Thủ phạm hack website Bộ GĐ-ĐT là học sinh cấp 3

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi microsun, 22 Tháng mười hai 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. asam

    asam Thành viên

    Bài viết:
    525
    Được Like:
    345
    Tội thằng em trẻ người non dạ dại quá hic hix. Hành động xâm nhập web của Bộ GD & ĐT là không đúng, nhưng cái đáng trách thì nằm ở phía những người quản lý, điều hành trang web đó chứ em không có gì để trách đâu em :D :D
    Ủng hộ thằng em, hacker trắng không có gì phải lo cả em à. Cái mà xã hội đang quan tâm là những CON người ( CON bự hơn người đó ) ngu lâu dốt bền khó đào tạo kia kìa. Chừng nào bộ máy lãnh đạo không còn những CON người kiểu đó thì xã hội mới tiến bộ, phát triển được.

    Sắp tới sẽ là tuýp phóng sự những tối kiến phân luồn gây kẹt xe. Cũng 1 dạng ""CON người"" làm lãnh đạo
  2. tanthanh2009

    tanthanh2009 Thành viên

    Bài viết:
    2,750
    Được Like:
    597
    Giám đốc gì mà trả lời PV nhão nhoét quá, như là Gangter, hay là ông ta sợ mất chức.
  3. qmai

    qmai Ex-Mod

    Bài viết:
    2,099
    Được Like:
    1,183
    Chắc là sợ.... bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm rồi nên mới trả lời hằn học như thế, chẳng khác nào vạch áo cho người ta xem lưng.:D
  4. microsun

    microsun Thành viên

    Bài viết:
    169
    Được Like:
    53
    Quan chức Bộ Giáo dục nên cẩn trọng khi phát ngôn

    Kính gửi: Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc TT Tin học - Bộ Giáo dục - Đào tạo.
    Tôi thực sự bị sốc rất nặng sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên Tuổi Trẻ (Tuổi trẻ Online 25.12.2006).
    1. Tôi sốc vì ông đã gọi một học sinh chưa đến 18 tuổi, sau khi đột nhập vào một trang web là phạm tội. Theo tôi được biết thì hiện nay em học sinh này chưa hề bị các cơ quan tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà đã gọi là phạm tội thì tôi e là thiếu cẩn trọng.
    2. Tôi sốc vì ông, với tư cách một quan chức của Bộ GD-ĐT, đã gọi phụ huynh và học sinh của mình là bố con chúng nó. Tôi nghe rất phản giáo dục. Có thể ông không thích cái cách mà học sinh góp ý về sự yếu kém của mình, nhưng trong lúc này với vai trò như một người phát ngôn của Bộ GD-ĐT mà ông lại dùng từ nó (nhiều lần) thì tôi có cảm giác đó là ngôn ngữ rất không thích hợp.
    3. Tôi sốc vì thái độ vô trách nhiệm của ông, ông cho rằng các trang web của FBI, Microsoft... còn bị tấn công cho nên ông không cần bảo vệ đứa con của mình. Ông cấm tất cả chúng nó đụng đến con ông, nếu đứa nào đụng đến con ông là... ông kêu công an?! Tôi được biết, trong Khoa học pháp lý về tội phạm có đề cập rất nhiều đến khía cạnh nạn nhân. Tức là một phần của tội phạm nảy sinh từ sự chủ quan của nạn nhân, nạn nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm nảy sinh. Trong trường hợp này thì rõ ràng ông đã làm ngơ và tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho hacker tấn công trang web của Bộ GD-ĐT khi tuyên bố nhà của mình, cửa mở nhưng không ai được quyền vào!? Có thể ông đúng dưới góc độ pháp luật, nhưng dưới khía cạnh trách nhiệm, khía cạnh thực tế... thì phải xem lại.
    Có thể những gì tôi trình bày cũng rất sốc đối với ông, nhưng xin ông hãy cố đọc hết vì đó là thái độ của không ít người quan tâm đến giáo dục, quan tâm đến một thanh niên dại dột nhưng có khả năng (có thể sẽ bị thui chột)... và tôi chỉ là người đại diện để trình bày quan điểm này.
    Phương Quyên (Lớp dân sự 23C, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh)


    ThanhNienOnline


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>





    temcuoi, piedaide06 and Samsungjapan like this.
  5. microsun

    microsun Thành viên

    Bài viết:
    169
    Được Like:
    53
    Qua vụ một học sinh lớp 12 “tấn công” website của Bộ GD-ĐT

    Cần tinh thần cầu thị, dám nhìn nhận khuyết điểm!
    TTO - Việc hacker tấn công các website trên mạng là chuyện xảy ra lâu nay, và xuất phát từ nhiều động cơ, mục đích khác nhau. Có thể việc tấn công ấy là do vô tình, hoặc do chủ ý. Nhưng vì lý do hay mục đích nào đi nữa thì nguyên nhân cốt lõi lại nằm ở việc yếu kém của hệ thống bảo mật của các website ấy.


    Chưa biết chuyện bạn Nguyễn Minh Trí “tấn công” website moetgov.vn của Bộ GD-ĐT vừa qua được xem là tích cực, đáng khích lệ (do đã gióng lên hồi chuông cảnh báo những nhà quản trị mạng của một Bộ vốn chuyên về “đào tạo chất xám”), hay bị cho là “tội phạm” đáng lên án, nhưng trước tiên đây là câu chuyện đáng mổ xẻ.
    Điều đáng mổ xẻ đầu tiên là, với trình độ của một cậu học sinh lớp 12 lại có khả năng phát hiện và “phá vỡ” hệ thống bảo mật của website vốn được thiết kế và xây dựng bởi những người “lớn” hơn bạn nhiều. Thứ hai là, theo tôi, việc tấn công ấy hoàn toàn không xuất phát từ mục đích tiêu cực. Điều này thể hiện ở việc bạn Trí, ngay khi phát hiện lỗi bảo mật, đã đưa ra những thông tin cảnh báo với bộ phận quản trị mạng, đồng thời bạn cũng thẳng thắn và có thiện chí liên kết trao đổi với những người có trách nhiệm trong việc hợp tác khắc phục sự cố (lỗi bảo mật).
    Ngoài ra, việc bạn dám “xuất đầu lộ diện” (tải hình mình lên website, liên lạc qua điện thoại bằng số điện thoại nhà với người quản trị… ) cũng đủ chứng tỏ bạn không là kẻ phá bĩnh. Thứ ba là việc phát hiện của bạn Trí bắt đầu từ tháng 7-2006 mà cho đến thời gian gần đây những sự cố của website ấy vẫn chưa được khắc phục đã chứng tỏ những người có trách nhiệm, hoặc là thờ ơ vô trách nhiệm, hoặc là “xem thường” người trẻ.
    Còn nhớ cách đây không lâu, chủ một website và những người thuộc bộ phận quản trị website ấy đã công khai thách thức các cư dân mạng tìm kiếm lỗ hổng và khuyến khích việc các hacker tấn công các website của họ. Hơn thế nữa, họ còn treo cả giải thưởng cho hành động đó. Nói chuyện này để thấy tính chuyên nghiệp của chủ website và bộ phận quản trị website ấy. Điều đó thể hiện tinh thần cầu thị đáng nể, và đặc biệt là bản lĩnh dám nhìn nhận khuyết điểm (nếu có) của mình.
    Pháp luật luôn là pháp luật. Mà những “người lớn”, trước những sự cố làm ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của mình, thường hay “nói chuyện” bằng pháp luật. Có thể hành động của bạn Trí sẽ là “tai bay vạ gió”, có thể sẽ là một tấm gương sáng trong việc trao dồi tiếp cận thông tin kiến thức mạng. Câu chuyện rồi sẽ kết thúc, nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần cầu thị, và bản lĩnh dám nhìn nhận khuyết điểm của những người lớn, cụ thể là của Bộ GD-ĐT!



    Tuổi Trẻ Online
  6. mygob

    mygob Thành viên

    Bài viết:
    99
    Được Like:
    40
    cha này nói chuyện vô trách nhiệm bỏ mẹ. quản trị mạng mà như vậy thì để cho cậu Trí đó làm thay còn hơn. Gà mà làm bộ.
  7. mygob

    mygob Thành viên

    Bài viết:
    99
    Được Like:
    40
    bác phát ngôn hay quá. Em ủng hộ bác.
  8. kimquypticc

    kimquypticc Thành viên

    Bài viết:
    428
    Được Like:
    182
    Nếu tôi mà được đối diện với thằng cha Quách Tuấn Ngọc này, tôi bốp vào mặt hắn một phát cho đã tức, xong ra hầu tòa cho nó oai! Kiểu giám đốc trung tâm tin học của bộ mà ăn nói thua côn đồ!
  9. tichau

    tichau Guest

    Chú Quách Tuấn Ngọc này làm ở bộ giáo dục,nhưng chắc là chưa được đào tạo nên phát biểu linh tinh bậy bạ quá.Có ai làm thầy giáo mà lại phát biểu với báo chí rằng "bọn chúng(tức là gia đình của Trí) nó điên thoại van xin tôi hoài".Cu Ngọc này quá mất dạy mà sao lại được làm ở bộ giáo dục nhỉ?
    Nếu ở Mỹ thì em Trí sẽ được trọng dụng ngay bà con nhỉ?
    Tiếc thay cho 1 tài năng trẻ mà đã bị sớm bị trù dập.Bó tay.com :hug:
  10. tkmmkt

    tkmmkt Thành viên

    Bài viết:
    117
    Được Like:
    95
    Có chí khí =))

    Lúc xưa mới tập tành học Pascal mình có đọc sách của ông này, cứ tưởng đó là 1 gì gì đó cao siêu và phi thường. Sau khi đọc xong cách nói chuyện của hắn thì mình biết gì gì đó là gì rồi, và chẳng thấy tí tẹo nào cao siêu và phi thường cả. Hông chừng lúc xưa nếu chịu khó tìm thì có thể phát hiện 1 vài cuốn sách của hắn "đạo văn" thì sao nhỉ :D =))
    Samsungjapan thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.