Chào mọi người, dù thay đổi thế nào, dù tiên tiến đến đâu nhưng tui thấy kẻ thiệt thòi cuối cùng vẫn là khách hàng thôi.
Nhà nước luôn bảo hộ cho các ngành như tài chính, ngân hàng, viễn thông .. nói chung là các ngành chủ chốt. Bây giờ các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) phải phụ thuộc vào Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) nên NHNN ban bố cái gì ra thì các NHTM phải nghe theo thôi. Cứ như vậy thì lợi ích của người tiêu dùng nói chung hay việc sử dụng thẻ ATM nói riêng sẽ bị hạn chế. Nếu như NHNN thử thả lỏng ra 1 chút coi sao, các NHTM cạnh tranh nhau khách hàng, có lẽ lúc đó không những bạn gởi tiền vào Ngân hàng sẽ được lãi cao mà việc rút tiền ra cũng dc lãi nữa. Đồng tiền chỉ là vật trao đổi, nếu mà nó không dc lưu thông thì sao nhỉ ??? Lúc đó chắc người ta thích quay về thời xưa hơn. Tui có 1 con gà, tui đổi cho anh lấy 5kg gạo, tui với anh không chơi với tiền nữa. (suy nghĩ 1 chiều)
Việc thu phí này, trước đây có 1 số ngân hàng đã làm rồi, như Đông Á, ... và cả việc rút tiền từ các máy ATM trung gian, ví dụ đến NH Phương Nam đút thẻ VIETCOMBANK để rút tiền. Sắp tới sẽ thu phí hẳn hoi, thật khó chấp nhận khi việc thu phí này. Có nhiều lý do để ta có thể từ chối quy định này. Nhưng các bạn cũng nên hiểu ... VN đang làm gì Tui không thích kiểu làm theo người khác mà không có 1 lý do hợp lý. Thẻ VISA hay MASTER các loại thẻ này có thể dùng ở nhiều nước trên thế giới, có tính phí rút tiền, ta có thể chấp nhận được. Còn mấy cái thẻ ATM VN thì rút ở đâu ??? loanh quanh trong thành phố à ? Chỉ trong thành phố thôi nhá, ra Hà Nội hay ra tỉnh thì ... tìm máy ATM lòi mắt ra. ===> Cả 2 trường hợp trên có điểm chung: đều tính phí rút tiền, nhưng khác nhau về mục đích. Thật sự VN thu phí là mục đích gì ? Hiện tại chưa có ai trả lời, vì không biết trả lời ra làm sao. To Cuncon: Nói như bà chị, đúng kiểu VN lắm đó. Thời đại hiện nay không ai tính theo cách đó, 1 khi anh đã chấp nhận ra máy ATM, thì a biết rằng chi phí phải bỏ ra rồi, kinh doanh mà a chia đều chi phí để lấy lại ===> Vậy là kinh doanh à ? đơn giản thế ai mà chả làm được. Kinh doanh là phải chịu rủi ro. Nhưng hãy nghĩ đi, có khi nào bạn rút hết tiền trong máy ATM ko? hay bạn phải để lại ít nhất 50.000 tiền chết trong máy. Rồi làm bài toán nhân đi mấy bạn. Bao nhiêu thẻ, bao nhiêu tiền trong máy đó, và ngân hàng dùng tiền đó cho vay liên ngân hàng, tiền lời đó tại sao ngân hàng không nói ra đi. Link http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=64d547dd12523f Bạn làm bài toán nhân đi nhe. Nhớ nhân bằng máy tính nào có nhiều số 0 nha. Vì con số lên đến 1000x 9000.000 = 9 tỷ rồi. Đó mới tính trung bình 1 người rút 1 lần. Nghĩ tiếp nè, Máy ATM làm gì có tiền mệnh giá 200.000 và 500.000 ==> Bị la nhưng mấy ông NH vẫn chưa có đầy đủ loại tiền này, làm cho người rút tiền cỡ 5.000.00 phải rút nhiều lần vì mỗi lần lại hạn chế người ta rút tiền nữa tối đa khoảng 2.000.000 tùy ngân hàng. Xin lỗi nhe, Phong mới nghĩ có ra bao nhiêu đó thôi, không dám nghĩ tới nữa, vì .... Không có cái lý do gì mà làm cho khách hàng: Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Hy vọng năm sau các NH nước ngoài vào cuộc, sẽ làm cho VN biết thế nào là Kinh doanh và thế nào là Phá sản. Thanks
hehe...Dĩ nhiên là có khách nếu quán của bạn làm hài lòng khách hàng! Kinh doanh như bạn dĩ nhiên fải thu roài! Đó là chi phí đầu vào mừh! ;)). Nếu bạn có nhà để kinh doanh thì bạn cũng vẫn phải tính chi phí thuê nhà hàng tháng vào đó chứ!hì hì....;)) @Xuongrongdat: Chị hổng hỉu nổi sao em có thể thank được nhỉ!?? Cùng ý tưởng kinh doanh như thế có ngày nợ nần chồng chất!;))kaka....
heheh. Anh đang ký thẻ ngân hàng đông á hơn 1 năm nay mà ko nạp vào tk đồng nào cả, hôm bữa lấy 500k đi nạp vào, ra thẻ ATM check coi sao, kết quả số dư còn lại có 445k àh, quay lại bank hỏi lí do thì dc biết đó là phí thường niên. chỉ biết ngậm ngùi đi về sau đó rút lại dc 400k đúng là chơi dại, giờ bỏ luôn. mà theo mình biết thì VCB ko thu phí thường niên.
Sao lại thu phí giao dịch ATM? Nguồn Thanh niên Sao lại thu phí giao dịch ATM? Dự kiến từ ngày 1.7, các giao dịch rút tiền, chuyển khoản từ máy ATM sẽ phải trả phí với mức tối thiểu 1.000 đồng/giao dịch. Khi thẻ ATM tăng vọt Trước đây, để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ATM, các ngân hàng đồng loạt mở các đợt khuyến mãi rầm rộ khi làm thẻ ATM. Với sự tiện lợi của ATM, rất nhiều công ty, cơ quan nhà nước đã đồng loạt làm thẻ cho nhân viên của mình để trả lương qua tài khoản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc số lượng thẻ ATM tăng vọt chỉ trong vòng vài năm. Khi ATM trở nên phổ cập, các ngân hàng hưởng lợi bởi các công ty, cá nhân đã để trên tài khoản ATM một lượng tiền gửi cực lớn với lãi suất rất thấp (lãi suất không kỳ hạn). Bên cạnh đó, mối quan tâm của người dân đến các dịch vụ ngân hàng cũng tăng theo nhờ mối liên kết của họ với ATM của ngân hàng. Thế nhưng, khi ATM bùng nổ thì các dịch vụ của ATM cũng ngày càng tệ. Nếu như trước đây việc kẹt thẻ, máy ATM hết tiền, máy ATM gặp trục trặc... ít xảy ra thì nay những câu chuyện này xảy ra như cơm bữa. Thêm vào đó, chuyện dở khóc dở cười của những công nhân với số tiền lương ít ỏi đến kỳ lương phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi mới lĩnh được tiền cũng thường xuyên xảy ra. Trong bối cảnh này, các ngân hàng lại hè nhau đưa ra chính sách thu phí sử dụng ATM từ 1.7.2008 quả là rất khó chấp nhận. Với người có thu nhập thấp như sinh viên, công nhân, phí sử dụng ATM là đáng kể - Ảnh: D.Đ.M Khi được hỏi, một đại diện cấp cao thuộc Hiệp hội Thẻ Việt Nam cho biết, 1.000 đồng/lần rút tiền là mức thu tối thiểu mà các ngân hàng dự kiến sẽ áp dụng. Tuy nhiên, vị này cũng không thể trả lời căn cứ nào để đưa ra mức phí tối thiểu đó và đây cũng là điều mà chưa một ngân hàng nào có thể đưa ra căn cứ xác đáng để trả lời cho hàng triệu chủ thẻ ATM hiện nay. Tại sao lại áp đặt một mức phí cho khách hàng khi từ trước đến nay họ vẫn ký hợp đồng sử dụng miễn phí mà không giải thích rõ mức giá đó có cơ sở như thế nào? Chưa hết, vào thời điểm hiện tại, khi mà giá cả mọi mặt hàng cứ tăng vù vù thì sự kiện các ngân hàng quyết định thu phí rút tiền đối với hàng triệu chủ thẻ ATM giống như một tuyên bố đuổi bớt khách hàng. Khi mà các ngân hàng còn đang rất khó khăn về huy động vốn, phải dùng đủ mọi phương pháp để thu hút khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng thì việc thu phí ATM vào thời điểm hiện tại có lẽ không phải là một quyết định khôn ngoan bởi nó gây ra phản ứng của người dân đối với ngân hàng. Nếu vẫn quyết định thu phí, các ngân hàng có thể sẽ có thêm nguồn thu nhưng hậu quả từ phản ứng của các chủ thẻ ATM, từ những công ty đã ký kết mở tài khoản ATM đồng loạt để trả lương cho nhân viên... thì chưa thể lường hết. Chưa phù hợp với tình hình hiện tại "Quy định thu phí đối với các chủ thẻ thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển khoản là chưa phù hợp với tình hình lạm phát đang gia tăng hiện nay", tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Kế toán tài chính ngân hàng Đại học Mở TP.HCM - nhận định. Theo ông, thẻ ATM hiện nay dùng để chi trả lương là chủ yếu. Lương người lao động đã không cao mà còn tính phí thì e rằng người lao động sẽ không chấp nhận hình thức trả lương này và sẽ xoay qua yêu cầu chủ doanh nghiệp trả lương bằng tiền mặt. "Đúng là các ngân hàng thời gian qua đầu tư vào hệ thống ATM khá nhiều tiền nhưng riêng với quy định số dư tối thiểu trên thẻ từ 50.000 - 100.000 đồng thì lượng vốn này cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thay vì phải thu tiền phí 1.000 đồng/giao dịch", tiến sĩ Thuận nói. Cần phải nói thêm, quy định số dư tối thiểu trong tài khoản thẻ ATM là bất hợp lý vì đối với công nhân, công chức, sinh viên..., số tiền 50.000-100.000 đồng không phải nhỏ. Thử tính với 9 triệu thẻ ATM mà các ngân hàng phát hành hiện nay, lượng vốn các ngân hàng có thể sử dụng với giá "bèo" (trả lãi suất không kỳ hạn) đã lên đến 450 - 900 tỉ đồng. Đó là một khoản bù đắp không nhỏ cho chi phí đầu tư, vận hành hệ thống ATM của các ngân hàng. Nếu ngân hàng thu phí, theo tiến sĩ Thuận, người lao động sẽ đến thẳng ngân hàng để rút tiền và để đỡ mất công, họ sẽ rút toàn bộ số tiền trong thẻ. Như vậy ngân hàng sẽ không được lợi, sức ép khối lượng công việc, chi phí ngân hàng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, hiện nay các máy ATM thường chỉ tập trung ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu vực trung tâm..., không thuận tiện đối với người lao động. Chưa kể các thao tác rút tiền trên máy ATM của một số ngân hàng hiện nay còn rất bất tiện. Chẳng hạn các máy ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chỉ cho phép chủ thẻ rút mỗi lần 2 triệu đồng, nếu muốn rút 20 triệu đồng (mức tối đa được phép rút trong 1 ngày) thì chủ thẻ phải thực hiện 10 lần rút thẻ ra, đút thẻ lại vào khe, mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa máy ATM của Vietcombank không có loại tiền mệnh giá 200.000 đồng, 500.000 đồng dù trước đây Ngân hàng Nhà nước đã lưu ý các ngân hàng thương mại phải nạp đủ các loại tiền mệnh giá 200.000đ, 500.000đ. Vì vậy, quy định thu phí trên từng giao dịch là hoàn toàn không hợp lý.
đúng là trong chuyện trên thì bác I'm on SMS lấy ví dụ sai rùi. Đương nhiên khi mở quán thì những cái đó sẽ được tính phí và nó sẽ khấu hao trong thời gian hoạt động để rồi còn lấy lại vốn chứ. Thế nhưng mà em vẫn cho rằng việc thu phí ATM là bất hợp lý nha chị cún ^^ Cũng đang địhn nói dòng này ^^