Chương trình xử lý và kỹ thuật chụp cơ bản cho dòng SHARP

Thảo luận trong 'JMP: Multimedia' bắt đầu bởi minhhoang, 22 Tháng mười hai 2006.

  1. asam

    asam Thành viên

    Bài viết:
    525
    Được Like:
    345
    Có mình wan tâm đây!!!nhưng hình như font chữ chưa đúng!!!

    @zian: mình muốn offline wa!!!!giờ tính sao đây? pót tấm ảnh đó lên ác thật!cho xin nick YH nhé!!rất bít ơn!:D

    rất hay :D,thanks đã chỉ dẫn

    thấy các bác có vẻ hứng thú với vấn đề nì ngịc PS wá hen...em có cái ebook +tutorial cho PS muh ko có host để up...thui thì bác nào wan tâm thì add nick em em send cho ạ... YM của e, : o0o_mr_bee_o0o
    @ sẵn tiện sao mình ko làm cái topic zới tên là " làm wen" hay cái j` đoại loại như thía í ạ...để anh em còn bít nick nhau muh chát chít ...chứ cứ PM hoài mịt wá ạ.....

    Hic hic chắc không kịp tới mình đâu zennez ơi, xinh thế zian không thể nào share hic hix

    có thể share hình,nhưng ko thể share nick :D, chỉ dc ngắm ko dc sờ :D

    mấy thủ thuật này em cũng dow trên mạng về ấy chứ,thật ra em có biết tý gì về PS đâu,nhìn, mày mò làm thì nó ra thôi (vất vả lắm:(() có rất nhiều bài tham khảo nhưng em làm được cái nào thì mới dám post bài đó lên.thế cho lên mới nói "bắt chước là 1 nghệ thuật,người bắt chước là 1 nghệ sĩ" (thezoo)

    em định làm font thư pháp,nhưng chẳng hiểu làm sao nó ko hiện font đó trên PS

    haigaru biết làm thư pháp trên photoshop ko,hướng dẫn anh em đi,để làm cái avatar chơi :D,thanh kiu

    Share. Bác nào tốt với thằng anh con bé là share liền :D .
  2. minhhoang

    minhhoang Thành viên

    Bài viết:
    2,323
    Được Like:
    4,369
    MỘT SỐ THUẬT NGỮ MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ

    AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng
    AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
    AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
    Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính
    Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
    Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
    Barrel Distortion
    CCD/CMOS sensor
    Chromatic Aberrations (purple fringing)
    DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
    Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
    Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
    Exposure: Độ phơi sáng
    Full Manual
    Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
    Shutter Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
    Storage card: Thẻ nhớ
    - PCMCIA PC Card
    - Compact Flash Type I
    - Compact Flash Type II
    - SmartMedia
    - Sony MemoryStick
    -Các loại thẻ khác: Secure Digital, Multimedia Card, Sony MemoryStick Pro.
    Types of metering: Các kiểu đo sáng
    Viewfinder: Kính ngắm, Ống ngắm
    Optical viewfinder (Kính ngắm quang học)
    Electronic Viewfinder (LCD Viewfinder): Kính ngắm điện tử
    TTL Optical Viewfinder
    White Balance: Cân bằng trắng

    AE lock (Automatic Exposure lock):Khoá giá trị lộ sáng
    Thể hiện khả năng của máy khoá độ mở ống kính và độ nhậy sáng giúp cho việc chụp nhiều ảnh khác nhau với cùng một giá trị lộ sáng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chụp toàn cảnh (panorama), các ảnh nối với nhau phải có cùng một giá trị lộ sáng
    AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
    Đây là tùy chọn (thường gặp trên các máy tự động) cho phép giữ cố định cự ly canh nét khi chụp ở chế độ tự động
    AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
    Một số máy được trang bị đèn hỗ trợ canh nét. Đèn này thường nằm ngay phía trên ống kính, có tác dụng rọi sáng chủ đề định chụp trong điều kiện thiếu sáng do đó hỗ trợ hệ thống canh nét của máy ảnh (Các máy ảnh kỹ thuật số thường gặp khó khăn khi canh nét trong điều kiện thiếu sáng). Loại đèn này có tầm hoạt động ngắn thường không vượt quá 4 mét. SHARP 903SH và 904SH là 0,5m và 910SH tầm ảnh hưởng đạt đến 4m
    Một số máy đắt tiền được trang bị đèn canh nét phát ra tia hồng ngoại thay vì phát ra ánh sáng nhìn thấy được. Các đèn này có tầm hoạt động xa hơn, hỗ trợ canh nét tự động tốt hơn
    [​IMG]

    Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính
    Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính thường được hình thành bởi các lá thép chồng lên nhau, các lá thép này sẽ di động tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ - nguyên tắc hoạt động này rất giống con ngươi của mắt người. Khẩu độ mở lớn sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn và ngược lại. Giá trị của độ mở ống kính thường được biểu thị theo 3 cách: f/8, F8, 1:8 (ba cách biểu thị này thể hiện cùng một độ mở). Giá trị này thực chất là tỉ lệ giữa độ dài tiêu cự của ống kính với đường kính của khẩu độ mở ra.

    f= độ dài tiêu cự ống kính, A= đường kính của khẩu độ
    [​IMG]

    Trị số f càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Trên ống kính thường được in hay khắc giá trị f nhỏ nhất (Độ mở lớn nhất)- giá trị nhỏ nhất này còn thể hiện độ “nhạy” của ống kính. Trên các máy thuộc dòng chuyên nghiệp thường có vòng chỉnh khẩu độ. Các máy canh nét tự động (autofocus) không có vòng chỉnh khẩu độ, độ mở lớn nhỏ của khẩu độ được điều khiển bằng điện tử , màn hình tinh thể lỏng LCD sẽ báo cho biết khẩu độ đang mở là bao nhiêu. Khi trị số f tăng lên một giá trị trong dãy giá trị độ mở ống kính (.. F2.0, F2.8, F4.0, F5.6, F8.0....) thì lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa
    Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
    Tùy chọn cho phép người dùng tự lựa chọn độ mở ống kính, tốc độ trập (shutter speed) sẽ do máy ảnh tính toán sao cho thu được ảnh có độ phơi sáng(exposure) phù hợp. Tùy chọn này đặc biệt quan trọng khi người chụp muốn kiểm soát vùng ảnh rõ (DOF: depth of field) hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt (special effect
    Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
    Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chế độ chụp cho phép chụp nhiều ảnh tại một thời điểm trên cùng một cảnh, mỗi ảnh chỉ khác nhau về độ phơi sáng. Mức khác biệt về giá trị phơi sáng giữa các ảnh thay đổi từ 0,3 EV (exposure value) đến 2,0 EV. Mức khác biệt này trên đa số máy đều có thể chọn được. Từ tự động (Auto) ở đây có nghĩa là máy sẽ tự động chụp 2 hay 3 hoặc 5 ảnh, trên một số máy người dùng còn có thể tự đặt số lượng ảnh chụp trên một lần bấm máy. Chế độ chụp này rất hữu dụng khi người chụp không chắc chắn mức độ phơi sáng nào là phù hợp nhất là khi chụp các cảnh có độ tương phản cao
    [​IMG]

    Trong 3 ảnh trên: ảnh bên trái được chụp ở mức độ quá sáng (overexposure) các chi tiết ở vùng sáng sẽ bị mờ hoặc không rõ, ảnh ở giữa có mức độ phơi sáng phù hợp các chi tiết ở vùng tối và vùng sáng đều rõ nét, ảnh bên phải có mức độ phơi sáng quá tối (underexposure) các chi tiết ở vùng tối sẽ bị mờ hoặc không rõ nét
    Barrel Distortion
    Đây là hiện tượng các đường thẳng nằm ở rìa ảnh bị uốn cong ỏ giữa, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở thiết kế hình cầu của thấu kính. Hiện tượng này chỉ dễ nhận ra khi chụp ở góc rộng và có các đường thẳng nằm ở rìa ảnh. Đối với người chụp không chuyên nghiệp có lẽ không cần quan tâm đến hiện tượng này
    [​IMG]

    CCD/CMOS sensor
    Đây là bộ cảm biến ánh sáng nằm trong máy ảnh kỹ thuật số có tác dụng chuyển ánh sáng thu nhận từ môi trường bên ngoài sang tín hiệu điện tử. CCD bao gồm hàng triệu tế bào quang điện, mỗi tế bào có tác dụng thu nhận thông tin về từng điểm ảnh (Pixel
    Để có thể thu được mầu sắc, máy ảnh kỹ thuật số sử dụng bộ lọc mầu (color filter) trên mỗi tế bào quang điện. Các tín hiệu điện tử thu được trên mỗi tế bào quang điện sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số nhờ bộ chuyển đổi ADC (Analog to digital converter). Vào thời điểm hiện tại có hai loại bộ cảm biến ánh sáng : CCD (Charged Couple Device) và CMOS (Complimentary metal-oxide). Giá thành sản xuất CCD thường đắt hơn so với CMOS, nguyên nhân chủ yếu là do CCD đòi hỏi phải có dây chuyền sản xuất riêng trong khi có thể sử dụng dây chuyền sản xuất chip, bảng mạch thông thường để sản xuất CMOS

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chromatic Aberrations (purple fringing)
    Hiện tượng xuất hiện viền màu tím xung quanh các vật thể chụp
    [​IMG]

    Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các máy ảnh bán chuyên nghiệp khi chụp các cảnh có độ tương phản cao. Nguyên nhân của hiện tượng này do sự khác biệt về bước sóng của các loại ánh sáng màu do đó thấu kính trong máy ảnh không có khả năng hội tụ chính xác toàn bộ ánh sáng chiếu vào lên mặt phẳng tiêu cự. Mức độ nặng nhẹ của hiện tượng này phụ thuộc vào chất lượng của thấu kính mà cụ thể là mức độ tán sắc của thấu kính. Để giảm bớt hiện tượng này các máy ảnh chuyên nghiệp được trang bị thêm một số thấu kính đặc biệt có chỉ số khúc xạ khác nhau nhằm tạo ra sự hội tụ chính xác lên mặt phẳng hội tụ (focal plane)
    [​IMG]

    Người dùng còn có thể khắc phục hiện tượng này bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh (Photoshop..
    DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
    Mặc dù chức năng chính của khẩu độ là điều khiển lượng ánh sáng đi qua, khẩu độ còn được dùng để mở rộng hay giới hạn khu vực hội tụ rõ nét trong hình ảnh. Cự ly khoảng cách mà các chủ đề hay sự vật hiện rỡ nét trong ảnh được gọi là vùng ảnh rõ hay chiều sâu ảnh trường (depth of field).Vùng ảnh rõ này thường nằm 1/3 phía trước tiêu điểm và 2/3 phía sau tiêu điểm. Khẩu độ đóng càng nhỏ (trị số f lớn) thì vùng ảnh rõ càng sâu, cảnh trước và sau tiêu điểm sẽ sắc nét hơn. Khẩu độ mở càng lớn (trị số f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn, các cảnh phía trước và phía sau tiêu điểm (focus point) sẽ mờ đ
    [​IMG]

    Khi xem xét hai ảnh trên dễ dàng nhận thấy: ảnh chụp với độ mở ống kính lớn (f/2.4) thì chỉ có tấm bưu thiếp đầu tiên là rõ nét (hai tấm phía sau đều mờ), ảnh chụp với độ mở ống kính nhỏ (f/8) hai tấm bưu thiếp phía sau sẽ rõ nét hơn.
    Vùng ảnh rõ còn phụ thuộc vào:
    - khoảng cách giữa máy ảnh đến cảnh chụp (subject distance), càng gần thì vùng ảnh rõ càng cạn.
    - độ dài tiêu cự (focal lenth), tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu. Ảnh chụp bằng ống kính 28mm độ mở ống kính f/5.6 sẽ có vùng ảnh rõ sâu hơn ảnh chụp bằng ống kính 70mm cùng độ mở ống kính
    Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
    Đây không phải là zoom thật sự, đây thực chất là việc máy ảnh cắt lấy phần trung tâm của cảnh rối dùng thuật toán nội suy để tạo ra ảnh, vì vậy zoom kỹ thuật số làm giảm chất lượng của ảnh bù lại khả năng zoom của máy được mở rộng
    Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
    [​IMG]
    Hầu hết các nhà sản xuất đều ghi số lượng điểm ảnh có trên bộ cảm biến ánh sáng để chỉ độ phân giải của máy ảnh.Tuy nhiên độ phân giải thực phải là số lượng thực sự các pixel ghi nhận hình ảnh (không phải tất cả các tế bào quang điện có trên bộ cảm biến ánh sáng làm nhiệm vụ ghi nhận hình ảnh). Effective pixels (tuy không hoàn toàn chính xác) thường dùng để chỉ độ phân giải thực
    Exposure: Độ phơi sáng
    Tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng (Automatic exposure control) là một trong những đặc tính không thể thiếu được đối với máy ảnh kỹ thuật số. Máy ảnh sẽ tự động đo cường độ ánh sáng từ đó xác định tốc độ trập và độ mở ống kính cho phù hợp với chủ đề chụp. Nhờ có đặc tính này người chụp chỉ còn phải tập trung đến chủ đề định chụp. Đặc tính này cũng cực kỳ hữu dụng khi chụp các chủ đề động khi mà thời gian để chuẩn bị lựa chọn chế độ chụp rất ngắn.
    Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu chỉ dựa vào chế độ tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng, người chụp sẽ thu được những bức ảnh hoặc là quá sáng (overexposure) hoặc là quá tối (underexposure). Lúc này người dùng cần đến tùy chọn cho phép chỉnh giá trị phơi sáng EV (Exposure value) nhằm tăng giảm mức độ sáng của ảnh chụp. Một trong những biện pháp nhằm thu được ảnh chụp có độ phơi sáng phù hợp là chụp cùng lúc 3 ảnh. Ảnh đầu tiên có mức độ phơi sáng chuẩn theo như tính toán của máy, ảnh thứ 2 được tăng mức độ phơi sáng lên một giá trị, ảnh thứ ba được giảm mức độ phơi sáng xuống một giá trị. Sau đó người chụp sẽ quyết định ảnh chụp nào có mức độ phơi sáng phù hợp nhất trong 3 ảnh trên. Kiểu chụp này thường được gọi là chụp bù trừ (bracketing).
    Mức độ phơi sáng bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bốn yếu tố:
    - Cường độ sáng (Intensity) của ánh sáng hắt vào chủ đề, hay độ sáng (Luminance) của chủ đề phản chiếu tới máy ảnh.
    - Độ nhậy sáng ISO
    - Khoảng thời gian lộ sáng (điều khiển bằng tốc độ trập)
    - Lượng sáng cho vào CCD (điều khiển bằng khẩu độ
    Full Manual
    Tùy chọn cho phép chỉnh cả tốc độ trập và độ mở ống kính (một tùy chọn không thể thiếu với nhưng người chuyên nghiệp). Người chụp ảnh có được khả năng kiểm soát hoàn toàn mức độ phơi sáng tạo thuận lợi tối đa cho việc sáng tạo ảnh. Tùy chọn này thường chỉ có ở các máy chuyên nghiệp và một số ít máy bán chuyên nghiệp
    Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
    Đối với các máy ảnh truyền thống sử dụng film, chỉ số ISO biểu thị độ nhậy của film (film’s sensitivity), chỉ số ISO lớn thì film có khả năng nhạy sáng cao do đó sẽ thích hợp cho chụp ở tốc độ trập nhanh hay trong điều kiện thiếu sáng (low light). Tuy nhiên film có độ nhậy sáng càng lớn thì càng có xu hướng bị hiện tượng hạt mầu to (grainy).
    Đối với máy ảnh kỹ thuật số, độ nhậy sáng phụ thuộc bộ cảm biến ánh sáng CCD/CMOS. Khác với máy ảnh dùng film người chụp bị phụ thuộc vào độ nhậy sáng của film, độ nhậy sáng của máy ảnh kỹ thuật số có thể chỉnh được. Khả năng chỉnh độ nhậy sáng ngay trên máy cũng là một ưu thế của máy ảnh kỹ thuật số khi so sánh với máy ảnh dùng film. Tuy nhiên CCD là thiết bị tương tự (analog) do đó khi tăng độ nhậy sáng có nghĩa là phải tăng cường khuyếch đại tín hiệu điện tử đồng nghĩa với việc khuyếch đại các tín hiệu nhiễu, ảnh cũng sẽ bị nhiễu màu nhiều hơn. Một vài tiến bộ gần đây trong công nghệ sản xuất chip đã cho phép tăng độ nhậy sáng vượt qua giá trị ISO 400 mà ít ảnh hưởng đến độ nhiễu màu
    Shutter Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
    Tùy chọn cho phép người dùng tự điều chỉnh tốc độ trập, khẩu độ hay độ mở ống kính sẽ do máy tính toán nhằm thu được ảnh có độ phơi sáng phù hợp nhất. Tùy chọn này thường được sử dụng khi muốn tạo hiệu ứng đặc biệt, ví dụ như ảnh mờ của mặt nước trên sông, hoặc chụp bắt các cảnh động (hoạt động thể thao..)
    Storage card: Thẻ nhớ
    Thẻ nhớ trong máy ảnh kỹ thuật số thực chất là một thiết bị lưu trữ di động chứa đựng thông tin về ảnh chụp dưới dạng kỹ thuật số (bit, bytes). Hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số đều có thẻ nhớ đi kèm, chỉ một số ít máy ảnh có tích hợp sẵn bộ nhớ bên trong. Có rất nhiều loại thẻ nhớ có trên thị trường tuy nhiên chỉ có một số ít tỏ ra thông dụng.
    Types of metering: Các kiểu đo sáng
    Không phải tất cả các vùng nằm trong chủ đề chụp đều có mức độ quan trọng như nhau đối với việc tạo nên bức ảnh cũng như quyết định mức độ phơi sáng của ảnh. Ví dụ như khi chụp phong cảnh, mức độ phơi sáng của chủ đề chụp ở gần sẽ quan trọng hơn là mức độ phơi sáng của bầu trời có trong chủ đề chụp. Đây là nguyên nhân các máy ảnh kỹ thuật số thường cung cấp các tùy chọn về các kiểu đo sáng.
    - Đo sáng theo ma trận (Matrix metering or multi-segment metering): Đây là kiểu đo sáng ngày càng trở nên phổ biến do có độ chính xác và độ nhậy cao. Chủ đề chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp.
    - Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted):Đây là kiểu đo sáng thường gặp. Máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm (Thường là vùng quan trọng nhất trong chủ đề chụp)
    - Đo sáng điểm (Spot metering): Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối
    TIFF (Tagged Image File Format)
    Thuật ngữ chỉ một kiểu định dạng ảnh. Đây là kiểu định dạng ảnh rất phức tạp tuy nhiên cũng rất linh hoạt. Khi sử dụng định dạng ảnh này các dữ liệu số về ảnh đều được giữ nguyên không bị mất bởi các thuật toán “nén ảnh” nhằm làm giảm kích cỡ của file ảnh.
    Định dạng ảnh TIFF không phải là một lựa chọn tốt cho việc lưu trữ ảnh đặc biệt là lưu trữ trên thẻ nhớ do các file này có kích thước quá lớn. Với máy ảnh 3 triệu điểm, ảnh chụp ở chế độ TIFF thường có kích thước lớn hơn 9 MB !.
    Viewfinder: Kính ngắm, Ống ngắm
    Máy ảnh kỹ thuật số thường được trang bị một trong 3 loại kính ngắm: quang học, điện tử và loại quang học TTL. Kính ngắm quang học là loại phổ biến nhất. Vấn đề thường gặp nhất đối với kính ngắm là khả năng thể hiện chính xác toàn bộ khung hình định chụp (framing). Một số loại không định khung được chính xác theo chiều dọc hoặc chiều ngang, một số loại chỉ định khung được chính xác theo tỉ lệ phần trăm (thường là 80%-90%) khi so sánh với khung hình của ống kính, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số được trang bị màn hình LCD nhằm định khung (framing) được chính xác hơn.
    [​IMG] [​IMG]

    Optical viewfinder (Kính ngắm quang học)
    [​IMG]

    Đây là loại phổ biến và có cấu trúc đơn giản nhất. Máy ảnh trang bị loại kính ngắm này đôi khi còn được gọi là “Máy ảnh kính ngắm thẳng” nhằm phân biệt với các máy SLR chuyên nghiệp. Tất cả các máy thuộc loại compact đều trang bị kính ngắm kiểu này. Loại kính ngắm này có cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo tuy nhiên do kính ngắm và kính thu hình nằm ở hai vị trí khác nhau nên không thể gióng khuôn hình chính xác trên cùng một khu vực, để loại trừ lỗi này trên một số kính ngắm có các đường kẻ nhằm chỉ thị khung hình thực tế kính thu hình sẽ chụp (hình trên bên trái).

    Electronic Viewfinder (LCD Viewfinder): Kính ngắm điện tử
    [​IMG]

    Kính ngắm điện tử thực chất là một màn hình LCD nhỏ hiển thị khung hình giống hệt với khung hình hiển thị trên màn hình LCD. Kính ngắm loại này thường có độ chính xác cao hơn và không bị lỗi thị sai.
    TTL Optical Viewfinder
    [​IMG]
    Đây là loại kính ngắm tốt nhất thường thấy trên các máy ảnh SLR (single len reflects). Ống ngắm loại này trực tiếp lấy hình trên ống kính thu hình của máy ảnh thông qua hệ thống gương hoặc lăng kính phản chiếu do đó hoàn toàn loại trừ lỗi thị sai. Loại kính ngắm này chỉ có trên các máy ảnh cao cấp do việc chế tạo rất phức tạp và đắt tiền.
    White Balance: Cân bằng trắng
    Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống cân chỉnh mầu sắc cho phù hợp với loại ánh sáng có trong môi trường. Mắt người luôn luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với kiểu ánh sáng có trong môi trường,nhưng máy ảnh cần phải tìm điểm trắng (white point) lấy làm điểm gốc để cân chỉnh màu trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều có cơ chế tự động cân bằng trắng, máy ảnh sẽ tự động tính toán xem xét kiểu ánh sáng có trong môi trường rồi tìm ra mức độ cân bằng trắng phù hợp nhất. Hệ thống tự động này cho đến hiện tại không đáp ứng được tất cả các kiểu chiếu sáng một cách chính xác, cũng như không đáp ứng được tất cả nhu cầu của người chụp do đó còn có sẵn các tuy chọn cân bằng trắng trong các điều kiện chiếu sáng thường gặp nhất như: dưới ánh nắng, mây mù, dưới ánh đèn Neon, dưới ánh đèn vàng, dưới ánh đèn cao áp...Tất cả các tùy chọn này đều rất hữu ích khi được lựa chọn một cách phù hợp.
    Các loại máy ảnh bán chuyên nghiệp còn cho phép người dùng tự cân bằng trắng thông qua chế độ “white preset or Custom preset”. Ở chế độ này máy ảnh đo điểm trắng dựa trên tờ giấy, card màu trắng qua đó tính toán nhiệt độ mầu (color temperature), ảnh chụp vì vậy sẽ có mầu sắc chuẩn xác hơn hoặc người dùng có thể sử dụng tính năng này tạo ra các ảnh có mầu sắc đặc biệt khác với thực tế (hiệu ứng ảnh)


    vodanh1981, ashahibiru and hieu911 like this.
  3. minhhoang

    minhhoang Thành viên

    Bài viết:
    2,323
    Được Like:
    4,369
    ẢNH SỐ
    Ảnh số được tạo nên từ hàng trăm ngàn cho đến hàng triệu ô vuông rất nhỏ- được coi là những thành tố của bức ảnh và thường được biết dưới tên gọi là pixels. Máy tính hay máy in sử dụng những ô vuông nhỏ này để hiển thị hay in ra bức ảnh. Để làm được điều đó máy tính hay máy in chia màn hình, trang giấy thành một mạng lưới chứa các ô vuông, sau đó sử dụng các giá trị chứa trong file ảnh để định ra mầu sắc, độ sáng tối của từng pixel trong mạng lưới đó - ảnh số được hình thành. Việc kiểm soát, định ra địa chỉ theo mạng lưới như trên được gọi là bit mapping và ảnh số còn được gọi là ảnh bit-maps
    [​IMG]

    Có thể mường tượng ảnh số giống như bức tranh trên được tạo nên từ vô số các hạt đậu tương được nhuộm mầu. Mỗi hạt đậu tương có thể coi như một pixel.

    Kích cỡ ảnh và số lượng pixel

    Chất lượng của bức ảnh khi được in hay hiển thị trên màn hình phụ thuộc một phần vào số lượng các pixels tạo nên bức ảnh (đôi khi được gọi là độ phân giải-resolution). Số lượng các pixels càng nhiều thì các chi tiết càng được hiển thị rõ, mức độ sắc nét càng tăng đồng nghĩa với việc độ phân giải cũng lớn hơn. Nếu như phóng đại bức ảnh số đủ lớn thì mắt người sẽ nhận ra được các pixels này.Kích cỡ của ảnh số có thể được biểu thị theo một trong hai cách sau – theo chiều dài và chiều rộng tính bằng đơn vị pixel hoặc theo tổng số pixel tạo nên bức ảnh.
    [​IMG]

    (Ảnh có kích cỡ 1600 x 1200 pixel cũng tương đương về kích cỡ với ảnh 1.92 triệu điểm ảnh (lấy 1600 nhân với 1200)

    [​IMG]
    (Số lượng pixel có trong bức ảnh sẽ quyết định kích cỡ ảnh, ảnh hưởng đến độ lớn của file ảnh)

    Phim số - Bộ cảm nhận ánh sáng



    Không giống như máy ảnh dùng film truyền thống, máy ảnh số sử dụng một thiết bị cảm nhận ánh sáng để bắt giữ hình ảnh-image sensor. Những con chip Silicon có kích cỡ nhỏ như móng tay này có chứa hàng triệu tế bào quang điện-photosites. Mỗi tế bào quang điện này làm nhiệm vụ ghi lại ánh sáng tác động lên nó bằng việc tích điện, cường độ ánh sáng càng lớn thì lượng điện tích càng lớn. Cường độ sáng ghi lại bởi các tế bào quang điện sẽ được sử lý, lưu trữ dưới dạng số và sử dụng để thiết lập cường độ sáng, mầu sắc của từng chấm nhỏ trên màn hình hoặc trên trang giấy in qua đó tạo ra hình ảnh.
    [​IMG]

    (Bộ cảm nhận sáng-image sensor chứa các photosite làm nhiệm vụ chuyển năng lượng ánh sáng sang điện tich)

    Cũng giống như máy ảnh dùng film, ánh sáng đi vào máy ảnh số thông qua ống kính. Máy ánh số có ba kiểu màn trập khác nhau có chức năng kiểm soát khoảng thời gian ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận (đồng nghĩa với việc kiểm soát độ sáng tối của hình ảnh):
    - Electrically shuttter sensor: bộ cảm nhận ánh sáng làm luôn cả nhiệm vụ của màn trập, quyết định khoảng thời gian phơi sáng. Trên bộ cảm nhận có sẵn mạch điện điều khiển lúc nào thì bắt đầu và kết thúc phơi sáng.
    - Electromechanical shutter: màn trập là một thiết bị được điều khiển bằng điện tử.
    - Electro-optical shutters: một thiết bị điện tử nằm ngay phía trước bộ cảm nhận điều khiển đường truyền của ánh sáng qua đó tác động đến thời gian phơi sáng.


    [​IMG]
    (Bộ cảm nhận luôn là một thiết bị rất nhỏ, thường là một trong ba kích cỡ trên và nhỏ hơn nhiều so với kích cỡ film 35 mm.Thông thường thì bộ cảm nhận kích thước càng lớn thì chất lượng hình ảnh thu được càng tốt.)

    Từ ánh sáng tới hình ảnh


    Khi màn trập được mở ra, ống kính sẽ tập trung ánh sáng lên bộ cảm nhận. Một số tế bào quang điện sẽ ghi nhận những vùng sáng, một số ghi nhận những vùng tối, một số thì ghi lại những vùng ở mức trung gian. Mỗi tế bào sẽ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng sang điện tích. Khi màn trập đóng lại, quá trình phơi sáng đã hoàn thành, thông tin về điện tích trên mỗi tế bào sẽ được số hoá, lưu trữ nhằm tạo ra hình ảnh

    Độ sâu mầu (Color Depth)
    Đây làkhái niệm dùng để biểu thị bao nhiêu bits được sử dụng nhằm thể hiện thông tin của mỗi loại mầu. Hầu hết máy ảnh đều hỗ trợ độ sâu mầu 24-bit ( 8 bit cho mầu đỏ, 8 bit cho mầu lam và 8 bit cho mầu lục), tuy nhiên một số máy đã hỗ trợ 30 bit mầu. Chỉ có máy ảnh số chuyên nghiệp mới hỗ trợ 36 bit mầu. Số lượng bit được sử dụng càng nhiều thì mầu sắc càng phong phú. Ví dụ như máy ảnh hỗ trợ 24 bit mầu (8 bit cho mầu đỏ, 8 bit cho mầu lam, 8 bit cho mầu lục) thì mỗi mầu sẽ có 256 (28) sắc thái mầu khác nhau. Sự phối hợp giữa 3 mầu cơ bản này được mã hoá dưới dạng 8, 10, 12 bits sẽ tạo ra những bức ảnh với độ sâu mầu tương ứng 24, 30, 32 bit mầu.

    Độ nhậy sáng ISO (ISO sensitivity)
    Đối với các máy ảnh truyền thống sử dụng film, chỉ số ISO biểu thị độ nhậy của film (film’s sensitivity), chỉ số ISO lớn thì film có khả năng nhạy sáng cao do đó sẽ thích hợp cho chụp ở tốc độ trập nhanh hay trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu (low light). Tuy nhiên film có độ nhậy sáng càng lớn thì càng có xu hướng bị hiện tượng hạt mầu to (grainy).
    Đối với máy ảnh kỹ thuật số, độ nhậy sáng phụ thuộc bộ cảm biến ánh sáng CCD/CMOS. Khác với máy ảnh dùng film người chụp bị phụ thuộc vào độ nhậy sáng của film, độ nhậy sáng của máy ảnh kỹ thuật số có thể chỉnh được. Khả năng chỉnh độ nhậy sáng ngay trên máy cũng là một ưu thế của máy ảnh kỹ thuật số khi so sánh với máy ảnh dùng film. Tuy nhiên CCD là thiết bị tương tự (analog) do đó khi tăng độ nhậy sáng có nghĩa là phải tăng cường khuyếch đại tín hiệu điện tử đồng nghĩa với việc khuyếch đại các tín hiệu nhiễu, ảnh cũng sẽ bị "nhiễu" nhiều hơn. Một vài tiến bộ gần đây trong công nghệ sản xuất chip đã cho phép tăng độ nhậy sáng vượt qua giá trị ISO 400 mà độ nhiễu vẫn ở mức chấp nhận được.

    Chất lượng hình ảnh và bộ cảm nhận
    Bộ cảm nhận ánh sáng trong máy ảnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Các máy ảnh dùng film thực chất chỉ là những hộp tối và người chụp chỉ việc nhét vào đó bất cứ loại film nào họ thích, và chính loại film đó quyết định tone mầu, mầu sắc của hình ảnh. Nếu như người chụp cho rằng loại film đó tạo ra hình ảnh có mầu sắc quá đỏ hoặc quá xanh họ có thể chuyển sang dùng loại film khác. Với máy ảnh số, “film” là một phần gắn liền vĩnh viễn với máy ảnh, do đó mua một loại máy ảnh số nào đó đồng nghĩa với việc người dùng lựa chọn luôn loại film, tone mầu của hình ảnh….Mỗi loại bộ cảm nhận khác nhau đều tạo ra hình ảnh có tone mầu khác nhau, độ nhậy sáng khác nhau, độ nhiễu mầu khác nhau.




    vodanh1981, zian, ashahibiru and 3 others like this.
  4. minhhoang

    minhhoang Thành viên

    Bài viết:
    2,323
    Được Like:
    4,369
    Ánh Sáng Và MẦu SẮc

    ÁNH SÁNG VÀ MẦU SẮC

    Mầu sắc của bất kỳ vật thể nào đều phụ thuộc vào loại ánh sáng phản xạ từ vật thể tác động tới mắt. Nói một cách chính xác hơn mầu sắc của vật thể phụ thuộc vào loại ánh sáng chiếu vào vật thể và từng mầu riêng biệt có trong ánh sáng đó, sau đó được phản xạ lại từ bề mặt vật thể tới mắt. Nếu nguồn sáng chiếu vào bề mặt vật thể thiếu một vài mầu nào đó thì ánh sáng phản xạ lại từ bề mặt của vật thể ấy cũng sẽ thiếu những mầu đó. Mầu thực của vật thể chỉ được nhận biết chính xác khi được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng tiêu chuẩn- sự cân bằng mầu sắc ở mức tiêu chuẩn.
    Mầu sắc của hình ảnh (được thu nhận bởi máy bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố: tiến trình nắm bắt ánh sáng của bộ cảm nhận, mạch điều khiển trong máy, phần mềm sử lý....Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự chính xác của mầu sắc trên bức ảnh đó là mức độ chênh lệch giữa sự cân bằng màu sắc được thiết lập trong máy và sự cân bằng mầu sắc trên thực tế của ánh sáng chiếu vào chủ đề.

    CÂN BẰNG MẦU - Auto Balance [AB]
    Ánh sáng trắng là sự trộn lẫn các loại ánh sáng mầu, mỗi loại là một mầu nguyên chất hay nói cách khác ánh sáng trắng là hỗn hợp của các loại ánh sáng mầu. Tuy nhiên tỷ lệ của hỗn hợp các loại ánh sáng mầu tạo nên ánh sáng trắng trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau là rất khác nhau. Một trong những cách để miêu tả sự khác biệt này là sử dụng khái niệm nhiệt độ mầu (Color temperature) và độ Kelvin được sử dụng làm đơn vị đo nhiệt độ mầu (đừng lầm lẫn với độ Kelvin dùng để đo nhiệt độ). Theo Kelvin thì thang nhiệt độ mầu có bậc thấp nhất ứng với mầu đỏ, và tăng dần qua các mầu: cam, vàng, trắng, lam. Nguồn sáng càng ngả về lam thì nhiệt độ mầu càng cao và càng ngả sang mầu đỏ thì nhiệt độ mầu càng thấp.

    [​IMG]


    Trong các tình huống chiếu sáng khác nhau, nhiệt độ mầu sẽ khác nhau do đó hình ảnh chụp cũng sẽ có mầu sắc khác nhau. Khi nguồn sáng là đèn dây tóc sẽ cho nhiệt độ mầu thấp vì vậy ảnh chụp sẽ thiên sang mầu đỏ. Khi nguồn sáng là đèn hùynh quang nhiệt độ mầu thường ở mức cao (so với ánh sáng mắt trời) do vậy ánh chụp sẽ thiên sang mầu xanh. Ánh sáng ban ngày vào lúc bầu trời trong xanh thường được coi là ánh sáng trắng có nhiệt độ mầu chuẩn.

    [​IMG][​IMG][​IMG]


    (Trong 3 ảnh trên từ trái sang phải lần lượt là các ảnh chụp dưới các điều kiện chiếu sáng: dưới ánh nắng mặt trời, dưới ánh đèn hùynh quang, dưới ánh đèn dây tóc.Dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của các điều kiện chiếu sáng khác nhau lên tone mầu của bức ảnh. Ánh sáng chiếu từ đèn huỳnh quang thường có nhiệt độ mầu cao do đó tone mầu thường ngả sang mầu xanh, ánh sáng chiếu từ đèn dây tóc thường có nhiệt độ mầu thấp nên tone mầu thường ngả về mầu đỏ. Việc lựa chọn đúng chế độ cân bằng trắng sẽ hạn chế, loại trừ được ảnh hưởng của hiện tượng này.)

    Để thu được ảnh có tone mầu chuẩn xác, thường phải có tùy chọn cân bằng trắng (white balance) thực chất là việc điều chỉnh mức độ cảm nhận đối với từng thành phần ánh sáng mầu của bộ cảm nhận sao cho phù hợp với nhiệt độ mầu thực tế trong môi trường. Trong máy có khá nhiều kiểu cân bằng trắng để người dùng tự do lựa chọn:
    - Auto: Máy tự động lựa chọn kiểu cân bằng trắng
    - Manual: Cho phép người sử dụng thiết lập mức độ cân bằng trắng thông qua việc hướng ống kính máy ảnh tới một miếng bìa mầu trắng hay bất cứ vật thể trắng nào,rồi thiết lập chế độ cân bằng trắng.
    - Sunny: Chế độ cân bằng trắng phù hợp khi chụp ngoài trời dưới ánh nắng
    - Incadescent: Chế độ cân bằng trắng thích hợp khi chụp trong nhà được chiếu sáng bởi đèn dây tóc
    - Fluorescent: Thích hợp khi chụp dưới ánh sáng đèn hùynh quang
    - Cloudy: Thích hợp khi chụp ngoài trời có mây mù
    - Flash: Thích hợp khi chụp có sử dụng đèn flash, lấy cân bằng trắng là ánh sáng đèn Flash


    CÂN BẰNG TRẮNG & CÁC THỜI ĐIỂM CHIẾU SÁNG TRONG NGÀY
    Trong ngôn ngữ nhiếp ảnh có một khái niệm được gọi là ánh sáng ban ngày (daylight). Kiểu chiếu sáng này chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất định. Ánh sáng ban ngày thường thay đổi từ loại ánh sáng “ấm” thiên về mầu đỏ (warm red) vào lúc mặt trời mọc dần dần chuyển qua loại ánh sáng “lạnh” thiên về mầu xanh (cold blue) vào giữa trưa sau đó lại chuyển về ánh sáng ấm thiên về màu vàng vào lúc mặt trời lặn (warm orange). Loại ánh sáng được gọi là “ánh sáng ban ngày” xét về mặt cân bằng trắng thường chỉ xuất hiện vào khoảng từ 10 giờ sáng cho tới 2 giờ chiều, trong khoảng thời gian này mầu sắc sẽ “sáng” và rõ nét, ảnh chụp sẽ cho mầu sắc chính xác. Ánh sáng chiếu từ mặt trời trong các khoảng thời gian còn lại do bị ảnh hưởng nhiều hơn của khí quyển trái đất (khoảng cách truyền ánh sáng xa hơn) ánh sáng mầu xanh bị lọc nhiều hơn do đó ánh sáng trắng thường có xu hướng nghiêng sang tone mầu ấm vàng-đỏ. Những sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mầu sắc của bức ảnh được chụp. Tuy nhiên tone mầu ấm đỏ của ánh sáng lúc bình minh hay chiều tà sẽ hiện ra rất rực rỡ và đẹp khi được chụp.

    [​IMG]
    (Bức ảnh này được chụp vào lúc bình mình, ánh chụp thường có tone mầu ấm, do cường độ chiếu sáng yếu nên cần tăng cường mức độ phơi sáng.)



    [​IMG]
    (Ánh sáng vào giữu trưa, những ngày nắng, thường cho những bức ảnh có mầu sắc chính xác.)

    [​IMG]
    (Ánh sáng vào những lúc chiều muộn thường ngả sang mầu ấm, đỏ-vàng)


    [​IMG]

    (Bầu trời sẽ có mầu sắc phong phú nhất vào thời điểm nửa giờ trước khi mặt trời mọc hoặc nửa giờ sau khi mặt trời lặn. Đây cũng là thời điểm các đám mây được chiếu sáng tốt nhất có thể giúp tạo nên những bức ảnh phong cảnh kỳ lạ, đẹp mắt)
    Note Khi chụp lúc bình minh hay hoàng hôn có cả mặt trời thì ảnh thường bị thiếu sáng do đó nên tăng mức độ phơi sáng lên 1 hoặc 2 EV.


    [​IMG]
    (Vào những lúc ánh sáng rực rỡ như thế này không nhất thiết cứ phải chụp hướng về phía mặt trời mà nên chụp những cảnh vật được chiếu bởi loại ánh sáng đó.)

    CHỤP VÀO BAN ĐÊM
    Đừng quên rằng có rất nhiều thứ sẽ hiện ra rất đẹp khi được chụp vào ban đêm dưới ánh sáng nhân tạo. Các nguồn sáng này (đèn đường, đèn ôtô, lửa…) không chỉ có tác dụng chiếu sáng nếu nằm trong khung hình ảnh sẽ tạo ra những điểm nhấn (nếu biết sắp xếp sẽ cho những hiệu quả bất ngờ)



    [​IMG]
    Thời điểm để chụp mặt trăng đẹp nhất là khi mặt trăng ở gần đường chân trời, (bởi nằm gần mặt đất nhất và cũng có kích thước lớn nhất khi chụp). Ánh sáng từ mặt trăng khá yếu do đó cần có thời gian phơi sáng tương đối dài mới thu được hình ảnh mặt trăng rõ nét.

    HƯỚNG CHIẾU CỦA ÁNH SÁNG

    Hướng chiếu của ánh sáng khi so sánh với vị trí của máy đóng một vai trò khá quan trọng khi chụp bởi hướng chiếu này sẽ tạo ra bóng của chủ đề chụp hiện ra trên bức ảnh. Có bốn kiểu chiếu sáng sau đây thường gặp: front-lighting (chụp cùng chiều với chiều chiếu sáng), back-lighting (chụp ngược chiều chiếu sáng), side-lighting (ánh sáng chiếu ngang), top-lighting (ánh sáng chiếu từ trên xuống). Hướng chiếu của ánh sáng cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc nhận biết mức độ phơi sáng của hệ thống tự động chỉnh mức độ phơi sáng, có thể lấy ví dụ điển hình sau đây với kiểu chiếu sáng back-lighting (chụp ngược sáng). Khi chụp ngược sáng, ánh sáng chiếu vào ống kính do đó hệ thống tự chỉnh sẽ nhận biết (một cách sai lầm) là chủ thể được chụp sáng hơn so với hiện thực do đó chỉnh mức độ phơi sáng thấp hơn so với mức cần thiết – underexposure, chủ thể chụp hiện ra trên bức ảnh sẽ bị tối.

    [​IMG]

    Side-lighting – ánh sáng chiếu ngang luôn làm nổi bật bố cục, đường nét của chủ thể được chụp do mức độ tương phản của các vùng được chiếu sáng và các vùng bị bóng ảnh hưởng hiện ra rất rõ nét. Điều này cũng một phần giải thích tại sao rất nhiều bức ảnh đẹp chụp phong cảnh đều được chụp vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn!

    [​IMG]

    Front-lighting. Chụp cùng chiều với chiều chiếu sáng. Kiểu chiểu sáng này sẽ giảm thiếu tối đa bóng của các đường nét, góc cạnh, khả năng canh nét của máy cũng sẽ hoạt động có hiệu quả nhất. Các chi tiết hiện ra rất rõ nét.

    [FONT=Verdana][SIZE=2][IMG]http://i149.photobucket.com/albums/s67/minhhoang9999/post_3.jpg[/IMG][/SIZE][/FONT]

    [FONT=Verdana][SIZE=2]Top-lighting. Hướng chiếu từ trên cao xuống, kiểu chiếu sáng này rất thường gặp. Nếu như chụp người sẽ dễ nhận thấy vùng hốc mắt sẽ thường bị tối, vùng mũi sẽ được chiếu sáng rõ nhất, để hạn chế hiện tượng này tốt nhất là chuyển người được chụp vào vùng bóng râm[/SIZE][/FONT]
    zian, ashahibiru and jansen like this.
  5. minhhoang

    minhhoang Thành viên

    Bài viết:
    2,323
    Được Like:
    4,369
    CCD và CMOS

    Mặc dù hai người anh em này cùng bước chân vào thế giới ảnh số nhưng CCD đã tỏ ra có ưu thế hơn hẳn bởi khả năng nhạy sáng cao, có thể tái hiện những bức ảnh có độ phân giải lớn, thể hiện được các dải màu liên tục, trong khi CMOS độ nhạy sáng kém, ảnh thu được dễ bị rạn. Do vậy dù chi phí sản xuất CCD rất đắt so với sản xuất CMOS, CCD vẫn vượt mặt và đăng quang, trở thành thành phần chủ yếu trong các máy ảnh số từ đó về sau, trong khi người anh em hẩm hiu CMOS lại quay về với các chức năng cũ kỹ: lưu trữ, xử lý thông tin trong các thiết bị số khác.

    Hãy cùng nhìn sâu hơn vào nguyên lý của CCD và CMOS để hiểu rõ hơn
    [​IMG]
    Hai chip Canon: CCD cho máy S20 và CMOS cho EOS D30.

    Trái tim của một máy ảnh kỹ thuật số nằm trên chip cảm biến ảnh (image sensor). Chip này có nhiệm vụ bắt ánh sáng và chuyển chúng thành các điện tử. Các điện tử này sau đó sẽ được chuyển thành điện áp (để có thể đo lường được) rồi chuyển sang dạng tín hiệu số. CCD và CMOS khác nhau chính bắt đầu từ khâu hấp thụ ánh sáng rồi chuyển sang dạng tín hiệu số như thế nào.
    CCD bao gồm một mạng lưới như bàn cờ các điểm bắt sáng (điểm ảnh, pixel). Các điểm này lại được phủ các lớp lọc màu (thường là 1 trong 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lam và xanh dương (Red, Green, Blue) để mỗi điểm chỉ bắt một màu nhất định. Do các điểm ảnh được phủ các lớp lọc màu khác nhau và được đặt xen kẽ nhau nên màu nguyên thủy tại một điểm của hình ảnh thật sẽ được tái hiện bằng màu từ một điểm ảnh chính kết hợp với các màu bù được bổ sung từ các điểm xung quanh bằng phương pháp nội suy.
    Khi chụp ảnh, cửa trập mở ra, ánh sáng qua ống kính sẽ được lưu lại lại bề mặt chip thông qua các điểm ảnh. Thông tin về số lượng ánh sáng lưu lại của mỗi điểm (thể hiện bằng độ khác nhau về điện áp) sẽ được chuyển lần lượt theo từng hàng ra ngoài bộ phận đọc giá trị (để đọc các giá trị khác nhau của mỗi điểm ảnh). Sau đó các giá trị này sẽ đi qua bộ khuyếch đại tín hiệu, rồi đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D converter), rồi tới bộ xử lý để tái hiện lại hình ảnh đã chụp được.

    [​IMG]

    Minh hoạ sự lọc màu tại một điểm bắt sáng ở chip CCD.
    Để dễ tưởng tượng quy trình xử lý ảnh của CCD, bạn hãy hình dung mỗi một điểm ảnh là một người cầm một xô nước. Khi ánh sáng tràn vào cũng giống như cơn mưa xuống, và mỗi người tùy theo độ dày đặc của cơn mưa (ánh sáng mạnh yếu thể hiện nên bức ảnh) sẽ hứng được một lượng nước khác nhau ở xô của mình. Sau khi số lượng nước của mỗi người đã được ghi nhớ, hàng ngoài cùng (hàng 1) sẽ đổ nước vào một cái rãnh (bộ đọc giá trị). Rãnh này sẽ ghi nhớ số lượng từng xô nước của hàng 1. Số lượng nước của hàng 2 được truyền đến cho hàng 1 rồi lại đổ vào rãnh, rãnh lại ghi nhớ số lượng nước của hàng 2. Rồi hàng 3 đổ vào hàng 2, hàng 4 đổ vào hàng 3, cứ thế truyền tay cho đến hết hàng cuối cùng là coi như thông tin về toàn bộ bức ảnh (màu sắc, đậm nhạt, sáng tối…) đã được truyền xong, tất cả mọi người lại sẵn sàng cho một cơn mưa khác tới (một kiểu ảnh mới).
    Nhưng chính việc phải đọc thông tin theo từng hàng lần lượt một này khiếp cho chip CCD có bất lợi đó là tốc độ xử lý hoàn thiện một bức ảnh khá chậm, ảnh ở một số vùng hoặc dễ bị thừa sáng (do nước từ xô người này bị bắn sang xô người khác), thiếu sáng (do xô người này truyền sang xô người kia không hết)… Để xử lý vấn đề này, một bộ đọc ảnh có kích cỡ bằng mạng lưới các hạt sáng được bổ sung xen kẽ (cạnh hàng người nào cũng có rãnh để đổ nước) để làm tăng tốc độ xử lý ảnh mà không bị suy giảm chất lượng, do đó quá trình đọc ảnh chỉ qua một lần đổ dữ liệu. Nhưng sự cải thiện này đòi hỏi phải có thêm không gian trên chip. Mà để sản xuất chip CCD cần có những thiết bị, phòng lab chuyên dụng, khiến cho giá thành CCD đã đắt lại càng thêm đắt.
    CMOS thì khác, cạnh mỗi một điểm bắt sáng trên chip đều có một mạch bổ trợ, do đó người ta có thể tích hợp các quy trình xử lý ảnh như bộ chuyển đổi analog/digital, cân bằng trắng… vào mạch bổ trợ này, giúp cho quá trình xử lý bức ảnh được thực hiện rất nhanh nhờ được thực hiện ngay tại từng điểm ảnh đơn lẻ. Các điểm ảnh đa chức năng này (vì thế ở CMOS thế hệ mới còn được gọi là các điểm ảnh chủ động APS - active pixel sensor) đều có khả năng tự làm việc. Cũng do khả năng này mà người ta có thể chỉ tương tác với một vùng pixel nhất định của chip cảm biến (ví dụ như zoom số, phóng to chỉ một phần của ảnh), điều không thể làm được đối với CCD vì CCD đã đọc là đọc hết toàn bộ bức ảnh. Do khả năng tích hợp cao, bảng mạch chính sẽ không bị mất thêm không gian (vì tất cả đã ở trên chip), không đòi hỏi thêm các chip bổ trợ. CMOS lại tiêu thụ rất ít điện năng, việc sản xuất dễ dàng vì quy trình giống như quy trình sản xuất chip máy tính hay các chip trong các thiết bị điều khiển khác, không cần phải đầu tư thêm phòng lab mới. Giá thành sản xuất theo đó sẽ được giảm đáng kể.
    Nhưng lợi thế lại trở thành nhược điểm. Do mỗi một điểm bắt ảnh trên CMOS lại có một mạch riêng nên khó có thể đảm bảo tính đồng nhất của mỗi mạch khi khuyếch đại. Điều này làm cho bức ảnh xuất ra luôn có một độ nhiễu nhất định (không mịn). Nếu như ở CCD, mỗi một điểm ảnh là một mặt bắt sáng khiến cho độ nhạy sáng của CCD cao hơn, dải màu thể hiện được nhiều hơn, độ phân giải cao hơn, thì mỗi một điểm ảnh của CMOS (bao gồm hạt bắt sáng và mạch khuyếch đại) khi bắt sáng sẽ có những phần ánh sáng rơi vào vị trí của mạch vì thế sẽ không được tái hiện. Điều này làm cho ảnh bị mất thông tin tại những vùng này dẫn đến độ phân giải của CMOS không cao.
    Với công nghệ chế tạo chip cảm biến CMOS mới, các vấn đề trên đã được khắc phục. Để giải quyết vấn đề các mạch khuyếch đại luôn tạo ra một độ nhiễu nhất định trên ảnh, Canon tuyên bố đã khắc phục bằng cách đọc ảnh trên chip hai lần, mỗi lần chỉ trong vòng khoảng 10/1.000 giây. Lần một đọc toàn bộ các giá trị bắt sáng của chip, lần 2 chỉ đọc các giá trị của các mạch bổ trợ tại mỗi chip (giá trị gây nhiễu, hạt). Lấy giá trị lần 1 trừ đi giá trị lần 2 sẽ được bức ảnh chất lượng cao, loại bỏ gần như hoàn toàn độ nhiễu. Để không bị mất phần thông tin ánh sáng rơi vào vị trí của mạch, người ta đã thêm vào bên trên của mạch một lớp chắn sáng, một vi thấu kính sẽ được phủ lên toàn bộ bề mặt của hạt bắt sáng và của mạch, lái ánh sáng tại mọi vị trí của điểm ảnh rơi vào vị trí của hạt bắt sáng. CMOS giờ đây lại có thể ngẩng cao đầu trước người anh em của mình khi độ phân giải cũng như độ nhạy sáng, nhờ cách giải quyết này, đã được gia tăng đáng kể.
    jansen thích bài này.
  6. vominhkhong

    vominhkhong Thành viên

    Bài viết:
    215
    Được Like:
    24
    Còn cái CCD thế hệ 2 là thế nào minhhoang? Tìm hiểu luôn các bài viết về cái này cho anh em mở rộng hiểu biết đi. Cái CCD thế hệ 2 của Fujifilm có những ưu điểm rất đáng nể, các model mới của Fujifilm hỗ trợ ISO rất cao nhưng chất lượng ảnh cũng rất tốt ở mức ISO đó chứ không hề bị nhiễu như máy của các hãng khác(các hãng khác dù có ISO cao nhưng ở chế độ đó là ảnh bị nhiễu).
  7. minhhoang

    minhhoang Thành viên

    Bài viết:
    2,323
    Được Like:
    4,369
    CCD Sensor

    Vominhkhong thực ra CCD II của Fujifim là 1 trong những phát triển của CCD sensor trên máy ảnh, đi sâu vào một chút để bro có thể hiển rõ hơn nhé
    Công nghệ Super CCD của Fujifilm hay còn gọi CCD II

    Bộ cảm biến hình ảnh CCD (Charge-Coupled Device), được xem như "phim" của máy ảnh số, sẽ chuyển đổi ánh sáng qua thấu kính máy ảnh thành tín hiệu điện tử. Theo đà phát triển của công nghệ kỹ thuật số, Fujifilm đã nghiên cứu và phát triển bộ cảm biến CCD để nâng cao hiệu suất thu nhận hình ảnh và quay phim của máy ảnh số. Từ thế hệ Super CCD đầu tiên được phát triển vào năm 1999, cho đến nay Fujifilm đã giới thiệu thế hệ Super CCD thứ tư với công nghệ vượt bậc giúp tái tạo hình ảnh một cách trung thực nhất.
    [​IMG]
    Super CCD - thế hệ thứ I
    Tháng 10/1999, Fuji Photo Film và Fujifilm Microdevices chính thức công bố bộ cảm biến Super CCD thế hệ đầu tiên với sự thay đổi đột phá về kiểu dáng thiết kế và cách bố trí điểm ảnh.
    [​IMG]
    Cấu trúc CCD thường và Cấu trúc CCD thế hệ I với các tế bào cảm quang được quay 1 góc 45 độ.

    Tế bào cảm quang hình bát giác và cách bố trí theo dạng tổ ong giúp tăng diện tích ghi nhận ánh sáng, tăng độ nhạy, tỷ số S/N và khoảng biến thiên ánh sáng hơn so với cảm biến CCD thông thường. Diện tích cảm quang của Super CCD mật độ 2 megapixel (Mp) lớn gấp 1,6 lần CCD 2Mp thông thường. Tương tự, Super CCD 3Mp 1/2' có diện tích cảm quang rộng hơn CCD 3Mp thông thường khoảng 2,3 lần. Kiểu bố trí tổ ong rất phù hợp với đặc trưng cảm nhận của mắt người nên lượng điểm ảnh hiệu dụng cao gấp 1,6 lần lượng điểm ảnh thực của cảm biến. Kiến trúc này cũng giúp bảo toàn chất lượng ảnh khi phóng lớn ảnh và quay phim.
    Super CCD - thế hệ thứ II & III
    Super CCD II, phát triển năm 2001, chủ yếu tăng lượng điểm ảnh và giảm nhiễu. Super CCD III, phát triển năm 2002, thay đổi giải thuật xử lý ảnh để đạt độ nhạy ISO 1600 và cho phép quay video với khung hình VGA 30fps.

    [​IMG]

    Chụp ảnh dưới nguồn sáng yếu , độ nhạy sáng cực cao cho phép bạn chụp ảnh tại những nơi có nguồn sáng yếu, thậm chí với ánh sáng đèn cầy (nến)

    [​IMG]

    Bắt ảnh chuyển động nhanh,
    Super CCD với độ nhạy sáng cao cho phép màn trập đạt tốc độ 1/1000giây, giúp bạn "chớp" được những thời khắc độc nhất vô nhị trong cuộc sống
    [​IMG]

    Quay phim với độ phân giải cao ,
    Công nghệ Super CCD giúp bạn quay được những đoạn phim có độ phân giải cao và mịn màng nhất!

    Super CCD - thế hệ thứ IV
    Super CCD thế hệ IV được giới thiệu đầu năm 2003 là một bước tiến dài về công nghệ trong việc thu nhỏ kích thước và tăng hiệu suất của thiết bị. Super CCD thế hệ IV được phát triển thành 2 phiên bản là Super CCD SR và Super CCD HR.
    Super CCD SR (Super Dynamic Range) Cuộc cách mạng điểm ảnh kép

    [​IMG]

    Các tế bào cảm quang hình bát giác thu nhận rất đầy đủ lượng ánh sáng cho việc chuyển đổi thành tín hiệu điện tử, kết quả là độ nhạy sáng gần như tương đương với phim màu truyền thống. Super CCD SR xếp 2 loại điểm ảnh có độ nhạy sáng khác nhau là điểm ảnh có độ nhạy sáng cao (S) và điểm ảnh có độ nhạy sáng thấp (R) vào chung 1 tế bào cảm quang để mở rộng độ biến thiên màu (dynamic range).
    Thiết kế của Super CCD SR dựa trên cấu trúc phim 4 lớp màu đặc trưng của Fujifilm. Phim nhũ tương bạc được bọc bởi các hạt thạch anh kích thước khác nhau. Hạt nhạy sáng cao có kích thước lớn (diện tích nhận sáng rộng) để 'bắt' được ánh sáng cường độ yếu. Hạt nhạy sáng thấp tương ứng sẽ có kích thước nhỏ hơn để giảm diện tích tiếp sáng.

    Super CCD SR được thiết kế trên chip 1/1,7' nhưng có đến hai loại điểm ảnh: 3,35 triệu điểm ảnh nhạy sáng cao (điểm ảnh S) và 3,35 triệu điểm ảnh nhạy sáng thấp (điểm ảnh R, độ biến thiên màu rộng hơn điểm ảnh S đến 4 lần). Ảnh cuối cùng sẽ được tổng hợp dựa trên thông tin của cả hai hệ thống điểm ảnh nên thể hiện chi tiết hơn những cảnh có môi trường ánh sáng phức tạp: vùng quá tối thì sáng hơn, vùng quá sáng bớt chói và rõ chi tiết.



    Super CCD SR II: Không quan tâm đến ống kính bạn sử dụng
    Super CCD SR có hiệu suất hoạt động rất tốt, đặc biệt là độ biến thiên màu sắc (dynamic range) cải thiện rõ rệt nhưng được thiết kế cố định cho ống kính theo máy đó. Để khắc phục nhược điểm này, Fujifilm tiếp tục cải tiến và cho ra phiên bản Super CCD SR II. Bộ cảm biến này được phát triển và ứng dụng cho máy số Fujifilm FinePix S3 Pro. Kiểu thiết kế mới với hai điểm ảnh S-pixels và R-pixels được tách rời độc lập giúp cho việc thu nhận hình ảnh luôn đạt chất lượng tốt với các loại ống kính khác nhau. Ngoài ra với cải tiến này, độ biến thiên màu được mở rộng hơn, tái tạo màu sắc trung thực hơn, tăng độ phân giải ảnh và diễn đạt chi tiết hình ảnh tinh tế hơn.

    Một điểm đặc biệt nữa là đối với Super CCD SR phiên bản trước, độ biến thiên màu sẽ được máy ảnh tự động điều chỉnh theo cảnh chụp, còn với máy FinePix S3 Pro thế hệ mới, người chụp có thể tự thiết lập các thông số về độ biến thiên màu từ 100% đến 400% (100%, 230%, 400%) cho phù hợp giữa chủ đề và ống kính đang sử dụng.
    Super CCD HR (High Resolution): Thu nhỏ điểm ảnh sẽ tăng độ phân giải ảnh
    Công nghệ vi mạch tối ưu việc sắp xếp các điểm ảnh trên bộ cảm biến giúp cải thiện độ phân giải và duy trì độ nhạy sáng của tế bào cảm quang.
    Super CCD HR kết hợp với công nghệ vi mạch độc quyền sẽ làm giảm kích thước của mỗi điểm ảnh trong khi vẫn giữ tỉ lệ S/N của bộ cảm biến và độ nhạy cao. Bộ cảm biến 1/2,7inch của Super CCD HR sẽ chứa tới 3,1 triệu điểm ảnh so với 2,1 triệu điểm ảnh của Super CCD thường
    Với cảm biến loại lớn 1/1,7 inch, Super CCD HR đã tích hợp được 6,63 triệu điểm ảnh và kết xuất ra ảnh có độ phân giải tối đa là 12,3 triệu điểm ảnh. Ảnh có độ phân giải có sự chuyển tiếp màu sắc mịn màng, tông màu không bị gián đoạn, và ảnh vẫn giữ chất lượng khi được phóng lớn.

    wurain91, ashahibiru and jansen like this.
  8. hieu911

    hieu911 Thành viên

    Bài viết:
    54
    Được Like:
    34
    bác dùng soft nào để chỉnh vậy bác zian
  9. hieu911

    hieu911 Thành viên

    Bài viết:
    54
    Được Like:
    34
    bác dùng soft nào để chỉnh vậy bác zian
  10. cunconkiencon

    cunconkiencon Thành viên

    Bài viết:
    2
    Được Like:
    0
    Ai co tai lieu ve mon xu ly anh hay chi cho toi voi. (ko phai photoshop) thank U