Khi nhà mạng làm OTT: Chiến lược giá hay đầu tư nội dung ?

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi SangCongDang, 5 Tháng một 2015.

  1. SangCongDang Thanks for reading

    Gsm.vn – Nhà mạng VinaPhone vừa ra mắt dịch vụ nhắn tin và gọi điện OTT VietTalk. Đây được xem là đòn phản công của VinaPhone vào các đơn vị cung cấp dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí OTT như Viber, WhatsApp, Zalo…, nguyên nhân chính làm sụt giảm doanh thu từ tin nhắn và cuộc gọi của các nhà mạng trong nước trong thời gian qua.

    Ngay sau khi VinaPhone ra mắt VietTalk, nhiều trang tin trong nước cho biết MobiFone hay Viettel cũng đang phát triển ứng dụng OTT của riêng mình. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, việc ngày càng nhiều các nhà mạng nhảy vào lĩnh vực OTT được nhiều người dự đoán sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các nhà cung cấp dịch OTT ở thị trường Việt Nam hiện nay.
    [​IMG]
    VietTalk, ứng dụng OTT mới ra mắt của VinaPhone​
    Trên thực tế, các nhà mạng nhiều khả năng sẽ “ngậm đắng nuốt cay” khi tham gia vào thị trường này.

    Nội dung là vua

    Ngay khi được tung ra thị trường, VietTalk của VinaPhone đã đánh vào tâm lý chuộng giá rẻ của người tiêu dùng Việt Nam khi công bố thông tin về miễn phí cước GPRS/3G cho người sử dụng khi nhắn tin, gọi điện trong ứng dụng và ưu đãi giá cước khi gọi điện, nhắn tin ngoài ứng dụng.

    Có thể nói việc nhà mạng lấn sân sang thị trường OTT như VinaPhone không phải hiếm, như Trung Quốc chẳng hạn. Thậm chí, thị trường Trung Quốc rất giống Việt Nam khi cũng có ba nhà mạng lớn là China Mobile, China Telecom và China Unicom thống trị cả thị trường viễn thông. Giống như VinaPhone, China Telecom cũng tự phát triển ứng dụng OTT YiChat và phát hành vào năm 2013 để cạnh tranh trực tiếp WeChat của Tencent.

    Với sự hậu thuẫn của China Telecom, YiChat có nhiều lợi thế hơn WeChat khi cho phép người sử dụng gọi đến điện thoại di động không cài YiChat và thậm chí là cả điện thoại bàn miễn phí. Tuy nhiên, sự có mặt của YiChat không làm WeChat yếu đi, ứng dụng này vẫn tiếp tục gia tăng lượng người sử dụng kể từ khi ra mắt vào năm 2011.

    Theo thông tin từ Tencent, tính đến tháng 1 năm 2014, WeChat có 600 triệu người sử dụng với 500 triệu trong số đó đến từ Trung Quốc. Bình quân mỗi tháng có 355 triệu người sử dụng. WeChat đã vượt mặt Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc hiện có 556 triệu người sử dụng với 129 triệu người sử dụng hằng tháng.
    [​IMG]
    Theo báo cáo của CIW phát hành hồi tháng 1 năm 2014, WeChat thành công dựa trên hai yếu tố: thắt chặt các mối quan hệ và KOL ( Key Opinion Leaders – tạm dịch là Những người có ảnh hưởng đến cộng đồng). Theo đó với yếu tố thắt chặt các mối quan hệ, WeChat tập trung vào việc chia sẻ giữa những người dùng có mối quan hệ mật thiết với nhau và giảm sự xuất hiện của các nhà quảng cáo. Chỉ có những thương hiệu tạo dấu ấn bằng nội dung và chất lượng dịch vụ mới được chú ý trên WeChat.

    Đối với yếu tố KOL, WeChat tạo ra các mối quan hệ rất tốt với những người nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng ở xã hội Trung Quốc.
    Câu chuyện WeChat là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy để dành thắng lợi trong cuộc chiến OTT tin nhắn, nội dung là yếu tố quyết định.
    Và không chỉ WeChat, đa phần ứng dụng OTT đều lấy nội dung có KOL để tạo sức hút, như Zalo của VNG, Line của Naver (Hàn Quốc) hay KaKao Talk của Daum KaKao (Hàn Quốc)…

    Mới đây, Viber, ứng dụng OTT của Israel hiện có 12 triệu người sử dụng ở Việt Nam, cũng ra mắt tính năng Public chat cho phép người sử dụng theo dõi cuộc trò chuyện của những người nổi tiếng.

    Về phần mình, việc công bố giá cước rẻ cho thấy VietTalk của VinaPhone đang đi theo chiến lược gần giống YiChat của China Telecom trước đây.

    Kiếm tiền như thế nào ?

    Sau bài toán về thu hút và giữ chân người sử dụng, vấn đề tiếp theo các nhà mạng phải giải quyết là kiếm tiền như thế nào để ứng dụng tồn tại.

    Trả lời phỏng vấn trên trang web WSJ hồi tháng 3 năm 2014, đại diện của Naver cho biết doanh thu của Line đến từ ba nguồn : mua vật phẩm trong game, sticker để gửi tin nhắn và cung cấp dịch vụ quảng cáo cho doanh nghiệp và những người nổi tiếng. Theo đó, doanh số của Line năm 2013 đã tăng hơn 5 lần so với năm trước đó, từ 20 triệu USD lên 120 triệu USD.

    Đây cũng là cách kiếm tiền của KaKaoTalk. Theo một bài viết đăng trên trang web techinasia hồi tháng 4 năm 2014, KaKao Talk đã kiếm được 230 triệu USD trong năm 2013. Nhưng nên nhớ, Line và KaKao Talk hiện được triển khai ở các thị trường có dịch vụ thanh toán trực tuyến khá phát triển như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan…

    Trên thực tế, cả hai từng hoạt động rất tích cực ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2012 nhưng sau đó đều rời bỏ vì thị trường không hấp dẫn, một trong số đó là dịch vụ thanh toán trực tuyến chưa phổ biến.

    Vậy ở các thị trường thanh toán trực tuyến chưa phát triển, OTT sẽ “sống” như thế nào ? Quay lại câu chuyện của WeChat, theo báo cáo của CIW, WeChat kiếm tiền dựa trên tính năng thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ quảng cáo cho doanh nghiệp.

    Không giống như mạng xã hội Weibo, vốn chỉ tập trung vào các tin tức xung quanh đời sống của các KOL, WeChat hướng vào “Groundswell” của các KOL, xu hướng xã hội trong đó mọi người có thể sử dụng công nghệ để có được những gì mình muốn từ những người khác thay vì từ các tổ chức hay doanh nghiệp. Nói đơn giản hơn, theo CIW, người sử dụng Internet ở Trung Quốc có thói quen mua hàng từ những chia sẻ của bạn bè họ trên mạng hơn là tin vào các lời quảng cáo của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, Wechat được biết đến bởi dịch vụ quảng cáo cho doanh nghiệp nhiều hơn, rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước là khách hàng của WeChat, có thể kể đến như ngân hàng China Merchant, trang web đặt trước các chuyến du lịch eLong.com, nhà sản xuất smartphone Xiaomi, mạng xã hội việc làm Linkedin, Burberry, Coca Cola, Tesla, Evernote…

    Tính đến tháng 1 năm 2014, WeChat có hơn 5,8 triệu tài khoản doanh nghiệp đang hoạt động, bình quân mỗi tháng có thêm 15,000 tài khoản. Đa phần các doanh nghiệp sử dụng WeChat để quảng bá và chăm sóc khách hàng.

    Ngoài ra, WeChat còn một chức năng nữa ít ai biết đến: dẫn người sử dụng WeChat đến các các game mà Tencent đang phát hành. Việc kết nối với hệ sinh thái của Tencent cũng giúp WeChat đứng vững trước các đòn tấn công của nhà mạng ở Trung Quốc. Theo trang WSJ, WeChat đã giúp doanh thu của Tencent tăng 59% hồi Quý II năm 2014. Tuy nhiên doanh thu từ WeChat vẫn còn là ẩn số, theo trang web economist dự đoán, WeChat kiếm được 1,1 tỉ USD trong năm 2014 và và sẽ đạt con số 2 tỉ USD vào năm 2015.

    Câu chuyện WeChat cho thấy ở các thị trường thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, ứng dụng OTT phải tìm mọi cách để đa dạng hóa nội dung trước khi có thể thu tiền.
    [​IMG]

    Ở thị trường Việt Nam, ngoài VietTalk của VinaPhone, còn có một số ứng dụng OTT phổ biến hiện nay là Viber, Whatsapp và Zalo. Hãng bảo mật BKAV cũng tham gia với Btalk ra mắt hồi tháng 4/2014. Zalo là ứng dụng do doanh nghiệp Việt phát hành còn trụ vững cho đến nay trước sự phổ biến của Viber và Whatsapp với hơn 15 triệu người sử dụng.

    Theo quan sát của Gsm.vn, Zalo hiện đang chuyển từ giai đoạn thu hút người sử dụng sang giữ chân người sử dụng. Ứng dụng này bắt đầu cập nhật các trò chơi mini từ tháng 8/2014, kết nối với nhiều sản phẩm từ hệ sinh thái của VNG hơn. Ngoài ra, hồi đầu năm 2014, Zalo cũng thử nghiệm cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các nhãn hàng như MacDonald, KFC… Nhìn chung, Zalo vẫn trong giai đoạn tiêu tiền nhiều hơn kiếm. Đại diện VNG từ chối bình luận về các vấn đề trên.

    Trên thực tế, không chỉ Zalo, chưa có ứng dụng OTT nào muốn nói đến việc kiếm tiền ở thị trường Việt Nam trong thời điểm hiện tại vì theo một chuyên gia giấu tiên, chưa có công thức kiếm tiền từ nội dung trên OTT được chứng minh nên các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng “dò đá qua sông”.
    Nhìn chung, đối với các ứng dụng OTT do nhà mạng phát triển như VietTalk thì thanh toán bằng tin nhắn là lợi thế rất lớn. Tuy nhiên, các nhà mạng phải làm sao để người sử dụng sẵn lòng chi trả, câu trả lời một lần nữa vẫn là câu chuyện về tạo nội dung mà thôi.
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng một 2015
  2. baopham_it88

    baopham_it88 Thành viên

    Bài viết:
    582
    Được Like:
    109
    Cư miễn phí thì dùng các bác ạ.hihi
  3. SangCongDang

    SangCongDang Thanks for reading

    Bài viết:
    403
    Được Like:
    71
    Cơ bản là vãn miễn phí, ma còn phải có nội dung hay nữa cơ. Bác phải hiểu điều đó, ko thì bị thiệt đấy hà hà
    baopham_it88 thích bài này.
  4. baopham_it88

    baopham_it88 Thành viên

    Bài viết:
    582
    Được Like:
    109
    Em nghĩ moi tiền người dùng bằng trừ tiên data bác ạ. Các nhà mạng giờ nguy hiểm lắm ko để ý tài khoản là đi toi đấy.hehe
  5. SangCongDang

    SangCongDang Thanks for reading

    Bài viết:
    403
    Được Like:
    71
    Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn, cái này hay phết nhé, để biết về mô hình kinh doanh trên internet, tụi nó miễn phí ráo. và bán thói quen sử dụng và mua sắm của bạn cho doanh nghiệp để thu tiền.
    Cái thứ hai là nó đưa cho bạn 1 ứng dụng miễn phí, hằng chục tính năng hấp dẫn để bạn ghiền và ko thể nào tách nó ra được. Từ từ nó thêm các tinh năng thu phí vào, cứ như game online ý.
    baopham_it88 thích bài này.
  6. ngocchinh

    ngocchinh Thành viên

    Bài viết:
    14
    Được Like:
    4
    Nhờ zalo mà mình iu được cô bé rất xinh. Cám ơn zalo.
  7. baopham_it88

    baopham_it88 Thành viên

    Bài viết:
    582
    Được Like:
    109
    Thì là như thế mà bác muốn sử dụng thêm tính năng hay lại phải mất tiền. Nhiều khi chót tim hiểu rồi lên lại muốn sâu hơn the là lại mất xiền.hehe
  8. hoangpr0

    hoangpr0 Thành viên

    Bài viết:
    501
    Được Like:
    56
    chương trình hay phải có nội dung hay, như thế việc moi tiền của người dùng là rất đơn giản :D