Đầu Tư Chứng Khoán-->Alo có ai ko?

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi @ngoc, 13 Tháng mười hai 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. @ngoc

    @ngoc Guest

    Bạn vào cái đường link trên rồi Search bằng cách gõ chữ "Stock" chẳng hạn, một loạt các phần mềm dành riêng cho chứng khoán sẽ appear ngay. Tha hồ mà chọn nhé.

    http://www.techmax.com.vn/tm/vn/portal/InfoList.jsp?area=1&cat=84

    Chúc Bạn thành công:
  2. @ngoc

    @ngoc Guest

    Hiện nay bên cạnh các loại cổ phiếu, trái phiếu của các công ty được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán chính thức, thì có một khối lượng khá lớn các loại cổ phiếu khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung - OTC.

    Cho đến nay chưa có con số chính thức và cũng rất khó có được con số chính xác về tổng trị giá cổ phiếu đang giao dịch OTC, nhưng ước tính tổng doanh số giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC còn lớn hơn cả thị trường chính thức, lên tới cả chục ngàn tỷ đồng.

    Bởi vì, trên thị trường OTC các loại cổ phiếu đang giao dịch phần lớn là của các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, nhà máy điện..., những công ty không những có quy mô vốn điều lệ lớn, tổng giá trị cổ phiếu đang giao dịch cao, mà còn thường xuyên phải tăng vốn điều lệ theo chiến lược kinh doanh của mình.

    Tuy nhiên, người đầu tư trên thị trường này nên chú ý đến những dạng rủi ro sau đây.

    Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Nhiều loại cổ phiếu giá giao dịch trên thị trường OTC cao gấp 8 lần đến 10 lần, thậm chí 12 - 14 lần mệnh giá gốc.

    Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu.

    Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó.

    Như vậy, các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro nói là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.

    Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức.

    Nhà đầu tư L.V.B tại Hà Nội, trong giao dịch mua bán cổ phiếu của Techcombank với một người khác là V.T.H, cán bộ một ngân hàng thời điểm đầu năm 2006, đã xẩy ra tranh chấp quyền lợi về quyền chia cổ tức trị giá hàng trăm triệu đồng, đang phải nhờ đến cơ quan quản lý can thiệp và dự kiến phải đưa ra cơ quan bảo vệ pháp luật để phân xử.

    Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng. Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó.

    Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức..., vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.

    Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần E, có trụ sở chính tại Tp.HCM, thời gian qua đã xẩy ra khá nhiều tranh chấp quyền lợi này. Nhiều người đang nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

    Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành. Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu.

    Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này.

    Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá. Thông thường để chắc ăn và "nắm đằng chuôi", người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc.

    Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.

    Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu.

    Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua.

    Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng.

    Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
    Ferrari and huunhon like this.
  3. @ngoc

    @ngoc Guest

    Thời gian vừa rồi nhiều bạn hỏi nhiều câu hỏi giống nhau nhưng tựu chung lại đều thắc mắc vì mới tìm hiểu về TTCK và chưa biết gì cả. Mình viết bài này mong góp các bạn một chút để tránh các bỡ ngỡ ban đầu.

    Q: Muốn đầu tư chứng khoán đầu tiên tôi cần phải chuẩn bị những gì, theo trình tự nào?

    A: Bước 1: Trước tiên phải là kiến thức. Bạn phải nắm những khái niệm cơ bản của kinh tế học đại cương như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, khấu hao, tỷ suất lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản... Còn một số các chỉ số khác khó hiểu hơn dành cho dân chuyên về kinh tế. Bản thân tôi cũng chưa hiểu nhưng xác định là cần phải tìm hiểu.

    Q: Vậy tìm hiểu ở đâu?

    A: Kinh tế học đại cương, Quản trị doanh nghiệp. Trong đó bạn nên nắm vững các quy luật kinh tế, quan hệ cung cầu, quy luật giá trị, lưu thông. Quy luật cung cầu sẽ giúp ta hiểu đựoc các biến động giá của cổ phiếu từ đó có chiến lược đầu tư, lựa chọn cổ phiếu hợp lý. Các quy luật khác sẽ giúp bạn có sự nhạy cảm hơn khi phân tích tình hình và đón nhận những tin tức thời sự liên quan đến công ty mình đầu tư hay sự ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô nói chung tới ngành nghề lĩnh vực sản xuất của công ty mà bạn đầu tư. Trong CK, sự nhạy cảm này theo tôi khá quan trọng. Nó sẽ giúp mình có cái nhìn dài hơi hơn và đi trước nhiều người khác. Những điều đó sẽ giúp bạn chủ động hơn, đón nhận sự phản ứng của thị trường một cách bình tĩnh. Nói chung, kiến thức này không quan trọng lắm khi mới đầu tư CK ban đầu vì đa số các nhà đầu tư CK VN còn chưa nắm bắt được những cái này. Sự tiếp nhận các luồng tin đó có thể chưa đem lại sự phản ứng tức thời của thị trường nhưng nó là chỉ dấu để bạn nên có những điều chỉnh về danh mục đầu tư dần dần đón đầu những phản ứng đó.

    Q: Các kiến thức đó đã đủ chưa?

    A: Chưa đủ. Đó mới là sự chuẩn bị về nền tảng kiến thức kinh tế cơ bản. Bạn cần phải đọc thêm về các chỉ số như EBIT, P/E, EPS, P/E/G, ROA, ROE, Nợ/ Vốn chủ sở hữu, Book Value... Các chỉ số này bạn có thể tìm hiểu trong các trang web của công ty chứng khoán. Hãy chuyển sang box CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM để xem về các công ty CK.

    Q: Ngoài các thông tin đã công bố trên, cần quan tâm tới điều gì nữa?

    A: Nên quan sát và dự đoán tiềm năng phát triển của lĩnh vực rộng, ngành hẹp và công ty mà bạn có ý định đầu tư. Các chỉ số trên chỉ có ý nghĩa tương đối và sẽ thay đổi theo thời gian, vậy nên phải xem xét nó trong 1 sự linh động, không nên quá cứng nhắc

    Q: Sự linh động này là gì?

    A: Giá, P/E, EPS hay các chỉ số nói trên có thể cao hoặc thấp nhưng chỉ trong một ý nghĩa tương đối. Các ngành khác nhau lại có các mặt bằng chỉ số khác nhau

    Q: Thông tin mà công ty cung cấp cho nhà đầu tư dưới hình thức nào?

    A: Thường thì trước khi niêm yết các công ty sẽ công bố bản cáo bạch, giới thiệu về công ty. Khi đã niêm yết, hàng quý sẽ có Báo cáo tài chính... Báo cáo kết quả Sản xuất kinh doanh có thể được đưa ra hàng tháng.

    Q: Có cần thiết phải biết đọc các báo cáo này không?

    A: Cần thiết, nếu bạn có ý định đầu tư dài hạn và an toàn. Các mẫu báo cáo này đều có thể tìm thấy trên các site của công ty CK hoặc bản thân công ty niêm yết. Cách đọc báo cáo có thể tìm hiểu qua các sách về kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Mặc dù bạn không bắt buộc phải đọc được các báo cáo đó vì các thông số cơ bản thường được các báo và công ty CK tóm lược sẵn nhưng có nhiều thông tin ẩn chứa trong các báo cáo đó nếu bạn để tâm đọc kỹ.

    Q: Như vậy đã đủ chưa?

    A: Như vậy chưa đủ. Bạn sẽ phải tìm hiểu thêm trong quá trình đầu tư. Bài học là: hãy luôn không ngừng học hỏi. Tuy nhiên, với từng ấy kiến thức bạn đã có thể sang bước 2 của đầu tư chứng khoán.

    Q: Bước 2 là gì?

    A: Bạn chuẩn bị tiền và đến một công ty chứng khoán để mở tài khoản, nạp tiền vào tài khỏan và sẵn sàng đặt lệnh.
    huunhon thích bài này.
  4. @ngoc

    @ngoc Guest

    Trong không khí nóng bỏng của thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi xin mạn phép trình bày một số sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán.

    Cái này đúc kết từ kinh nghiệm và quan sát. Tôi viết bài này với tất cả sự kính trọng các nhà đầu tư vì dám mạo hiểm đầu tư vào một loại sản phẩm cao cấp, trên một thị trường có tính đặc thù cao. Nhưng sự thật là sự thật, vì một thị trường lành mạnh và bền vững, tôi sẽ rất trung thực.

    1. Nghe hơi nồi chõ

    Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đông vì thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Tin thì đủ loại, trên trời, dưới biển, vận hành, tài chính, tổ chức... Có điều chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy, cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.

    Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như khướu" hoặc tìm một vài cán bộ môi giới - tư vấn của chính các công ty chứng khoán. Cái này có mấy điểm hại sau:

    - Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.

    - Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì.

    - Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác.

    - Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được.

    2. Không có kỳ vọng đầu tư riêng

    Nói giản dị là không biết mình muốn gì, ngoài một nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận.

    Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn, họ biết rất chính xác điều họ muốn, và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được.

    Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong vòng 4 tháng nên kết cục có khi chỉ là không bán được cả "hàng" và chết tắc với số tiền đầu tư.

    Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp méo hoặc chèn ép.

    3. Tâm lý bầy đàn

    Tôi đã cùng GS. André Farber chứng minh bằng số liệu và mô hình thống kê toán rằng hiệu ứng bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, và theo số liệu của chúng tôi là mạnh nhất thế giới. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh khi giá thị trường tăng trong một khoảng thời gian liên tiếp khá dài.

    Hệ quả trực tiếp là người đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên thị trường. Hệ quả thứ hai, cũng trực tiếp, là tính thanh khoản giảm dần. Mà tính thanh khoản chính là giá trị lớn nhất, duy nhất của thị trường chứng khoán (chứ không phải theo quan niệm sai lầm chung là tính năng huy động vốn đâu).

    Khi tính thanh khoản trở nên "hàng hiếm" thì thị trường biến thành sòng bạc. Thực sự là sòng bạc vì mọi người cho rằng nó là cỗ máy kiếm tiền, xay ra tiền, nhào ra tiền, và đâu cũng là tiền... Chúng ta, bằng sự nhìn nhận bình thường, sẽ hiểu rằng điều này quá sai lầm và hoàn toàn tự huyễn hoặc.

    4. Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung kiến thức

    Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và thuộc một bài vỡ lòng rằng đào bới được thông tin mật "rò rỉ" đâu đó chính là cách làm giàu kiến thức.

    Điều này sai. Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ chăm chắm đào bới các thông tin vốn nhiều như rác không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng nặng của các vấn đề tồn tại ở trên.

    Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của "bầy đàn."

    5. Tin rằng "mình khôn ngoan nhất"

    Họ cho rằng chỉ có họ mới là khôn ngoan nhất, đó là biểu hiện của thiếu kiến thức. Chính vì thiếu kiến thức, nhà đầu tư cũng không mấy khi quan tâm thực sự tới các cách thức tính toán, quản trị và phân tán rủi ro của rổ tài sản.

    Bạn bè tôi thường xuyên gọi điện mời tôi đi ăn, đi nhậu, cà phê... vì họ nghĩ rằng chỉ cần hỏi khoảng 20 phút thì toàn bộ hệ thống kiến thức và phương pháp luận và cả những thất bại... tôi rèn luyện ở thị trường, ở nhà trường, ở viện nghiên cứu, ở doanh nghiệp suốt gần 15 năm qua... sẽ được chuyển giao một cách hoàn hảo sang các quyết định đầu tư "ăn tiền thiên hạ" của họ.

    Theo TBKTVN
    huunhon, Ferrari, hongthanh1 người khác thích bài này.
  5. huunhon

    huunhon Thành viên

    Bài viết:
    495
    Được Like:
    454
    chà , chân thành cảm ơn bạn @ngoc nhé , mình hiểu hơn nhiều rồi , mình sẽ tiếp tục nghiên cứu theo dõi , có gì không hiểu sẽ post bài hỏi bạn :D

    à , tầm 20 chai , đủ chơi lai rai không ta , lúc đi REG tài khoảng có bị gọi là noob không vậy , vì nghe nói là phải 50-100 chai gì đấy người ta mới dám chơi
  6. huunhon

    huunhon Thành viên

    Bài viết:
    495
    Được Like:
    454
    à nghe nói có web site nào chơi chứng khoánng ảo đó
    tiền là ảo thị trường là thật
  7. UnknVIE

    UnknVIE Thành viên

    Bài viết:
    352
    Được Like:
    193
    Xin lỗi, bác nói ngược 2 sàn với nhau rồi.
  8. @ngoc

    @ngoc Guest

    sorrry nha, để tui edit lại. Cảm ơn nhiều .
  9. UnknVIE

    UnknVIE Thành viên

    Bài viết:
    352
    Được Like:
    193
    1-3 chai cũng chơi đc rồi bác ạ :)
  10. colboy

    colboy Thành viên

    Bài viết:
    23
    Được Like:
    3
    Em muốn nhờ bác tư vấn cho em dc hok? Nếu bác thấy nó khó nói theo kiểu "cờ bạc thì tùy tay nguời chơi" thì mong bác đừng từ chối quá thằng thừng.
    Em hiện giờ đã có 1000 CP của BBC và 400 CP của VSH. Hiện giờ giá của 2 CP này đang lên từ từ, nhưng rất chậm. EM đang định bán nó để đầu tư cho [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]PRUBF1 (Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential). Giá của nó chỉ có 13.3. Nhưng em thấy nó rất có tiềm năng.[/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vậy theo 1 người có kiến thức rất vững về CK như bác, liệu đầu tư vào đây dc hay không???[/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Em xin ảm ơn bác trước.[/FONT]
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.