[xtable] {tbody} {tr} {td}{/td} {/tr} {tr} {td}Viettel kiến nghị giảm cước thoại để kích cầu dịch vụ này {/td} {/tr} {/tbody} [/xtable] Sáng nay 7/7/2014, ông Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Viettel đã đề xuất với Bộ TT&TT được giảm cước thoại trên di động nhằm khuyến khích tiêu dùng và hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong việc sử dụng dịch vụ di động. Viettel đề nghị Bộ TT&TT cho áp dụng chính sách 1 giá cước không phân biệt nội mạng và ngoại mạng. Hiện nay, mức cước chênh lệch nội mạng và ngoại mạng khoảng 12,6 %. Nếu Bộ TT&TT đồng ý cho Viettel áp dụng chính sách giá cước như cuộc gọi nội mạng cho tất cả các cuộc gọi nội mạng và ngoại mạng thì trước mắt mỗi tháng Viettel bị giảm khoảng gần 80 tỷ đồng. "Tôi hy vọng với chính sách này sẽ giúp khách hàng dễ nhớ mức giá cước và chủ động quản lý chi phí trong việc sử dụng dịch vụ của mình mỗi tháng. Trước mắt nếu áp dụng chính sách này thì Viettel sẽ bị giảm doanh thu, tuy nhiên chúng tôi hy vọng khi cước thoại giảm sẽ kích cầu tiêu dùng và hy vọng động thái này sẽ tăng được doanh thu cho nhà mạng" ông Hoàng Sơn nói. Vẫn theo ông Hoàng Sơn, việc giảm cước thoại cũng là giải pháp trước xu hướng nhu cầu thoại đang giảm và nhu cầu sử dụng 3G đang tăng mạnh. Thêm vào đó, dịch vụ OTT cũng đang gây sức ép mạnh đối với dịch vụ thoại. Vì vậy, nếu không giảm cước dịch vụ thoại sẽ khó có thể kích cầu người dùng sử dụng dịch vụ này. Trả lời giới truyền thông về đề xuất của Viettel được giảm cước dịch vụ thoại, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết Bộ sẽ yêu cầu Viettel và các doanh nghiệp viễn thông khác báo cáo giá thành dịch vụ di động. Đây sẽ là cơ sở để Bộ TT&TT phê duyệt các đề xuất của nhà mạng về điều chỉnh cước bởi giá cước phải được xây dựng trên cơ sở giá thành. Trước đó, khi nhận định về xu hướng sử dụng dịch vụ di động của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của 3G trên thế giới. Trong 5 năm tới, dịch vụ data dần dần vượt lên thay thế các dịch vụ thoại, data sẽ vượt thoại cả về doanh thu và lưu lượng. Lúc đó các dịch vụ data mới là dịch vụ chính và là nguồn thu chính của các các doanh nghiệp chứ không phải dịch vụ thoại. Vì vậy, Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đưa ra các gói cước đa dạng phù hợp với các đối tượng người dùng khác nhau trong xã hội. Thậm chí, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng nhấn mạnh các mạng di động cần nghiên cứu mô hình kinh doanh mới phù hợp như xu hướng miễn cước thoại và chỉ thu phí data. Đây cũng là mô hình mà nhiều nước trên thế giới bắt đầu áp dụng. Kiến nghị của Viettel cho thấy quá trình chuyển dịch trong viễn thông đang trở thành xu hướng mạnh mẽ. Phát biểu với báo giới gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho rằng sự chuyển dịch của ngành viễn thông đã xảy ra nhưng có thể chúng ta không để ý và phát hiện ra. "Nếu để ý trên hoá đơn điện thoại của mình, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra sự chuyển dịch này. Hiện nay, ở Hàn Quốc, Nhật Bản… thoại chỉ chiếm khoảng 30-35%. Như vậy là miếng bánh alo của các doanh nghiệp viễn thông đang bị co lại”, lãnh đạo Viettel nhấn mạnh. "Trước hiện tượng này, các doanh nghiệp viễn thông hoặc là muốn cản trở quá trình này, làm cho tốc độ nhỏ đi của miếng bánh chậm lại, hoặc có cách ứng xử thứ hai tích cực hơn là đi tìm cái mới, miếng bánh mới, thị trường mới, lĩnh vực mới... Bình thường con người rất ít khi chủ động đi tìm cái mới nếu như mình đang yên ổn. Khi đang ổn, họ nghĩ đến việc hưởng thụ. Không phải vô cớ mà huyền thoại Steve Jobs của Apple luôn rất nhấn mạnh từ "Đói khát”. "Đói khát” là động lực rất quan trọng của quá trình đổi mới sáng tạo. Bởi vậy, sự co lại của alo là một cơ hội, một cú huých cho Viettel” ông Nguyễn Manh Hùng nói thêm. - coppy ictnews.vn -
Viettel xin giảm cước di động, giữ giá 3G Nhà mạng kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép bỏ khái niệm cước thoại ngoại mạng, đưa về như nội mạng nhằm kích thích nhu cầu trong bối cảnh người dùng chuộng dịch vụ dữ liệu hơn. Cước 3G làm nóng viễn thông 2013 / Chiêu tăng giá của nhà mạng [xtable] {tbody} {tr} {td}{/td} {/tr} {tr} {td}Sắp tới có thể không còn khái niệm giá gọi điện nội mạng hay ngoại mạng mà chỉ còn một mức chung. Ảnh: Anh Quân {/td} {/tr} {/tbody} [/xtable] Ông Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Viettel sáng nay đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép doanh nghiệp được áp chung một mức giá đối với dịch vụ thoại di động. Theo đó, Viettel muốn bỏ khái niệm "nội mạng-ngoại mạng" và đưa cước cuộc gọi về một giá, bằng mức nội mạng hiện nay. Nếu được Bộ thông qua, nhà mạng cho biết có thể áp dụng ngay trong vòng một tuần kể từ khi nhận được văn bản đồng ý từ cơ quan chủ quản. "Về bản chất là giảm giá dịch vụ, lại giúp mỗi khi người dùng nhấc máy lên gọi, họ sẽ không phải nghĩ thuê bao kia là mạng nào để tìm cách tiết kiệm chi phí", ông Sơn chia sẻ. Lãnh đạo Viettel cho hay, động thái này nhằm khuyến khích tiêu dùng và hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong việc sử dụng dịch vụ di động. Hiện cước ngoại mạng cao hơn 12,6% so với nội mạng. Nếu đề xuất giảm cước được chấp thuận, ông Sơn cho hay trước mắt Viettel sẽ giảm khoảng 77 tỷ đồng doanh thu mỗi tháng, "nhưng về lâu dài sẽ tăng được doanh thu cho nhà mạng nhờ kích cầu". Đây cũng được xem là giải pháp trước xu hướng dịch vụ thoại giảm và nhu cầu sử dụng dữ liệu (Internet di động - 2G/3G) tăng mạnh. Ngoài ra, các ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí qua Internet (OTT) vẫn tạo nhiều sức ép lên doanh nghiệp viễn thông cũng như "miếng bánh" thoại. Đại diện Viettel cũng đề nghị Bộ cho giữ nguyên giá dịch vụ 3G như hiện nay. Theo lý giải của Phó tổng giám đốc doanh nghiệp này, lưu lượng và thuê bao sử dụng 3G đều tăng nên giữ giá là điều hợp lý. Ông cho biết số người dùng 3G đã tăng 4,5 triệu lên gần 7 triệu khách hàng, trong đó có 2,5 triệu khách hàng chuyển từ 2G sang. "Năm nay bắt đầu có sự chuyển dịch nhanh hơn sau nhiều năm đầu tư hạ tầng", ông nói. Cách đây tròn một năm, vào tháng 7/2013, cũng chính Viettel là đơn vị đầu tiên lên tiếng về việc nâng giá cước dịch vụ Internet di động nhằm tránh bán dưới giá thành và giúp doanh nghiệp mau chóng thu hồi vốn để tái đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dù vấp phải nhiều phản ứng từ người dùng, chỉ 3 tháng sau đó Bộ đã duyệt phương án và cho phép các doanh nghiệp viễn thông điều chỉnh cước 3G. Trước đề xuất giảm giá thoại và giữ nguyên cước 3G của đại diện Viettel, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định việc điều chỉnh giá thế nào là do doanh nghiệp tự quyết. Tuy nhiên, người đứng đầu Cục khẳng định sẽ yêu cầu Viettel cũng như doanh nghiệp viễn thông khác báo cáo giá thành dịch vụ di động. "Nếu họ chứng minh được việc giữ hoặc điều chỉnh không khiến giá dịch vụ bán dưới giá thành thì sẽ xem xét", ông cho biết. Giá thành sẽ là cơ sở để Bộ phê duyệt các đề xuất của nhà mạng về điều chỉnh cước. Theo Luật Viễn thông, những doanh nghiệp có thị phần hạn chế (giữ trên 30% như Viettel, Mobifone, Vinaphone) không được bán dịch vụ dưới giá thành, tránh phá giá và có thêm cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ hơn. Anh Quân - Coppy Vnexpress.net -
sắp giảm cước nữa rồi ..............nếu ngoại bằng giá bằng nội mạng thì đợt này kéo theo được khối khách sang .
Nếu mà giảm thì cũng tốt, nhưng mà chăm sóc khách hàng cũng tốt như mobifone thì ok quá,vs cả giảm bớt thủ tục khi khách hàng giao dịch thì càng tốt.vd:làm lại sim chỉ cần đưa cmnd và kiểm tra lại thông tin rồi cấp lại sim luôn ko cần 5 số thường gọi vs mã cái nhân nữa thì có lẽ sẽ đông khách hơn đấy các bác viettel ah.