[JUSTIFY]Gsm.vn - Chỉ còn vài chục giờ nữa, chúng ta sẽ tạm biệt 2014 và đón chào 2015. Trong năm qua, thế giới công nghệ đã có ít nhiều biến động. Có những sự kiện hình ảnh có lẽ bạn đã thấy qua, nhưng cũng có những chuyện có thể bạn chưa từng thấy. Một lần nữa hãy nhìn lại với chúng tôi những hình ảnh đáng nhớ trong năm vừa qua trong lĩnh vực khoa học công nghệ.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Đọc thêm 6 tháng trên trái đất qua 6 phút video time-lapse từ không gian[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Tấm ảnh "tự sướng" lớn nhất hành tinh[/JUSTIFY] [JUSTIFY] 2014 có thể xem là năm đỉnh cao của phong trào "tự sướng" (selfie). Không tin? Hãy check Facebook bạn bè của bạn. Từ bản thân cho đến cả đám bạn bè hoặc vợ chồng con cái. Có hàng loạt cô gái đã chuyển thành "các mẹ" và "các mẹ ơi, xinh chưa này, dễ thương không này"...[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Số lượng ảnh "tự sướng" nhiều tới nỗi chúng đủ sức phủ khắp hành tinh này không chỉ một mà rất rất nhiều lần. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA (Mỹ) chỉ chọn ra 36.422 tấm trong số đó và gom thành một "siêu ảnh tự sướng" có dung lượng tới 3,2 GB![/JUSTIFY] [JUSTIFY] Nếu bạn có hứng thú, hãy vào link sau đây để "soi" thử có thấy mình trong đấy không.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Chiếc tàu ngầm "có thể mặc"[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Năm vừa qua cũng được xem là năm của thiết bị "đeo" (wearable). Những chiếc đồng hồ đeo tay, vòng đeo sức khoẻ, vòng thông minh... Tất nhiên sẽ có những món khiến người ta thú vị nhưng cũng có những thứ "nhạt nhoà". Tuy vậy nếu bạn nghĩ tới một thiết bị "nghiêm túc" thì Nuytco Research sẽ cho bạn "nghiêm túc".[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Với khả năng tạo ra môi trường khí quyển tương đương như trên mặt đất (atmospheric diving system), bộ đồ lặn của Nuytco không đơn giản như những bộ đồ lặn thông thường khác - bạn sẽ chịu áp lực nước đến từ xung quanh và không thể nổi lên nhanh chóng nếu không muốn bị vỡ mạch máu do nitrogen "nổ ra". Thực ra có thể coi thiết bị của Nuytco tương đương như một chiếc tàu ngầm mini phiên bản "một người mặc".[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Bộ đồ này có khả năng lặn sâu 300 m, các động cơ cánh quạt có sức đẩy 1,6 HP và... kết nối Internet bằng cáp quang.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Chuyến bay vào không gian[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Bức ảnh phơi sáng lâu này chụp cảnh tên lửa Soyuz-FG chở tàu Soyuz TMA-13M vào vũ trụ. Điểm đến? Trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS. "Hàng hoá"? 3 nhà du hành vũ trụ gồm chỉ huy người Nga Maksim Suraev, kỹ sư người Mỹ Gregory Wiseman và phi hành gia châu Âu Alexander Gerst. Họ sẽ hội họp với 2 đồng nghiệp khác là phi hành gia người Mỹ Steve Swanson và người Nga Oleg Artemyev đang có mặt trên ISS.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]"Khu ve chai" công nghệ cao ở Bắc Kinh[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Không phải hình ảnh công nghệ đáng nhớ nào cũng chỉ toàn những điều tốt đẹp. Mọi thứ luôn có 2 mặt và sự phát triển công nghệ cũng thế. Với hàng loạt sản phẩm mới xuất xưởng hàng ngày cũng là lúc những thứ cũ kỹ bị vứt đi. Ngôi làng Dongxiaokou nằm ở bên cạnh Bắc Kinh là một trong số những điểm tập trung "rác" điện tử của cả thành phố.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Cũng như hàng trăm địa điểm tương tự khắp thế giới, Dongxiaokou là nơi kiếm sống của rất nhiều người nghèo hoặc nhập cư từ bên ngoài. Họ tháo tung các thiết bị, tìm kiếm xem còn gì có thể bán được và kiếm sống từ đấy.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Con mắt Sauron[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Bạn có là fan của loạt phim The Lord of the Rings hay The Hobbit? Nếu có, hẳn bạn sẽ nhận ra hình ảnh dưới đây. Phải chăng những câu truyện đó là có thật? Phải chăng tồn tại các loài Orcs, Elf, Eagle? Chúng ta không thể trả lời ngay được. Nhưng tấm hình sau là có thật.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Đó là ảnh ngôi sao HR 4796A, được bao quanh bởi một chiếc vòng bằng bụi. Tấm ảnh trên được chụp bởi hệ thống kính viễn vọng rất lớn (Very Large) của cơ quan Quan sát Phương nam Châu Âu (ESO). Những gì chúng ta nhìn thấy là kết quả xử lý hình ảnh của một công cụ có tên Hệ thống nghiên cứu Ngoài hành tinh Độ tương phản cao Quang phổ-Phân cực (SPHERE).[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Đồ của phi hành gia được giặt thế nào?[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Những thiết bị dùng trong không gian chắc chắn không hề bình thường. Nhưng không có nghĩa mọi thứ về chúng luôn "khác thường". Tấm ảnh sau chụp hình một nhân viên tại Trung tâm Huấn luyện Không gian của Nga đang phơi những bộ đồ du hành của 3 phi hành gia sau khi huấn luyện. Trông không có vẻ khác với cách chúng ta phơi đồ cho lắm.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Dĩ nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn "trước khi sử dụng" nếu không muốn làm hỏng bộ quần áo vốn không thiết kế cho người thường này.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Cây bonsai "không gian"[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Nếu như Trái Đất không may bị huỷ diệt hoặc du lịch không gian trở thành hiện thực và bạn phải ở trên tàu vũ trụ từ vài tuần đến vài tháng hoặc vài năm, nuôi con hoặc trồng cái gì đó có thể sẽ là món giải khuây cho những ngày dài đằng đẵng. Và thực ra, trồng trọt trong không gian rất quan trọng nếu bạn muốn có thực phẩm trong những chuyến đi "không biết bao giờ trở về" này.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Tấm hình này, dù sao, chưa phải là thứ mà chúng ta đang kỳ vọng. Nó chỉ là một cây bonsai được gửi lên không gian bằng khí cầu. Và đó chỉ là một trong số những cây trồng được gửi lên, trong một chương trình nghiên cứu có tên Chuyến bay Không gian Thực vật Ngoài hành tinh (Exobiotanica Botanical Space Flight).[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Xung đột Gaza từ không gian[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Những cuộc xung đột chiến tranh có thể khốc liệt khi nhìn từ mặt đất, nhưng toàn cảnh thế nào thì không hẳn ai cũng hình dung được. Tấm ảnh sau chụp bởi trạm không gian ISS cho thấy điều đó.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Sau khi tấm ảnh này được chụp, lính Israel rút khỏi khu vực. Nhưng rocket và pháo từ rải Gaza vẫn tiếp tục vang lên. Ước tính có đến hơn 4.500 quả đạn pháo và rocket được bắn trong suốt cả năm tại khu vực này.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Toà lâu đài in 3D[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Công nghệ in 3D (3D printing) đã có từ lâu, song không phải ai cũng tin vào nó. "Anh sẽ chẳng làm gì hữu ích được từ máy in 3D", một ai đó có thể nói vậy. Song hữu ích hay không còn tuỳ thuộc bạn muốn dùng để làm gì.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Nếu chỉ là để trưng bày hoặc làm nơi vui chơi cho trẻ em, tại sao không? Một toà lâu đài mini dành cho các bé chính là thành quả của Andrey Rudenko. Vấn đề duy nhất ở đây là chi phí cho cỗ máy in và thời gian để hoàn tất nó. Bạn có thể sẽ "thích" dùng gạch và vôi vữa truyền thống hơn.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Bản đồ "nhiệt" về Internet[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Hệ thống mạng toàn cầu giờ đây đã có thể gọi là "toàn cầu", với rất nhiều quốc gia đã "hoà lưới". Dĩ nhiên vẫn còn nhiều nước "sóng còn yếu" mà bạn có thể thấy trong hình sau. Tấm hình trên là biểu thị cho cường độ sử dụng Internet trên toàn cầu, màu càng "nóng" thì cường độ càng cao.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Nhưng bản đồ này có thể cũng sẽ hữu ích với những ai muốn "disconnect" với thế giới phẳng. Greenland hay nước Nga băng giá hoặc Tây Úc là những nơi "ít ồn ào" nhất. Cố nhiên, bạn có thể chọc Nam Cực như là nơi để "nghỉ dưỡng".[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Phi thuyền Rosetta hạ cánh lên sao chổi[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Một trong những sự kiện vũ trụ nổi bật nhất của năm vừa qua là việc Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) đã thực hiện hạ cánh thành công module Philae từ phi thuyền Rosetta lên bề mặt sao chổi 67P, kết thúc chuyến hành trình kéo dài tận 10 năm.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]So với tất cả các sứ mệnh đáp lên bề mặt thiên thể mà con người từng thực hiện, nhiệm vụ lần này khó khăn hơn rất nhiều lần vì kích thước lẫn khối lượng của sao chổi bé hơn các hành tinh rất rất nhiều. Nên nguy cơ bị "văng đi mất" là rất cao. Thử tưởng tượng như việc bạn chạy xe máy chỉ với 1 tay và tay kia cầm 1 trái bóng ném vào cái rổ trên 1 chiếc xe khác. Sứ mệnh của ESA cũng gần tương tự.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] May thay, sau 2 lần "nảy lên", Philae đã hạ cánh an toàn dù vẫn gặp vài sự cố nhỏ khác. Tuy vậy, sự kiện lần này đánh dấu một cột mốc mới cho khả năng khám phá vũ trụ của con người.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Tấm ảnh sau chính là ảnh chụp bề mặt 67P từ Rosetta nhằm chọn điểm hạ cánh cho Philae.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Ảnh "tự sướng" của Philae[/JUSTIFY] [JUSTIFY] Hàng ngày có rất nhiều ảnh "tự sướng" sinh ra trên khắp thế giới, nhưng từ một tàu vũ trụ thì không hẳn lúc nào cũng có. Dưới đây là tấm ảnh từ module Philae về phía sao chổi 67P khi nó còn cách điểm hạ cánh 16 km. Việc tấm panel thu năng lượng mặt trời "vô tình" nằm trong tấm ảnh khiến nhiều người xem nó như là việc Philae "tự sướng".[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Ảnh cầu vồng ở trạm xe lửa[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Tấm ảnh đẹp mắt sau cùng này được tạo ra từ việc khúc xạ ánh sáng của một chiếc kính viễn vọng lên giàn sắt của trạm xe lửa trung tâm Amsterdam, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 125 tuổi của địa điểm này.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Đọc thêm Tải về The Interview, coi chừng dính mã độc![/JUSTIFY] Tổng hợp từ Engadget
cái này là lấy tất cả ảnh avatar của face ghép thành mà bác, ko chỉ có ảnh 360 mà còn có cả ảnh 720 nữa bác nhé