Tuy nhiên ưu điểm là các thiết bị iOS phải đợi từng đấy thời gian để jailbreak còn Android thì có root luôn đi kèm ROM.​

    10. Pin

    Từ 2012 trở về trước thì điện thoại Android pin rất kém, nên ai chuyển từ iOS sang đều khá hụt hẫng. Tuy nhiên các dòng máy mới như Xperia Z, Galaxy S4 hay HTC One có thời lượng sử dụng pin khá lâu, hơn hẳn iPhone 5

    [​IMG]
    Android cung cấp thông số về việc sử dụng pin rõ ràng hơn iOS, bạn có thể xem app nào tốn pin, thời gian bật màn hình là bao lâu...​
    [​IMG]
    Trong quá trình sử dụng bạn nên tắt bluetooth và GPS để cải thiện thời gian sử dụng pin.​
    11. Kết nối
    Các thiết bị Android hiện nay chủ yếu sử dụng chung cổng micro USB, vì thế bạn có thể kiếm cable sạc khi bỏ quên ở nhà khá dễ dàng. Việc kết nối với PC thì các máy Android đời cũ hỗ trợ kết nối dạng USB storage giúp tăng thời gian chuyển file. Các máy Android mới chỉ cho bạn kết nối theo phương thức Media, làm chậm thời gian chuyển file nhưng bạn có thể sử dụng điện thoại ngay cả khi đang cắm cable vào PC.​
    12. Root
    Root cũng tương tự như jailbreak trên iOS, tuy nhiên máy không root vẫn có thể cài ứng dụng không thuộc Google Play như thường. Root chỉ giúp bạn có quyền truy cập hệ thống, tinh chỉnh hệ thống, hack game hay chọc thẳng vào lõi của ROM. Vì vậy nếu nhu cầu của bạn chỉ là cài ứng dụng văn phòng, chụp ảnh hay sử dụng ứng dụng chùa thì không cần root.​
     
  2. Mr_V

    Mr_V Thành viên

    Bài viết:
    85
    Được Like:
    13
    Bác có thể nói thêm cho em biết về khái niệm trễ lag của Android và iPhone cũng như WP được không?
    Em xài BB, nhưng bên cạnh đó thì rất hay vọc vạch iphone 4, 4s, Galaxy S2, và Sky 820. Và cuối cùng là Lumia 800.
    Không rõ là mọi người bảo Android lag và không mượt là ở điểm nào nhỉ? Thực sự thì khác biệt giữa Sky 820 và iphone là hầu như không có? S2 thì có đôi khi hơi khựng khi chạy 1 app mới nhưng không phải quá đáng như nhiều nhận xét.
  3. z0nkazu04

    z0nkazu04 Thành viên

    Bài viết:
    238
    Được Like:
    1
    Mình dùng Android thấy không lag gì cả, rất mượt là đằng khác.
    Chắc là do người đó đang chạy UD xung đột nên gây Lag máy
    Trên mạng có nhìu ứng dụng giảm độ lag và tăng tốc độ mượt lên cho Android đấy bạn có thể tìm hiểu thêm
  4. Mr_V

    Mr_V Thành viên

    Bài viết:
    85
    Được Like:
    13
    Mình đã nói trên là không nhận thấy khác biệt giữ sky 820 và iphone. S2 cấu hình tuy kém chút nhưng vẫn không cần thêm ứng dụng nào vẫn ok, còn load app nặng thì thằng nào cũng khựng.
    Nhưng đi đâu cũng thấy fan WP và iOS chê Android lag nên mới hỏi lại
  5. hungnv85

    hungnv85 Thành viên

    Bài viết:
    125
    Được Like:
    7
    Vừa chuyển danh bạ từ iOS qua con Tab 3, cũng rắc rỗi vãi
  6. kaisoulpro

    kaisoulpro Thành viên

    Bài viết:
    272
    Được Like:
    12
    Bác cũng xài Galaxy Tab 3 nữa à :D mình thấy android xài mượt, phong phú ứng dụng nữa có điều là nhìu appa quá nên không biết dùng cái nào là tốt nhất :D
  7. pinetrees

    pinetrees Thành viên

    Bài viết:
    340
    Được Like:
    30
    thật ra android cũng dễ dùng, có nhiều thứ để vọc vạch lắm, mấy bác mới từ iOs qua từ từ mà tìm hiểu rồi sẽ thích cho xem. :D
  8. kaisoulpro

    kaisoulpro Thành viên

    Bài viết:
    272
    Được Like:
    12
    bác có thể cho mình cái tên ứng dụng tăng độ mượt không? để mình tìm cho con Galaxy Tab 3 :)
  9. hungnv85

    hungnv85 Thành viên

    Bài viết:
    125
    Được Like:
    7
    Có vụ này nữa à, có cần root máy ko các bác?
  10. z0nkazu04

    z0nkazu04 Thành viên

    Bài viết:
    238
    Được Like:
    1
    Mình đang dùng phăn mềm CrossBreeder cho Tab 3
    Để Test thêm 1 thời gian nữa rồi mới nhận xét độ mượt :D