Thánh vật ở sông TÔ LỊCH _ Mới được kiểm chứng của

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi thinhbeo2001, 16 Tháng tư 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. anhhuymobile

    anhhuymobile Thành viên

    Bài viết:
    262
    Được Like:
    182
    Hồi sáng mình đọc báo pháp luật thấy nghi là nơi đó có nhiều khí metan do có nhiều xác người thu + là nơi họp lưu ba dòng sông trồi sụt theo dòng nước , xác người thì có ở đời Lý với Trần luôn nên không phải là trấn yếm mà đó chỉ là 1 bãi rác cổ của Kinh Thành Thăng Long ...
  2. tớ rất vui mừng khi đọc bài này của Thịnh.
    bạn Thịnh có may mắn có được hình ảnh nào của mấy tấm ván, tấm gỗ Vàng tâm... được đào lên ở sông Tô không bạn?
    hic, mình quê hương ở sông Tô Lịch đây, đoạn bửn nhất sau khu Cao xả lá đới, mình là người Hanoi đây, mình là người Vietnam nữa. mình rất mong được biết chi tiết những thông tin về sự việc này.
  3. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Thưa các bạn!
    Báo đã đăng, VTV1 đã lên tiếng.
    Mình ủng hộ ý kiến của suruzo khi nói đến đưa một đoàn nghiên cứu, một đội công nhân, với nhiều máy móc kỹ thuật để khảo sát đại tầng tại lòng. Thực lòng đấy cũng là cái mình mong muốn các nhà khoa học làm.
    Tuy nhiên, có những lý do mà mình sẽ cẩn trọng hơn khi Pót bài tiếp.
    1. Bài báo kỳ 4 của báo " bảo vệ pháp luật cuối tuần" vừa đăng số tiếp có tư tưởng bị tán bài. Không đưa thêm các dẫn chứng cụ thể có liên quan đến địa điểm thi công, cụ thể hơn là chưa ai nói về các cọc gỗ được đóng như thế nào. Có người cho rằng đó chỉ là các cọc đóng xuống để làm kè hay gì đó ( rát có thẻ chứ)
    2. Cái này cực kỳ quan trọng
    Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu đã lên tiếng đứng ra thừa nhận không có trấn yểm hay bùa chú, (tuy chưa phủ nhận hoàn toàn, vì chưa có căn cứ rõ ràng) và theo đó hướng chỉ đạo của sự việc là: Chưa có căn cứ nào nói về trấn yểm nên cần phải xem xét sau. Nhưng cần nhất là giả tỏa tâm lý mê tín dị đoan của một số người, một số kẻ lợi dụng trục lợi, tung tin đồn gây hoang mang trong quần chúng. Ảnh hưởng không tốt đến đời sống trật tự an ninh xã hội.
    Vì vậy mình mong các bạn khi bàn luận, khi đưa ý kiến nên cẩn trọng trong từng lời nói của mình, hơn nữa là giữ cho sự tồn tại của FORUM này
  4. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Thưa bạn!
    Cái mình cần lại chính là cái bạn hỏi
    Bản thân ảnh chụp các cọc gỗ vị trí của từng cọc, các đồ vật xung quanh, vị trí của mọi vật khi phát hiện được. Quả thực đến giwof àny không báo đài nào xác minh và đưa lên để mọi người cùng biết.
    Mọi bài viết của mình trên đây đều là giả thuyết do mình đặt ra , do tâm tồi trí kém, thiển học sơ sài nên các bạn bỏ quá.
  5. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Thưa bạn!
    Không phải không có người biết về PHONG THỦY mà không lên tiếng. Và cũng không phải những người biết chút ít nói sai đâu. Vấn đề này đã được rất nhièu nhà nghiên cứu quan tâm. Nhưng bạn nên nhớ, mọi việc đưa lên đều cân nhắc, và thời điểm công bố cũng cực kỳ quan trọng bạn à. Ngay như khi mình thấy có báo uy tín dám đăng mình mới dám mạn đàm, vậy mà cũng có nhiều đièu khen tiếng chê. Thậm chí mình còn bị nhắc nhở là reo rắc thông tin xấu gay ảnh hưởng kô tốt đến tâm lý mọi người. Vậy đấy. Bạn hiẻu mình chứ???
  6. vinhvinhokay

    vinhvinhokay Guest

    Cũng xin được thông tin thêm rằng, sau cuộc họp này, đơn vị thi công vẫn tiến hành xây kè sông Tô Lịch một cách bình thường và đã hoàn thành như hiện nay.

    Trong khoảng thời gian làm tiếp đó, không biết xuất phát từ điều gì mà Đội 12 mời nhiều thầy cúng về lập đàn cúng tế.

    Việc làm này cơ quan chức năng không hề biết. Thời gian vẫn cứ trôi đi, sự kiện phát hiện hiện vật ở sông Tô Lịch cũng mờ dần và dường như không ai để ý nữa, báo chí cũng không còn phản ánh.

    Thi thoảng, năm tháng hay một năm, ông Cường lại gọi điện cho người viết thông báo chuyện xảy ra này, khác đối với một số người liên quan.

    Xong công việc xây kè ở sông Tô Lịch, nghe nói ông Cường sang Lào thi công cho một công trình nào đó.

    Và gần đây nhất, khi em gái ông Cường dính vào vòng lao lý trong vụ Cty Bảo hiểm Pjico ở Sài Gòn phải ra hầu tòa nên ông Cường đã nghĩ rằng vì chuyện “ngày xưa” mới gây nên cơ sự mà viết lại nhưng câu chuyện của cái gọi là “thánh vật” chăng?<<< nguồn:tintuconline.com.vn http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/139227/
  7. dongloibook

    dongloibook Guest

    Trước hết cho tôi gửi lời chào đến admin, các mod và các bạn thành viên. Tôi là 1 thành viên mới.Và là ngf quan tâm đến vấn đề đang đc bàn luận ở đây.Tôi đã theo dõi các số báo, và hôm qua có đọc bài báo viết về sự việc trên ở báo Khoa Học Và Đời Sống. Có đăng bài phỏng vấn mà tôi cho là khá quan trọng và khách quan, gồm 2 nhân vật, 1 là Đại Đức Minh Hiển trụ trì chùa Hương, 2 là của ông Nguyễn Kim Ngọc, ngf của viện BTHN đc mời đến và mang các cổ vật về nghiên cứu.
    Theo Đại Đức Minh Hiển thì khẳng định rằng Thượng Tọa Thích Viên Thành chưa từng đến hiện trường như lời ông Hùng Cường nói trên báo. mặc dù có đc mời nhưng Thượng tọa từ chối ko đến và chỉ cho các đệ tử đến làm lễ cúng chúng sinh (1 lễ hàng ngày của nhà chùa).Và còn khẳng định trước khi viên tịch Thượng tọa cũng ko hề nhắc đến chuyện này.
    Còn theo ông Kim Ngọc thì cho rằng, đây là nơi giao của 3 con sông, nên vô tình đã tạo thành 1 chỗ chũng hơn các chỗ khác (như 1 hố đen - theo tôi hiểu) nên các thứ mới đọng lại ở đó, bằng chứng là ở đó có cả các loại bát gốm, đĩa, xương động vật khác nhau, có niên đại khác nhau. Đặc biệt là ông còn nói niên đại của xương người chỉ có 200 năm.
    Đây là vấn đề chủ đạo là tờ KH&ĐS đưa ra trên số báo. Nhưng theo tôi thì từ đó sự việc lại càng trở nên khó hiểu, khó tin hơn. Và nhất là lời nói của ông Hùng Cường.
    Tôi mới tham gia 4rum có gì ko phải mong đc thông cảm và chỉ giúp.
    Xin cám ơn!
    thinhbeo2001 thích bài này.
  8. thinhbeo2001

    thinhbeo2001 Thành viên

    Bài viết:
    251
    Được Like:
    117
    Theo như bạn nói thì lại phải đặt câu hỏi sang báo "bảo vệ pháp luật cuối tuần" rồi. Thông tin không có kiểm chứng lại chọn đăng, gây hoang mang dân chúng , PHẢI KHÔNG BẠN???
    Ý kiến chủ quan của tôi là , tôi vẫn chờ những chứng cứ khoa học mà người ta tìm đựoc và công bố sau đó kết luận.
  9. forever_sad

    forever_sad Guest

    mọi người cho tui hỏi là : bây h cái đoạn sông đó ra sao rồi ? vẫn tiếp tục làm hay là bỏ đỏ ? và nếu tiếp tục làm thì những người tiếp tục công việc đó có gặp vấn đề j tương tự như những người trước ko ?
  10. buihunghp

    buihunghp Thành viên

    Bài viết:
    348
    Được Like:
    545
    Trong bài loạt bài kể chuyện "thánh vật" của tờ báo nọ đã nêu ra những chi tiết kỳ bí xung quanh cái chết của một số nhân vật được rộng rãi công chúng biết đến như Thượng toạ Thích Viên Thành (lúc đấy là trụ trì chùa Hương, Hà Tây) và cố GS Trần Quốc Vượng - một trong tứ trụ (Lâm, Lê, Tấn, Vượng) của giới sử gia đương đại.


    [​IMG]GS Trần Quốc Vượng mất vì bị ung thư
    Khi tờ báo trên (bắt đầu từ số 13 ra ngày 31/3/2007) đăng loạt bài dài kỳ “Chuyện khó tin: Thánh vật ở sông Tô Lịch” của tác giả Nguyễn Hùng Cường - Đội trưởng Đội xây dựng số 12, trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng dư luận bán tín bán nghi không cưỡng lại được.

    Trong bài báo đã nêu ra những chi tiết kỳ bí xung quanh cái chết của một số nhân vật được rộng rãi công chúng biết đến như Thượng toạ Thích Viên Thành - lúc đấy là trụ trì chùa Hương (Hà Tây) và cố GS Trần Quốc Vượng - một trong tứ trụ (Lâm, Lê, Tấn, Vượng) của giới sử gia đương đại.
    Nghi ngờ về độ chân thực của những lời kể trên, chúng tôi đã lật lại các tư liệu cũ và gặp gỡ một số người thân của 2 nhân vật trên để có được câu trả lời về vấn đề này.
    Thượng tọa Thích Viên Thành chưa từng đặt chân đến vị trí "thánh vật"
    Trên tờ báo này số 13, ông Cường viết: “Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động, tôi đã mời được Thượng toạ Thích Viên Thành ở Chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường, thầy đã ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm một lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm; Vì vậy các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong, thầy Thích Viên Thành nói với mọi người: “Mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ”. Rồi buồn buồn thầy nói: “Vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”. Ba tháng sau, thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói thầy mất vì trận đồ trấn yểm ở sông Tô Lịch”.
    Sau khi đọc được thông tin này trên mặt báo, Đại Đức Thích Minh Hiền - Phó Trưởng ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hương, đệ tử chân truyền của Thượng tọa Thích Viên Thành, đã không giấu được tâm trạng bức xúc. Bởi lẽ, Đại đức là người biết rất rõ cố Thượng toạ Thích Viên Thành, thầy mình, chưa một lần đặt chân tới nơi được coi là vị trí “thánh vật trên dòng sông Tô Lịch”!
    Sau khi Đội thi công số 12 nhiều lần cử người lên mời thầy đến trấn yểm, Thượng toạ đã cử một số đệ tử đến cúng lục đạo, tức là cúng chúng sinh ở khu vực sông để làm an những linh hồn trú ngụ ở nơi đó. Mà cúng chúng sinh là việc làm rất thường xuyên của tất cả các đền, chùa, kể cả các cửa điện tại gia của các thầy bà trong thiên hạ. Vì vậy, không thể nói cố Thượng toạ Thích Viên Thành viên tịch vì đã lập đàn tràng hoá giải trận đồ trấn yểm nơi khúc sông Tô Lịch.
    Hơn nữa, các đệ tử của Thượng toạ Thích Viên Thành đều khẳng định rằng, phút lâm chung, thầy không hề nói gì đến việc trận đồ trấn yểm ở khúc sông đó. Đại đức Thích Minh Hiền buồn buồn nói giữa một cõi núi rừng miên man, chìm lắng: “Thầy ra đi vì thầy đã mãn nghiệp, đã hết duyên với cõi sa bà. Thầy kết thúc kiếp đời này để tái sinh trong một kiếp luân hồi khác. Đó là quy luật, đã hết duyên thì không thể níu kéo được, đừng cố gán cho nó một nguyên nhân và đừng đổ tội cho ai gây ra điều đó”.
    Cũng trong loạt bài này trên số báo 15 ra ngày 14/4/2007, ông Cường viết về việc đem chiếc tước cổ đem bán để lấy tiền trang trải cuộc sống nhưng kỳ lạ là khi “khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật là kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà Nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho hết ông. GS Trần Quốc Vượng lúc đó vừa lấy vợ mới đang rất vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước, khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi làm cho gốm bở ra rất dễ vỡ, nhắc lên nhắc xuống nhiều nó sẽ tự nứt vỡ. Chuyện cái tước không có gì liên quan đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không dám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông có xin mấy món đồ lúc ông đến công trình”.
    GS Trần Quốc Vượng mất vì căn bệnh ung thư
    Chúng ta đều biết rằng đến năm 2005, tức là sau 4 năm khi xảy ra sự kiện “sông Tô Lịch”, GS Trần Quốc Vượng mới phát hiện ra căn bệnh ung thư quái ác.
    Cô Bảy, vợ GS từng kể lại rằng: Hôm đó là vào ngày lễ ông Công, ông Táo Tết ất Dậu, gia đình vừa có đại tang. Phương Anh, con gái của giáo sư Vượng và người vợ đầu tiên vừa mất được hơn một tháng vì căn bệnh ung thư khi cô vừa 30 tuổi. Rất đau buồn, giáo sư không ăn uống mấy và nuốt rất khó khăn. Cô Bảy nghĩ rằng chồng chỉ bị viêm họng thông thường nhưng vẫn bắt ông đi khám. Sau một cuộc hành trình đằng đẵng qua nhiều bệnh viện, kết quả xác định căn bệnh ung thư di truyền quái ác đã làm choáng váng cả gia đình giáo sư. Hai người con gái của giáo sư Vượng với vợ đầu đều phải sống chung với căn bệnh quái ác này.
    Cô Bảy xác định chắc chắn căn bệnh ung thư xuất hiện vào khoảng cuối tháng 2, lúc đó đã di căn vào gan và tiến triển rất nhanh. Gia đình đã cố gắng tìm mọi thầy hay thuốc tốt, nhưng cũng không thể kìm hãm nổi sự tàn phá rõ rệt đến từng giờ từng phút của căn bệnh này. Đến tháng 4 thì giáo sư đã không thể ăn uống được nữa mà phải đặt ống thực quản. Cuối tháng 6, giáo sư nhập viện. Lần nhập viện này chỉ kéo dài được đúng 1 tháng 19 ngày thì giáo sư mất.
    Qua đó có thể thấy, GS Trần Quốc Vượng không hề mất đột ngột như lời ông Nguyễn Hùng Cường kể mà mất sau một thời gian dài lâm trọng bệnh. Và căn bệnh này có tính chất di truyền khi đã cướp đi ba người thân yêu của ông trong gia đình. Phải chăng việc gán ghép sự “ra đi” của GS Trần Quốc Vượng với việc ông xin một số đồ cổ tìm thấy trên sông Tô Lịch là một sự cố ý của người viết. Không hiểu khi đưa việc này chỉ đơn thuần là do sự duy tâm, sự thiếu thông tin hay còn vì một lý do nào đó?
    Không lẽ những người cầm vào cổ vật đều... chết cả?
    [​IMG]TS Nguyễn Văn Khải - Viện Công nghệ Môi trường: "Có biết bao nhiêu người đã động vào những thứ đồ cổ đó mà có phải ai cũng chết cả đâu?".Bình luận về những thông tin này, TS Nguyễn Văn Khải - Viện Công nghệ Môi trường - khẳng định, ông cực kỳ phản đối việc nói GS Trần Quốc Vượng “mất là do cầm cổ vật trên sông Tô Lịch”. Có biết bao nhiêu người đã động vào những thứ đồ cổ đó mà có phải ai cũng chết cả đâu? Nếu cầm vật mà chết thì dưới góc nhìn của khoa học là do chất độc hoặc bức xạ từ vật phát ra mà gây tử vong cho người cầm. Khoa học Việt Nam giờ hoàn toàn có thể kiểm tra đựơc việc này. Nếu đúng là thế thì khi nào có kết quả chính xác hãy phát ngôn cũng không muộn.
    Còn việc Thượng toạ Thích Viên Thành lập đàn tràng ở đất hiểm mà bị chết, TS Khải cũng không cho là đúng. Vì nếu thế chẳng ai còn dám đi lập đàn nữa, vì sao biết trước được lành dữ thế nào, hoặc trước khi đi lập đàn thì phải... thảo sẵn di chúc cho người ở lại. “Tôi lấy ngay ví dụ như dòng họ nhà tôi, chỉ trong vòng 3 năm mất đến cả chục người. Những người đó đều không quá 60 tuổi. Thế họ nhà tôi phải đổ lỗi cho ai? Thực ra họ đã tận dụng một cái mà mọi người không để ý đó là xác suất thống kê. Trong một phạm vi rất rộng và trong một thời gian rất dài như thế thì vô số sự việc tốt xấu có thể xảy ra” - TS Khải khẳng định.
    Không chỉ có vậy, việc nói: “GS Trần Quốc Vượng qua đời do lấy đồ từ sông Tô Lịch” đã gây ra sự phản ứng từ nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử VN. Phát biểu trên báo Văn hoá, ông Dương Trung Quốc cho rằng, đây là việc xúc phạm đến người đã mất.
    Ông Dương Trung Quốc nhận định ngay từ ban đầu, việc dùng từ “thánh vật” trong bài báo chỉ nhằm vào việc “gây sự tò mò, thu hút người đọc”. “Tôi là học trò của cố GS Trần Quốc Vượng. Thầy Vượng là nhà khảo cổ, việc thầy giữ một số hiện vật mà do những hoàn cảnh được luật pháp cho phép thì điều đó là rất bình thường. Trên thực tế không chỉ riêng thầy. Thế nhưng vận cái chuyện đó vào thầy và thầy mất sau đó là không có căn cứ vì có hồ sơ bệnh án khoa học. Như thế, trong chừng mực nào đó là xúc phạm đến người đã mất”.
    Theo [​IMG]
    thinhbeo2001 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.