Cấu hình phần cứng của thiết bị di động [SHARP 903SH sử dụng Yamaha LSI YMU786(MA-7) chipset controller] Thuật toán - Codec Note Trong nhóm các định dạng âm thanh nén "lossless" thì file Wave là định dạng đảm bảo tính trung thực âm thanh gốc cao nhất vì thực chất thì Wave là định dạng âm thanh không nén, đây là lựa chọn tốt nhất cho việc chuyển các đĩa CD nhạc "gốc" thành file để lưu trữ trên PC. Vấn đề với Wave là kích thước file khổng lồ: chiếm khoảng 10MB cho 1 phút nhạc chất lượng "như CD". Đây có thể không là vấn đề với ổ cứng hàng trăm GB nhưng lại là vấn đề với bộ nhớ khiêm tốn của máy điện thoại di động. CBR [Constant Bit Rate] Chuẩn chất lượng âm thanh CBR quy định Bitrate của file Audio luôn là một hằng số trong số quá trình Encoder cũng như Playback, đoạn nào âm thanh "ít" thì vẫn dùng tần số đó (nên dư thừa), đoạn nào âm thanh "nhiều" cũng vẫn dùng tần số đó [nên thiếu]..Chuẩn thích hợp cho streaming Audio, nơi mà các thiết bị âm thanh không thể “thể hiện .. hết mình!” Tần số cố định, độ dài bài hát biết trước, nên sẽ tính được trước dung lượng của file = tần số x độ dài VBR [Variable Bit Rate] Tự điều phối bitrate ứng với từng khoảng âm thanh trong quá trình Encoder, những khoảng âm có mức phức tạp cao sẽ được nâng cao bitrate so với những khoảng âm bình thường, những khoảng âm đơn giản sẽ bị giảm bitrate theo tỉ lệ tương ứng. VBR cho chất lượng tốt hơn với kích thước file nhỏ hơn CBR nhờ cấp phát bitrate "thông minh" hơn.. Tất cả các định dạng "lossless" đều được mã hoá theo VBR. Note Nhiều máy nghe nhạc đời mới đã có hỗ trợ VBR nhưng những máy nghe nhạc đời cũ có thể không "hiểu" đúng và play VBR [90xSH support VBR]. Khi Encoder kết thúc, file sẽ có được bitrate trung bình, WMA, ACC, MP3, Ogg Vorbis hỗ trợ chuẩn âm thanh này.. ABR [Average Bit Rate] Gần giống định dạng VBR [kích thước file biết trước] nhờ điều chỉnh mức thay đổi quanh giá trị bitrate trung bình ấn định trước. Two-pass Encoding Lần thứ 1 Trích xuất thông tin, thời gian vào 1 file log (not export to Audio) Lần thứ 2 Dùng các bộ giải mã được cung cấp để tối ưu chất lượng âm thanh. Vì thể two-pass Encoding luôn có chất lượng cao hơn one-pass encoding Bit Rate Quy định số bitrate sử dụng trong 1 đơn vị thời gian mỗi khi encoder. Số bitrate càng cao thì thông tin âm thanh chứa trong mỗi giây càng nhiều. Nhạc thường gồm nhiều âm thanh của các nhạc cụ như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng kèn.. với nhiều cung bậc tần số khác nhau, dùng bitrate càng cao sẽ ghi nhận càng đầy đủ các âm thanh và càng nhiều cung bậc, nghĩa là chất lượng của nhạc nén càng gần với CD gốc. Bitrate càng cao thì kích thước file càng lớn. Note Các công cụ chuyển đổi định dạng thường cũng cho phép các bro chuyển đổi bitrate, nhưng lưu ý việc chuyển bitrate từ thấp lên cao chỉ làm tăng kích thước file chứ không giúp cải thiện chất lượng âm thanh hiện hữu. [Sampling Frequency hay Sample Rate] Tần số lấy mẫu có ảnh hưởng đến chất lượng file nhạc nhưng gần như không ảnh hưởng đến dung lượng.. Tần số lấy mẫu càng cao, chất lượng âm thanh càng tốt và để cho "âm thanh trọn vẹn" thì ít nhất phải gấp đôi tần số cao nhất mà tai người có thể cảm nhận [20KHz]. Tất cả các CD nhạc gốc đều được ghi với tần số lấy mẫu là 44.1KHz [xấp xỉ gấp đôi 20KHz] và đây cũng là tần số chuẩn cho các file nhạc nén. Note Có một điều thường gây ngộ nhận đó là thiết lập kênh "stereo" và "mono". Thường người ta nghĩ rằng file nhạc nén 128kbps kênh đơn [mono] sẽ có kích thước chỉ bằng ½ file 128kbps kênh đôi [stereo]. Nhưng sự thật để đảm bảo số bitrate, file "mono" được mã hoá với chất lượng gấp đôi file "stereo" [số bitrate thực của mỗi kênh = số bitrate của file chia cho số kênh]. Các định dạng Nhạc số MP3 Website: www.iis.fraunhofer.de/amm/techinf/layer3/ MPEG-1 Audio Layer 3 [MP3] MPEG = Moving Picture Experts Group – Layer 3 được học viện Fraunhofer Institute Đức phát triển vào cuối thập niên 1980, đây là định dạng nhạc nén "già” nhất và phổ biến nhất, gần như tất cả máy nghe nhạc đều hỗ trợ định dạng này. Kỹ thuật chính của MP3 là loại bỏ những khoảng âm tai người không nghe được hoặc khó nghe.. MP3 có 3 mức chia Layer 1: 384kbps / dung lượng ¼ Layer 2: 192kbps-256kbps / dung lượng 1/6 or 1/8 Layer 3: 112kbps-128bkps / dung lượng 1/10 or 1/12 Note Thông thường, một file nhạc MP3 có bitrate: khoảng 128kbps có chất lượng tốt. Để có nhưng file nhạc MP3 có chất lượng cao, nhất thiết bitrate phải ở mức 224/230 kbit/s. Được Thompson [đồng sở hữu phát minh MP3] công bố vào năm 2001 dựa trên công nghệ của Coding Technologies [có kết hợp với Fraunhofer Institute]. Sự ra đời của định dạng MP3PRO [file dạng .mp3pro] bổ sung cho yếu điểm của MP3 thông thường khi convert ở bitrate dưới 64kbps cho chất lượng rất kém, nhưng định dạng không thể phát triển thêm do gặp khó khăn và rắc rối về bản quyền Định dạng ACC - .m4a .m4p .mp4 Website: www.iis.fraunhofer.de/amm/techinf/aac/ ACC = Advanced Audio Coding là chuẩn nén cũng do học viện Fraunhofer Institute phát triển từ năm 1997 [hợp tác với một số công ty như APPLE, NOKIA ,AT&T, Sony và Dolby] phổ biến trên iTunes và iPod. AAC còn được gọi là MP4 và được xem là định dạng cải tiến của MP3. Cùng với một dung lượng ACC cho chất lượng tốt hơn MP3 nhưng lại kém hơn với WMA. Đến tháng 1 năm 2006, khi ACC chính thức hổ trợ VBR (Variable Bit Rate) trong dòng sản phẩn iTunes 6.x 7.x thì mới sánh vai với định dạng nhạc số nén tốt nhất tính đến thời điểm hiện nay là WMA. WMA - Windows Media Audio Website: www.microsoft.com/windows/windowsmedia Được phát triển bởi Microsoft trên các sản phần Window Media Player 8, 9, 10 và 11 Với các ưu điểm cung cấp chất luuwonng âm thanh cao với dung lượng chỉ bằng ½ so với file MP3 và sấp xỉ file ACC. WMA còn cho phép hỗ trợ bản quyền với DRM = Digital Right Management. Ngay khi việc ra đời, định dạng đã hỗ trợ cả hai CBR (Constant Bit Rate) và VBR (Variable Bit Rate) nên WMA giành được ngôi vị vững chắc trong làng nhạc nén. Musepack [file dạng .mpc] Website: www.musepack.net Là codec nguồn mở được phát triển từ năm 1997, ban đầu dựa trên MPEG-1 Layer 2 (trước đây được biết đến với tên MPEG+ hay MP+). Định dạng này được thiết kế tối ưu cho chất lượng xuất sắc ở bitrate cao. OGG = OGG Vorbis Định dạng mã mở dùng để cạnh tranh với MP3, ACC và WMA. Định dạng được đang được cộng đồng phát triển… Ở dòng máy SHARP và ở đây là 902SH - 903SH - 904SH - 905SH- 910SH - 911SH ngoài chíp âm thanh thứ thiệt [Yamaha MA-7 LSI Chipset Controler], và phần mềm nghe nhạc [Bass, Surround, Loud Wide support..] thì các bro có quyền chọn cho mình một định dạng nghe nhạc nén đúng nghĩa hoàn hảo gần như lossless (MP3 hoặc ACC) tùy theo dung lượng thẻ nhớ! Nếu quan tâm đến việc lưu trữ nhạc số trên PC, các bro có thể tìm hiểu thông tin về các định dạng "lossless" tại các website liên quan: [FLAC] www.monkeysaudio.com [Monkeys Audio] www.losslessaudio.org [OptimFROG] www.softsound.com [Shorten] www.wavpack.com [WavePack] Hầu hết đều cung cấp công cụ để trích (rip) track nhạc từ CD thành file định dạng tương ứng..! Cách Rip file nhạc số Chất lượng cao - SHARP ACC RIP Download iTunes 7.x – http://www.iTunes.com RunTunes \ Edit \ Preperences \ Advanced \ Importing Import Using ACC Setting Custom Stereo Bit Rate Chọn một thông số cho là ổn nhất với tai nghe của mình, từ 16kbit đến 320kbit. Nếu dùng chức năng VBR thì thông số bitrate tối đa được chọn là 256kbps. Theo mình, các chuyên gia thẩm âm nên chọn thông số này, file xuất ra có dung lượng tương đối trung bình mà đạt được chất lượng cao nhất. Note chất lượng tốt nhất nên để mini lowest 160kbps đến 256kbps và VBR (not CBR) MP3 RIP Import Using MP3 Setting Custom Stereo Bit Rate Chọn một thông số cho là ổn nhất với tai nghe của mình, từ 16kbit đến 320kbit. Chọn Use Variable Bit Rate Encoding (VBR) nếu máy có hổ trợ [90xSH hổ trợ VBR Note chất lượng tốt nhất nên để 192kbps đến 224kbps và CBR (not VBR)
Vấn đề đầu tiên là em SD-Jukebox rất khó kiếm,đó là soft của Panasonic JP,đặc biệt là những bản 5.xx và 6.xx Nếu ai có xin vui lòng mở lòng hảo tâm up lên cho anh em cùng nghiên cứu nha!
Theo em biết thì SD-Jukebox phải mua có bản quyền đó bác.Ko có xài chùa được,hic hic.Thằng này rất là lợi hại,có thể dùng để chép nhạc cho tất cả các dòng máy của DOCOMO FOMA,Vodaphone hay Panasonic như sharp,SO,Pana VS,X.Nokia.... Tham khảo thêm ở đây : http://panasonic.jp/support/software/sdjb/connect/sd_audio.html
Đợi tí mà , đã up lên 4shared cho các bác nghiên cứu nè. Thử cách chép vào sharp bằng cap xem nhé. zian_4shared
Tình hình là chưa thấy SD-Jukebox,nghe nói cái Soft này nặng tầm trên 400MB.Up 1 lần ko biết có được ko?
kô biết cái này nghe có điểm gì nổi chội hơn mp3 kô nhỉ.Em chưa nghe nhưng thấy các bác nói em thèm đc thưởng thức quá.Có thể cop = đầu đọc kô vậy.Các bác tìm hiểu cho em sài ké với nhé .cảm ơn các pro nhiều
Có thể xài thẻ SD để chép nhạc với SD-Jukebox.Nhưng vấn đề là sau khi cài đặt xong nó báo lỗi,ko chạy được.Nhức đầu quá....