Một chiếc điện thoại bây giờ ngoài yếu tố thực hiện các mục đích chính là nghe gọi và nhắn tin thì nó còn là một “kho báu số” khi nó chứa đầy những thứ quan trọng như danh bạ, tin nhắn mật, tài liệu quan trọng, cùng các “tài sản” khác. Cho nên cái “kho báu số” ấy rất cần được bảo vệ và cất giấu cẩn thận trước khi nó rơi vào tay kẻ xấu, đặc biệt sẽ cực kì quan trọng hơn nữa khi trong trường hợp khi nó rơi vào đối thủ trong các công ty tập đoàn kinh doanh lớn. Do đó đối với người dùng smartphone nói chung và Android nói riêng và đặc biệt đối với doanh nhân mới làm quen với smartphone, nên trang bị kiến thức cơ bản để tránh những rủi ro mất mát không đáng có. Cụ thể trong bài viết này mình sẽ dùng Samsung Galaxy Trend Plus để minh họa các tính năng bảo mật cơ bản cần thiết, các điện thoại khác nếu cùng thương hiệu Samsung Galaxy thì giống khoảng 90% và nếu các thương hiệu khác thì có lẽ tương tự giống chừng 75%. Điện thoại trải nghiệm cho bài viết - Samsung Galaxy Trend Plus. I. Bảo mật từ hệ thống HĐH Android mặc định từ Google (mặc định của HĐH Android nên hầu như tất cả các máy Android chính chủ đều có hết). 1. Clock screen (Màn hình khóa) Đây là kểu khóa máy đơn giản và nhanh chóng và có thể tạm gọi là cách khóa chung của tất cả mọi người dùng Android bình thường vì nó dễ thao tác và trực quan. a. Swipe (Vuốt để mở khóa) Mặc định khi chiếc smartphone được bán ra thị trường thì kiểu mở khóa sẽ là vuốt từ trái sang phải cho HĐH Android 2.x còn các phiên bản Android 4.x thì vuốt từ giữa màn hình ra hướng trái hay sang phải hoặc từ giữa lên trên và có thể là từ giữa xuống dưới thì tùy vào mỗi giai diện của mỗi công ty có cách thiết kế kiểu mở khóa khác nhau. Ngoài ra đối với HĐH Android 4.2.2 của Samsung thì người dùng còn có thể tùy chọn thêm các widget và hiệu ứng cũng như thông tin người dùng xuất hiện ở màn hình home khi màn hình sáng ở chế độ khóa, bằng cách bấm nút MENU hoặc phím nguồn để kich hoạt màn hình bật sáng. Ngoài ra còn rất nhiều tính năng trang trí và hữu ích cho cơ chế "Swipe" trong phần Screen lock này mà mình chỉ có thể giới thiệu sơ qua mà thôi. b. Face unlock Đây là tính năng mở khóa bằng khuôn mặt của chủ nhân và theo như mình nghĩ nó chỉ làm cho vui thôi, chứ áp dụng vào thật tế thì yếu tố về camera và môi trường ánh sáng. Cũng như khi thao tác mở khóa điện thoại bằng tính năng này có thể gây ra tai nạn giao thông, nếu không kiểm soát được hành động của mình khi đang tham gia giao thông. c. Pattern (mẫu hình) Theo như mình nghĩ rằng đây là kiểu khóa màn hình thông dụng nhất hiện nay cho người dùng bình thường vì tiện lợi mở khóa rất nhanh bằng cách vuốt theo mẫu hình mà mình đã cài đặt sẵn trước. Chính vì có 9 nút điểm nên theo như cá nhân mình nghĩ rằng là điện thoại của doanh nghiệp thì không nên chọn kiểu khóa và mở khóa dạng này, vì khả năng “dò mật khẩu” theo kiểu “mưa dầm thấm đất” thì cũng có ngày kiểu khóa máy này cũng sẽ được mở trong một sớm một chiều khi cho người khác mươn máy hoặc thất lạc máy. d. PIN Đây là kiểu khóa máy thông dụng có từ thời điện thoại phổ thông ngày xưa nên có lẽ nhiều người khi chuyển qua dùng smartphone thì cũng sẽ ưu tiên chọn kiểu khóa và mở khóa kiểu này. Để sử dụng kiểu khóa này thì người dùng chỉ cần nhập số theo như mình thích mà đúng theo yêu cầu của máy là ít nhất là 4 kí tự số và không quá 16 kí tự số. Có thể tạm gọi kiểu khóa này là đủ độ an toàn để bảo mật thông tin cá nhân và cũng có thể áp dụng luôn cho các công ty doanh nghiệp nhỏ vì sự bảo mật khá tốt và có mức độ thâm niên khá lâu. e. Password (Mật mã) Đây có thể gọi là kiểu khóa máy với độ bảo mật cao nhất hiện nay khi người dùng có thể khóa máy giống như đặt mật khẩu cho WiFi. Vì mật khẩu không đơn giản chì là nhập các con số từ 4 đến 16 kí tự số mà nó còn cho nhập cả dạng chữ viết (text) nên khả năng “đoán” và “mò” thì bản thân người dùng chính smartphone đó quên mật khẩu 1 hay vài kí tự còn muốn khóc nữa huống chi người khác tự đoán mò mật khẩu mật mã. f. None (Không dùng) Nhìn cái tên là đủ nói lên tất cả là nó máy hoàn toàn không khóa khi chọn lệnh này, và có lẽ cũng không ai muốn dùng kiểu này vì chỉ cần sơ ý bấm nhầm phím nguồn thì máy sẽ được tự động mở nên rất nguy hiểm. Chú ý: Ngoài ra còn một số dòng máy trung cấp trở lên còn có kiểu khóa và mở khóa bằng khuôn mặt và giọng nói, nhưng đây là tính năng chỉ để cho vui là chính vì nó còn rất nhiều hạn chế và đặc biệt là rất khó mà mở khóa khi vào ban đêm khi ánh sáng yếu. Tiếp đến là mở và khóa bằng khuôn mặt và giọng nói thì theo đánh giá của mình thì yếu tố môi trường xung quanh ồn ào như hiện nay thì rất khó mà thao tác theo kiểu này. 2. Security a. Set up SIM card lock Đây là kiểu khóa SIM có độ bảo mật rất cao cho nên đi kèm theo điều lệ nghiêm ngặt là nếu người dùng nhập sai 3 lần là khóa luôn SIM từ nhà mạng, phải nhờ nhà mạng cho dòng mà PUK thì mới mở khóa được SIM. b. Device adminitrators. Trong đây là phần liệt kê các ứng dụng thiết bị dùng để khóa máy cùng các tính năng bảo mật chuyên sâu như trong sản phẩm Samsung Galaxy Trend Plus này mặc định chỉ có Android Device Manager. Với các tính năng khi người dùng bị mất điện thoại thì khi ứng dụng này được bật thì người dùng có thể xóa tất cả các dữ liệu giống như lả reset máy. Tiếp đến là người dùng có thể điều khiển máy bị mất đổi mật mã khóa màn hình và kiểm soát cách thức và thời gian khóa màn hình. Ví dụ nhỏ như khi bạn đọc mất điện thoại và chiếc điện thoại khóa máy bằng cách vuốt bình thường thì kẻ trộm cắp sẽ dễ dàng mở khóa và sử dụng máy cùng các dữ liệu cá nhân người đó. Vì thế bạn đọc khi bị mất điện thoại có thể khóa màn hình như phần hướng dẫn ở trên để tránh bị thất thoát dữ liệu rò rĩ ra ngoài. Còn chi tiết cụ thể ra làm sao thì trên các diễn đàn đã có bài viết hướng dẫn rõ ràng chi tiết và tránh bài viết quá dài nên mình không viết lại hướng dẫn đó tại đây. ** Encryption: Đây là kiểu mã hóa dữ liệu cho thiết bị và thẻ nhớ cho các tài khoản, cài đặt, và các ứng dụng được cài đặt cùng các dữ liệu liên quan khác như hình ảnh, âm thanh và video clip, ... Lưu ý khi thực hiện mã hóa cho thiết bị thì máy yêu cầu thời gian tối thiểu là một giờ và yêu cầu về dung lượng pin phải tối thiểu còn ít nhất là 80%, tiếp theo là phần mật khẩu phải ít nhất 6 kí tụ và bắt buộc ít nhất là phải có 1 chữ số. II. Chương trình Antivirus. Trong các ứng dụng mình hay dùng để bảo mật trên smartphone Android và có giao diện trục quan cùng ngôn ngữ tiếng Việt dễ dùng thì phần mềm Anti Virus tên Avast sẽ là một trong các ứng cử viên sáng giá. Bản mình dùng để trải nghiệm là bản miễn phí nên các tính năng không thể nào sánh bằng bản thương mại nhưng thật ra nhiệm vụ chính của chương trình này là Anti Virus thì vẫn đảm bảo đầy đủ tính năng. Phần mềm Avast trên Samsung Galaxy Trend Plus Ở giao diện chính chương trình có các thẻ tính năng của chương trình nhưng do giới hạn bài viết nên mình chỉ đi vào tính năng chính mà thôi. Cũng xin lưu ý là bài viết này dành cho người mới dùng Android nên mình chỉ hướng dẫn các tính năng căn bản nhất mà thôi và cũng giới hạn trong khuôn khổ, nên bài viết có vẻ sơ xài nên mong người đọc thông cảm cho mình nhé! 1. Trình quét Virus - Quét trình ứng dụng: Mặc định tiến trình lệnh này được chọn để quét virus và kiểm tra nội dung ứng dụng có chữa mã nguồn độc hại hay không - Quét vùng lưu trữ: Mặc định không được chọn và mình khi người dùng check vào ô này thì chương trình Avast ngoài tính năng quét virus mã độc hại ra còn quét luôn trên bộ nhớ thẻ nhớ. Nếu người dugng chạm và giữ lại lâu vài giây thì sẽ vào phần chi tiết tùy chọn phân vùng quét của chương trình. - Quét ngay: Đây là phần chính của chương trình để chương trình chính thức quét sâu vào hệ thống theo sự cài đặt và tùy chỉnh chính thức từ người dùng. Lưu ý dung lương bộ nhớ máy và thẻ nhớ càng lớn hì thời gian quét cang lâu. - Tự động quét: Đối với những người dùng nào thường trang bị thẻ nhớ dung lượng lớn sẽ ưu tiên lên lịch nhằm hạn chế thời gian phải chờ máy quét Virus trong lúc đang sử dụng máy, hoặc những người dùng có sở thích quét theo 1 lịch trình theo ý muốn cá nhân nào đó mà họ cho là hợp lý theo thời gian. 2. Khóa trình ứng dụng. Từng được rất nhiều người yêu thích tính năng này có từ thời Symbian nên tính năng này có thể nói là chẳng xa lạ gì với người dùng. Do smartphone ngày càng thế chỗ cho các thiết bị điện tử khác trong việc hỗ trợ cho công việc và nhu cầu cá nhân, và các ứng dụng trên chiếc smartphone thì luôn có khả năng bị dòm ngó khi người khác mượn thậm chí là khi bị mất trộm. Chẳng hạn như nhân viên tiếp thị được cài đặt chương trình đặt hàng và kiểm tra tồn kho cung các thông tin mật quan trọng khác nên chắc chắc ứng dụng được khóa là điểu tuyệt vời nhất. Đặt biệt ở chương trình này còn có sự khuyến khích hướng dẫn người dùng nên khóa các ứng dụng như "CH Play" và tính năng "cài đặt" nhằm hạn chế tối đa người khác mượn máy vọc vạch, cũng như phần nào đó hạn chế sự tò mò của người lạ khi người dùng không may bị mất máy. III. ROOT Android và cập nhật hệ thống Android 1. Root Có lẽ đối với người dùng Android mà không root máy thì sẽ mất đi tính năng “mở” thực sự của HĐH Android, nhưng việc root máy đồng nghĩa với việc khả năng bảo mật từ Google và nhà sản xuất bị ảnh hưởng cũng không nhỏ vì nó vượt qua sự kiểm soát chặt chẽ từ Google nói chung và nhà sản xuất điện thoại nói riêng. Chưa kể đến nếu người dùng tinh chỉnh phần hệ thống sau khi root quá nhiều thay đổi giá trị cũng như có những thiết lập sai sẽ dân đến tình trạng nóng máy nếu ép xung CPU quá mức dẫn đến khả năng hư máy, hay cài đặt những bản ROM không phải chính thức từ nhà sản xuất sẽ có nguy cơ “đột tử” nếu làm sai thao tác hoặc cài nhầm ROM…. Mà khi đã ROOT là người dùng đã mất đi quyền lợi được bảo hành (nếu TTBH phát hiện được.) 2. Cập nhật hệ thống Android từ nhà sản xuất. Có thể nhận định rằng bất cứ thiết bị Android nào khi được bán ra thị trường thì sau một thời gian đến tay người dùng trải nghiệm sử dụng, cũng sẽ phát hiện ra vài điểm nhỏ không tốt về máy như bị lỗi không tương thích với ứng dụng này hay trò chơi kia. Hoăc chế độ hoạt động chưa thất sự tối ưu nên có thể sẽ bị lag trong một số trường hợp hoặc đơn giản như mau hết pin nên các nhà sản xuất luôn mong muốn và nổ lực hết mình giúp khách hàng có được những sản phẩm tốt nhất sau những lần cập nhật hệ thống firmware (rom). Điều này thường chỉ đúng với các dòng điện thoại có thương hiệu lớn quốc tế như Samsung, Sony, HTC, … và còn những dòng sản phẩm mang thương hiệu nhỏ thì rất là “hiếm hoi”. Xin lưu ý bản Firmware (rom) mình đề cập ở đây là bản stock rom chính thức từ nhà sản xuất, chứ mình không đề cập các bản cook rom vốn có rất nhiều bản port từ những rom điện thoại này sang điện thoại khác nên cũng ẩn chữa những lỗi lặt vặt mà những bản cook rom hay gặp phải ở các thương hiệu giá rẻ. Nhận xét: Đây là những tính năng bảo mật cơ bản nhất dành cho những người dùng mới bắt đầu làm quen với HĐH Android này, bài viết chú trọng tập trung vào những điều đơn giản căn bản và hoàn toàn miễn phí (chính thức từ nhà sản xuất) khi cài đặt từ CH Play Google. Ngoài ra những sản phẩm cao cấp của các thương hiệu lớn thường được nhà sản xuất ưu ái hỗ trợ tăng lực bổ sung thêm những tính năng bảo mật riêng và độc quyền như KNOX của Samsung Galaxy S4, S5 và Note 3 cùng các sản phẩm cao cấp khác. Bảo mật KNOX này thì mình cũng đã có bài giới thiệu ở phần Samsung Galaxy Note 3 và nếu bạn đọc quan tâm thì có thể đọc bài viết đó ở đây. Hình ảnh và bài viết. BinhDa – GSM.VN
mấy chiêu này hay à nha, đó giờ dùng điện thoại ớn nhất để lộ thông tin á. giờ có cái này như bắt được vàng, lại còn cài được trên máy android rẻ tiền được luôn chớ. hay quá
bài viết trình bày quá rõ ràng, nhất là các bạn nào dùng samsung thì sướng nhỉ, vì bài demo trên máy samsung galaxy lun
haha, nhìn thì ai chả biết kiểu của samsung, cũng giống như apple vậy thôi. Nhưng quan trọng là biết được sản phẩm nào á chớ
cũng khó, tại samsung ra nhiều kiểu điện thoại cũng na ná nhau mà. nhưng mà tui biết àh nghen, chiếc này là trend lite mới ra của hãng nè, 2 sim 2 sóng vi vu
sao điện thoại mà cũng sợ, cũng dùng trình diệt virus nữa luôn àh ta. kinh thế. trend lite đã rẻ tiền rồi lại còn có app diệt virus luôn. hay tè