Số lượng trạm BTS tính đến ngày 15.11.2007 của một số nhà khai thác viễn thông: MobiFone: 6.900 trạm. Viettel: 5780 trạm VinaPhone: 2.800 trạm SFone: 950 trạm Nguồn:http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=640&news_id=29044#content
Trong vùng lõm phủ sóng Gọi di động vẫn thường nghe thông báo: “Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được. Xin quý khách vui lòng gọi lại sau”, có người bấm máy để gọi tiếp, một lần, hai lần thì lại gọi được?! Mạng nào cũng có kẹt! Ảnh: Minh Phúc Giải thích về tình trạng trên, ông Mai Quang Vọng, trưởng phòng hệ thống mạng của S-Fone cho rằng lỗi nói trên do một trong ba yếu tố: điện thoại di động, hệ thống mạng (các trạm BTS và MSC) và vùng phủ sóng. Nguyên nhân do máy là không đáng kể. Quan trọng chính là hai nguyên nhân sau. Theo ông Vọng thì ở một thời điểm nào đó, tại một khu vực nhất định, lưu lượng giao dịch lớn nên tổng đài không đủ dung lượng dẫn đến hiện tượng nhiều máy không được kết nối cho dù cột sóng của họ hiển thị trên màn hình vẫn đầy. Đây chính là hiện tượng nghẽn mạng. Về yếu tố vùng phủ sóng, ông Vọng giải thích do số lượng các trạm BTS trên một địa bàn nào đó có phủ kín hay không và phủ sóng như thế nào. Có những nhà cung cấp dịch vụ đầu tư những trạm BTS công suất nhỏ nên tạo ra nhiều vùng lõm giữa hai trạm phát sóng BTS. Nếu máy vào thời điểm có cuộc gọi đến nhưng đang ở vùng giao thoa này, sẽ có hiện tượng báo thuê bao tắt máy vì sóng yếu sẽ làm đài phát không thể kết nối với thuê bao. Sau đó, khi chủ thuê bao di chuyển đến vùng có sóng, cuộc gọi cho số máy đó sẽ được kết nối. Ông Nguyễn Phú Trọng, chuyên viên kỹ thuật của hãng Sony Ericsson cho rằng do tình trạng tăng nhanh thuê bao tỷ lệ nghịch với việc nâng cấp dung lượng hoặc tăng cường các trạm BTS mới. Điều này đã phát sinh ra hiện tượng nghẽn mạng cục bộ. Ông chứng minh: tại một trạm BTS nào đó có dung lượng cho 100 thuê bao, nhưng khi có cuộc gọi đến số thuê bao thứ 101 sẽ phát sinh ra hiện tượng trên dù rằng số thuê bao này đang trong tình trạng sẵn sàng nhận cuộc gọi. Dù không chỉ rõ nhà cung cấp dịch vụ nào nhưng ông Trọng khẳng định mạng nào có tốc độ tăng trưởng thuê bao nhanh, tỷ lệ của hiện tượng nghẽn mạng cục bộ sẽ lớn hơn. “Hiện tượng này sẽ giảm hoặc không còn khi các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường lắp đặt thêm các trạm phát sóng”, ông Trọng nói. Với kinh nghiệm của mình, ông Trọng có thêm tư vấn: trong trường hợp “nghi ngờ” thuê bao cần gọi vẫn còn mở máy và ở trong vùng phủ sóng, nếu thực hiện lần gọi thứ nhất không được, hãy gác máy, 10 phút sau hãy gọi lại. Nếu vẫn không được, 10 phút sau gọi thêm một lần nữa. “Bất quá tam” mới tin rằng số máy đó đúng là “nằm ngoài vùng phủ sóng”. Và cũng theo ông Vọng, hiện tượng trên còn do người sử dụng dùng phần mềm báo bận để ngăn chặn những cuộc “spam call”. Với những số lạ, khi họ kiên trì gọi đến lần thứ 3, hiểu là đối tác cần gặp, người nghe mới nhấn nút “OK”. Một chuyên gia về viễn thông còn phân tích rằng, hiện tượng nghẽn mạng cục bộ còn tuỳ theo chính sách phân bổ trạm phát sóng của từng nhà khai thác. Trạm BTS của Viettel có dung lượng nhỏ hơn nhưng cắm dày hơn, còn trạm BTS của MobiFone có dung lượng lớn hơn nhưng lại cắm thưa hơn nên dễ xảy ra tình trạng nghẽn mạng cục bộ vào những giờ cao điểm. Trọng Hiền Số lượng trạm BTS tính đến ngày 15.11.2007 của một số nhà khai thác viễn thông: MobiFone: 6.900 trạm. Viettel: 5780 trạm VinaPhone: 2.800 trạm SFone: 950 trạm
Mobifone tuy có nhiều trạm thu phát sóng hơn vianaphone nhưng tình trạng ò í e vẫn thường xuyên xảy ra ,nhưng vinaphone thì rất ít khi bị như thế .Tôi xài vinaphone đã hơn 7 năm rồi nhưng chỉ mới có 2 lần bị nghẽn mạch thôi .
dù nhiều nhưng viettel vẫn dẫn đầu về mạng lưới phủ rộng.cò chất lượng thì mobifone xài ổn định. mua sim bây giờ các mạng nên mua sim viettel xài 1 sim 10 ngày wăng.lấy 160ngàn +3 lần nhân đôi.và mua cho mình 1 sim sộđep lâu dài .
Chính sách phát triển của mobifone khác với các mạng khác! Mobifone tập trung phát triển ở các thành phố lớn, nơi có thể thu lại nhiều lợi nhuận nhất! Còn viettel do phát triển sau nên đành phải phủ rộng để thu hút khách hàng! Còn lại là vinaphone sau khi bị mất thế độc quyền ngày càng kém! Chất lượng phình phường, phủ sóng phình phường, dịch vụ giá trị gia tăng luôn đi sau cùng! Chỉ thích hợp với những ông già!