Uống rượu hai miền Nam - Bắc

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi @gù, 8 Tháng mười 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. @gù Thành viên

    Rượu miền Nam nói chung là nhẹ hơn miền Bắc (có lẽ do khí hậu nóng hơn chăng) và theo tôi không ngon bằng (vì chưa có bữa nào say thực sự ở MN).
    Cách uống MN cũng khác MB :
    MB uống nhâm nhi mượn rượu đưa đồ nhắm - MN mượn mồi uống rượu.


    MB uống rượu riêng chén - MN uống kiểu xoay tua cả bàn xài chung 1 ly.


    MB phần nhiều uống rượu nguyên bản - MN phần lớn uống rượu ngâm đủ thứ.


    MB uống rượu chú trọng nhãn mác - MN cứ có độ cồn là được.


    MB uống rượu kèm nước ngô - MN uống rượu kèm trà đá.


    MB uống rượu đồ nhắm thường được chăm chút - MN uống với gì cũng được kể cả .....bánh trung thu


    MB uống kiểu thâm trầm nói chuyện nhẹ nhàng - MN uống kiểu hào sảng dzô...dzô náo nhiệt.



  2. @gù

    @gù Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    58
    Rượu Làng Vân: Từ "quốc lủi" đến thương hiệu nổi danh

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu Làng Vân nổi danh thiên hạ, nơi có thứ rượu đặc biệt không chỉ dân ta ưa xài mà các ông Tây cũng rất khoái.
    [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Làng Vân chính là thôn Yên Vân thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên - Bắc Giang. Một ngôi làng nhỏ vì thiếu gạo, thiếu việc làm nên phải hành nghề nấu rượu sắn để bán cho những ai say chất men nồng của loài ngũ cốc nhưng cùng với thời gian, cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu của một loại rượu nổi tiếng khắp nước: Rượu Làng Vân. Cái thứ nước trong văn vắt và đẹp như nắng hạ được đóng vào chai này chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm: Hàng ngàn tăm rượu xoay tròn như một cột sáng rất lâu sau mới tắt. Những người sành uống chỉ cần nhìn tăm rượu đã biết rượu đạt bao nhiêu độ, uống vào có êm hay không.
    [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước thời kỳ đổi mới, không ai dám nấu rượu công khai dù là nấu bằng sắn và có lý do rất hợp lý: Nấu rượu chỉ để lấy bỗng nuôi lợn chứ không phải lấy rượu để đầu độc con người. Cái từ quốc lủi có ý đối lập với quốc doanh, "quốc lủi" là không được phép làm mà ai cũng muốn làm còn quốc doanh là những việc được phép làm nhưng ít ai muốn làm vì hiệu quả kinh tế không cao. Nấu rượu lậu là bị phạt, vận chuyển rượu dù chỉ một vài chai cũng bị phạt nhưng khắp nơi vẫn có rượu quê để uống khi ngày rằm, mồng một hoặc những khi có đình, có đám. Ai cũng uống mà lại gọi là uống lủi (uống vụng, uống lậu, uống giấu uống diếm). Hoá ra, có rất nhiều điều cấm đoán lại rất thú vị, hấp dẫn cứ như người lớn trên khắp hành tinh này trả lời câu hỏi đơn giản của trẻ con: Tại sao mẹ lại sinh được em bé? - Con cò trắng mang em bé đến cho mẹ đấy.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ai cũng biết người làng Vân nấu rượu bằng sắn, thứ nguyên liệu rẻ hơn gạo rất nhiều, nhưng tại sao các vùng quê khác không học được nghề biến sắn thành rượu? Bí quyết nằm ở khâu ủ men rượu và mỗi lò rượu có bí quyết riêng của mình. Người không quen uống rượu chắc chắn chỉ biết đây là rượu Làng Vân chứ không thể phân biệt được chai này thuộc lò nào. Sự khác biệt tinh tế chỉ là điểm: Độ êm, độ mát khi giọt rượu trôi từ vòm miệng xuống thấm ướt cổ họng. Danh tiếng của mỗi lò rượu được đánh giá chỉnh ở sự khác biệt rất nhỏ này. Anh Nguyễn Đức Hạnh, chủ một lò rượu của làng Vân cho biết cách giữ bí quyết nghề nầu rượu cũng không khác bất cứ một làng quê nào khác: "Khâu ủ men chỉ truyền cho con trai và con dâu chứ không bao giờ truyền cho con gái."[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xin giới thiệu chùm ảnh "Biến sắn thành...rượu" vừa chụp tại làng Vân:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [/FONT]
  3. @gù

    @gù Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    58
    RƯỢU SAN LÙNG

    Truyền thuyết người Dao truyền tụng rằng rượu San Lùng là rượu của trời, của các đấng thiêntinh. Các vị Bồ Tát thường phái Tiên sa xuống núi Pò Sèn (ở Bản Xèo - bát Xát) lấy rượu về. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là 'tam long' và địa danh ấy là San Lùng. Là vùng đất có rồng thiêng, nên đồng bào đến ở lập thành làng bản và sinh sống bằng nghề làm nương nấu rượu. Rượu San lùng là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.Rượu San Lùng hương thơm, vị đậm đà mau làm lan toả sự đê mê tới lục phủ ngũ tạng, tới chân tơ kẽ tóc. Sau tiệc rượu, ta có cảm giác lâng lâng sảng khoái, không u mê đau đầu. Mới một giọt đã mềm môi, làm ta muốn thêm giọt nữa. Uống rượu San Lùng buổi sáng, sẽ như có vị thần sức mạnh hỗ trợ ở hai vai, nên làm lụng cả ngày không hề mệt mỏi. Nếu vào buổi tối uống cùng bạn, sẽ như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mỗi người tào dâng lời hay ý đẹp nói lên những gì lúc khác chưa nói được.
    Rượu San Lùng được chế biến rất công phu. Nguyên liệu tuyển chọn kỹ từ thóc nương vào sữa ở độ dẻo. Trước khi nâu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Rượu được chưng cách thuỷ hai lần, Lần thứ nhất là khử tap và lọc cốt. Lần thứ hai làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn, thế mới ra được rượu và chỉ có người San Lùng mới làm ra rượu San Lùng thơm, ngon, êm dịu.
  4. @gù

    @gù Thành viên

    Bài viết:
    18
    Được Like:
    58
    Rượu Bàu Đá - Thiên hạ đệ nhất tửu


    [FONT=&quot]Rượu Bàu Đá là đặc sản của vùng đất võ Bình Định. Rượu hoàn toàn được chưng cất bằng phương pháp thủ công nên có hương vị đặc biệt. Bây giờ, tiếng tăm của rượu Bàu Đá đã lan rộng trong cả nước và cả ngoài nước, đã in dấu trong thơ ca, nhạc họa, đã xuất hiện trong giai thoại làng văn nghệ, đã trở thành sự nhắc nhở thân tình của bạn hữu mỗi khi gặp một người Bình Định ghé ra tỉnh ngoài: "Có mang Bàu Đá không?"

    [/FONT][FONT=&quot]Rượu Bàu Đá được các gia đình quanh vùng cất từ gạo, như một thứ nghề gia truyền. Từ xưa đến nay rượu Bàu Đá chính hiệu vẫn được chưng cất qua quy trình thủ công chứ chưa hề được sản xuất trong nhà máy công nghiệp tối tân như các loại rượu danh tiếng trên thế giới. Mà rượu Bàu Đá danh tiếng là ở cái sự thủ công ấy, ở đôi quang gánh tre mây cô thôn nữ gánh ra chợ làng, ở cái nậm sành, nậm đất, vò thạp thô sơ giấu trong lòng nó dòng lửa bằng nước. Ấy đấy, với rượu Bàu Đá chân chính, ta có thể diễn tả như vậy khi chế một ít rượu vào khô mực, khô cá và bật diêm lên. Trả lời ngọn lửa diêm là một ngọn lửa trong trẻo viên mãn bùng lên từ rượu tẩm, đủ sức làm thơm đĩa mồi truyền thống. Có lần tôi đã chứng kiến mấy ông bạn nông dân ngồi trên bờ ruộng nướng cua cá bằng cỏ có tẩm thêm ít rượu Bàu Đá cho bén, cho thơm. Rượu Bàu Đá có lửa, đã đành. Rượu Bàu Đá còn có cả băng tuyết. Thật đấy, sờ vào da chum da bình đựng rượu là mát lạnh tay. Một giọt rượu nhỏ lên da, cái mát lạnh truyền đến tận tim - ấy là thưởng rượu bằng xúc giác. Rót rượu Bàu Đá phải biết cách nhấc vòi cao lên một tí, tiếng rượu mới thánh thót như một hợp âm huyền diệu; thính giác bắt đầu nhập cuộc. Chính độ cao thấp của vòi rượu quyết định vẻ đẹp của chén rượu. Chén rượu đầy đặn mà vẫn không tràn gọi là vun. Thị giác sẽ no nê bởi cái sống động của tăm rượu như có con cá sống nằm thở ở đáy chén. Nâng chén rượu ngang môi chưa uống vội, hãy nheo mắt tận hưởng mùi thơm tỏa riu riu khắp mặt mày qua những sợi khói vô hình. Nhấp nhẹ một chút, bọt sủi tăm đóng cườm quanh miệng, lặng nghe vị giác lâng lâng, ngấm dần, uống đến đâu biết đến đấy. Cái nồng nàn, cái ý vị không tả nổi, nhất thiết phải "khà" một tiếng, thật là đã vậy! Xúc giác, thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác - ngũ quan thưởng rượu.[/FONT][FONT=&quot] Mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm - đó là biệt tính của rượu Bàu Đá. Người bị cảm nhiễm mưa nắng, cách chữa công hiệu nhất là tới một lò rượu, xin phép chủ nhà rồi tự tay hé giở nắp nồi, đón lấy hơi rượu xông lên nghi ngút. Từng chân tơ kẽ tóc mồ hôi túa như mưa. Lau khô một lượt. Thế là khỏe như thần. Người Bình Định trong nhà luôn có góc rượu Bàu Đá ngâm tỏi hoặc ngâm tiêu đề phòng gió máy, đầy hơi lạnh bụng. Con nhà võ thường ngâm thuốc võ bí truyền tùy từng môn phái để dùng. [/FONT][FONT=&quot]Tuy nhiên, cái quyến rũ nhất của rượu Bàu Đá vẫn là không khí bạn bè tri kỷ, một đêm nào đó, ngồi xếp bằng quây quần trên đất, dưới trăng: "Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu. Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu". (Thơ Đường, tạm dịch: Mời anh uống cạn một chén rượu, cùng tôi quên hết sầu muộn xưa).[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
  5. anhhoang102

    anhhoang102 Thành viên

    Bài viết:
    125
    Được Like:
    85
    @Gù nói đúng, trừ câu này chưa chính xác!
    MB uống là nốc ao, chứ không nhâm nhi như MN.
    MB vừa uống vừa ăn => tốn mồi.
    MN thì uống là chính => ít tốn mồi.
    Bạn có vẻ tìm hiểu nhiều về rượu nhỉ?
  6. nthoang

    nthoang Thành viên

    Bài viết:
    276
    Được Like:
    136
    Sao không nói tới Rượu Ninh Bình vậy ta.Rượu đó uống mới gọi là đỉnh đó.Còn ngon hơn cả Rượu Bầu Đá nửa
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.