Đầu Tư Chứng Khoán-->Alo có ai ko?

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi @ngoc, 13 Tháng mười hai 2006.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. @ngoc

    @ngoc Guest

    Thật sự là theo luật tôi ko có quyền tư vấn cho bạn là bán hay ko, việc nên bán hay nên mua là do bạn quyết định.
    Nhưng bạn đã hỏi vậy thì theo ý kiến cá nhân của riêng tôi ( xin nhắc lại là theo ý kiến riêng tôi, nếu tôi đang nắm giữ 2 cp đó giống bạn).

    1. Hạn chế lòng tham và bán ngay khi nó đang lên giá ( cho dù bán xong nó có lên 1 hoặc 2 giá thì đừng có tiếc vì cờ bạc ăn non mới giàu đc).
    2. Thị trường đang đảo chiều( theo ngu kiến của tôi khi theo dõi khối lượng giao dịch của thị trường mấy hôm nay).
    3. Chọn BF1 đầu tư trong thời điểm này là an toàn . Còn về tương lai khả năng lên ko cao.
    Trên đây là "ngu" kiến của riêng tôi, còn việc quyết định bán hay mua là của bác. Tôi chỉ là người ngồi ngoài còn việc lái xe là của bác.
    Chúc bác thành công.
    colboy thích bài này.
  2. colboy

    colboy Thành viên

    Bài viết:
    23
    Được Like:
    3
    Cảm ơn ý kiến của bác rất nhiều.
  3. Ferrari

    Ferrari Ex-Mod

    Bài viết:
    1,092
    Được Like:
    545
    @Ngoc : Theo cá nhân anh, trên đây là "cao kiến" chứ không phải là "ngu kiến" =D>=D>=D>
  4. daohuyhoang

    daohuyhoang Thành viên

    Bài viết:
    188
    Được Like:
    34
    Topic này rất hay ! Em cũng muốn tham gia...Mong ngày càng có thêm nhiều người tham gia thị trường này...Sẵn đây cho em, hỏi mấy pro : Thế thị trường tiền tệ thì sao ? Nó khác hay giống thị trường chứng khoán ? Em nghe nói là thì trường tiền tệ chiếm 70% khối lượng tiền giao dịch trên thế giới, trong khi thị trường chứng khoán chỉ chiếm 30% thôii. Rất mong sự chỉ giáo..Thanks so !i
  5. @ngoc

    @ngoc Guest

    Thật ra thì mỗi một nhà đầu tư có một suy nghĩ và cá đầu tư khác nhau. Vì đây là thị trường CK nên ko có ai nói trc đc điều gì vì thế lời khuyên của e có thể "cao kiến" ở lúc này nhưng chẳng may sự kỳ vọng về giá của nhà đầu tư ko dừng ở đó, họ muốn chờ giá lên cao thì coi như "ngu kiến".
    Theo dự đoán của e thì BF1 chỉ có thể lên cao lắm ở mức giá 17.0 là kịch, nhưng chọn đầu tư vào BF1 rất an toàn vì khả năng rủi ro có 1%.
    Theo e thì một số Cp như STB có khả năng lên tới 110.0 nếu ai mua thời điểm trước thì bây giờ kỳ vọng về giá cũng đã thỏa mãn và có thể bán trong thời gian tới nếu mục đích đầu tư là ngắn hạn.:D
  6. @ngoc

    @ngoc Guest

    Cái này thì @ngoc cũng không rõ lắm, vì chủ yếu @ chỉ tập trung vào thị trường chứng khoán. Còn thị trường tiền tệ thì phải biết cũng như am hiểu một chút thì mới dám tư vấn cho bạn. Nhưng mình sẽ cố gắng tìm một số thông tin liên quan và post lên để bạn tham khảo. Thân !
  7. honney

    honney Thành viên

    Bài viết:
    6
    Được Like:
    0
    cái rày rắc rối phức tạp quá chưa đủ trình độ và nhận thức hiểu.
    Theo tui ,tui có ý định và sẽ bán vé số trên này đó, khỏi mất công uống cà phê mà mua vé xố trông không có trí thức chút nào ,hehe, nếu các bác đồng tình tui xin lập cái đó ra.
    Tất nhiên là sẽ có những ràng buộc rồi , ví dụ có tài khoản, ATM, conect24h hay ....
    Và modexer uy tính nữa, là người được quuyền nắm , chằng hạn như tui

    Bác nào ủng hộ và đăng ký thì mail về , để tui lập hồ sơ bao gồm:
    _tài khoản ATM, conect24 h ay bất cứ hình thức giao dịch nào có ở việt nam.
    _CMNN, địA chỉ, số nhà , hòm thư
    _Hình gửi kèm ( nếu muốn)
    _tất nhiên là sdt của con dế
    _mail , ...

    xin liên lạc :
    hòm thư : bachkhoafriend@yahoo.com
    bachkhoafriend@hotmail.com

    CHẮC CHẮN SẼ CÓ NHÌU THÚ VỊ LẮM ĐÂY .

    cái này phài do 2 hay nhìu bõ hợp tác mới thành công,bác nào pót dùm host free mà phài ổn định nhen, . ..
  8. @ngoc

    @ngoc Guest

    Giải mã bảng giao dịch trực tuyến
    Xin giải thích các thông tin trên bảng điện tử giao dịch trực tuyến trên sàn giao dịch của các công ty chứng khoán. Các chữ số màu xanh, đỏ, vàng nghĩa là gì?
    Ý nghĩa của các chữ số màu xanh, vàng đỏ:

    + Màu xanh: Biểu tượng cho sự thay đổi tăng giá
    + Màu đỏ: Biểu tượng cho sự thay đổi giảm giá
    + Màu vàng: Biểu tượng cho sự đứng giá (không thay đổi) Các thông tin cơ bản được thể hiện trong bảng điện tử:

    - Cột mã chứng khoán: Là mã hiệu (tên viết tắt) của chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK).
    - Cột giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.
    - Cột giá trần: Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán chứng khoán.
    + Trên TTGDCK TP HCM: Giá trần = Giá tham chiếu + 5% *Giá tham chiếu
    + Trên TTGDCK Hà Nội: Giá trần = Giá tham chiếu + 10% * Giá tham chiếu -Cột giá sàn: Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán CK.

    + Trên TTGDCK TP HCM: Giá sàn = Giá tham chiếu - 5% * Giá tham chiếu
    + Trên TTGDCK Hà Nội: Giá sàn = Giá tham chiếu - 10% * Giá tham chiếu
    - Cột giá mở cửa: Là mức giá thực hiện đầu tiên trong ngày giao dịch.
    - Cột giá đóng cửa: Là mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch.
    - Cột giá khớp lệnh: Là mức giá tại đó khối lượng CK được giao dịch nhiều nhất.
    - Cột khối lượng khớp lệnh: Là khối lượng CK được thực hiện tại mức giá khớp lệnh.
    - Cột chênh lệch (+/-): Là thay đổi của mức giá hiện tại so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch (= giá hiện tại – giá tham chiếu)
    - Cột mua: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt mua cao nhất tương ứng với các khối lượng đặt mua tại các mức giá cao nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư mua) - Cột bán: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt bán thấp nhất tương ứng với các khối lượng đặt bán tại các mức giá thấp nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư bán).
    Ferrari and vunghi like this.
  9. @ngoc

    @ngoc Guest

    1. Bản cáo bạch là gì?

    Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán...để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.
    Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán.
    Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
    2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch
    Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.
    Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.
    3. Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?
    Bản cáo bạch thường gồm 8 mục chính sau:
        • - Trang bìa;
          - Tóm tắt Bản cáo bạch;
          - Các nhân tố rủi ro;
          - Các khái niệm;
          - Chứng khoán phát hành;
          - Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;
          - Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành; - Phụ lục.
    4. Cách sử dụng bản cáo bạch

    Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.
    Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩn này có tiếp tục bán được nữa không?
    5. Những thông tin cần xem
        • - Trang bìa (mặt trước và mặt sau);
          - Thời gian chào bán;
          - Các khái niệm;
          - Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;
          - Bảng mục lục;
          - Tóm tắt Bản cáo bạch;
          - Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;
          - Chứng khoán phát hành;
          - Thông tin về ngành kinh doanh;
          - Thông tin tài chính;
          - Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;
          - Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;
          - Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty;
          - Phụ lục; - Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.
    6. Thông tin chính của trang bìa
        • - Các chứng khoán sẽ được bán;
          - Số lượng chứng khoán sẽ được bán;
          - Giá bán các chứng khoán; - Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.
    7. Tóm tắt bản cáo bạch

    Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về công ty.
      • - Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty;
        - Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty;
        - Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành; - Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.
    Ngoài ra bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được các thông tin chi tiết mà bạn cần quan tâm.

    Thông tin về ngành kinh doanh - công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?
    Thông tin đưa ra thường bao gồm:
      • - Tình hình (các) ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia;
        - Triển vọng của (các) ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;
        - Loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty;
        - Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;
        - Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng; - Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát triển.
    Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.

    8. Thông tin tài chính – công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?
    Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia thành 2 phần:
      • - Thông tin tài chính trong quá khứ;
        - Thông tin tài chính trong tương lai. a) Phần thông tin tài chính trong quá khứP
    Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ 2 năm tài chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích hoạt động tài chính trong quá khứ. Nếu có bất cứ một sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.

    • b) Phần thông tin tài chính tương lai
    Gồm các dự tính về:
        • - Doanh thu;
          - Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;
          - Lợi nhuận sau thuế; - Tổng cổ tức và cổ tức ròng.
    Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành, bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu tính theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký hiệu là P /E). Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có P /E cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng truởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp P /E cao có thể là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ số P /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành, bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.

    9. Cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc – những ai là người điều hành đợt phát hành
    Bạn nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Mặc dù các dữ liệu đưa ra không phải là con dấu đảm bảo về chất lượng kỹ năng quản lý của họ, nhưng bạn vẫn có thể biết được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của những con người này.
    Bạn cần chú ý các quyền lợi của các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong các ngành tương tự hoặc các ngành cạnh tranh nếu chúng được nêu trong Bản cáo bạch. Bạn cũng nên chú ý các giao dịch trong quá khứ hoặc trong tương lai với các công ty liên quan. Bản cáo bạch sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm thành viên sau:
      • - Cổ đông lớn và các nhà sáng lập của công ty phát hành, kể cả tên và cổ phần của các cá nhân đứng đằng sau công ty;
        - Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của mỗi giám đốc, và họ có phải là các giám đốc điều hành hay không;
        - Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của họ; - Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của từng thành viên nói trên.
    10. Các yếu tố rủi ro

    Các rủi ro chung bao gồm:
      • - Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới;
        - Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;
        - Những rủi ro về ngoại hối; - Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;
    Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:
      • - Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;
        - Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;
        - Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;
        - Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành; - Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.
    Trong phần này bạn cần tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của công ty định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định như thế nào.

    ( copy & Paste)
    hongthanh thích bài này.
  10. @ngoc

    @ngoc Guest

    Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác.

    Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.


    Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư?

    Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05 yếu tố:
    o Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
    o Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
    o Được quản lý chuyên nghiệp
    o Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
    o Tính năng động của quỹ đầu tư.

    Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.

    Các loại hình quỹ đầu tư

    Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau.
    1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:

    + Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng)
    Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.

    + Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
    Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.

    2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:

    + Quỹ đóng
    Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.

    + Quỹ mở
    Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam.

    3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:

    + Quỹ đầu tư dạng công ty
    Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.

    + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
    Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.

    ( copy & paste)
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.