Thảo luận Viettel luôn là Hãng đầu tiên đưa ra ý kiến bất lợi cho KH sử dụng viễn thông.

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi anquang, 18 Tháng một 2010.

  1. anquang Thành viên

    Bức xúc quá, thế này thì em không thể hiểu nổi cái ông Viettel này.

    -Viettel là người đầu tiên đề nghị và thực hiện giảm khuyến mại xuống 50% cho thuê bao nạp thẻ.
    - Viettel là người đầu tiên tìm cách giảm giá trị tài khoản của bộ thuê bao trả trước (trước có 1 đợt toàn bộ Sim trả trước mới ra chỉ có 120K do bác Viettel này đầu têu).
    - Viettel là hãng đầu tiên trừ tiền cước gọi Quốc tế vào tài khoản chính.
    - Viettel là hãng đầu tiên và hình như duy nhất trừ tiền cước GPRS dựa trên tài khoản chính. Vina và Mobi đều trừ vào tài khoản khuyến mại trước kể cả 3G.

    Và bây giờ Viettel là người đầu tiên và nhiệt tình nhất trong việc đề xuất nâng đầu số 09x từ 10 số lên 11 số. Tức là tất cả danh bạ của bà con sẽ hỏng hoàn toàn, các số được gọi là đẹp chết như ngả rạ và...
    Bà con xem ở đây thì biết: http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Se-keo-dai dau-so-di-dong-09x/2010/01/1MSVC524066/View.htm

    Hơn nữa Viettel còn là Hãng đầu tiên liên kết ma quỷ với ông VNPT đề nghị khống chế giá cước viễn thông, tức là cấm tiếp tục giảm cước viễn thông để các ông í còn đạt lợi nhuận. Sao lại thế được, lúc cần cạnh tranh thì ông giảm cước khuyến mại ầm ĩ để thu hút thuê bao cho mạng mình, khi to béo khoẻ mạnh thì ông làm ngược lại.
    Bà con xem ở ICTnews đây nè:
    http://www.ictnews.vn/Home/vien-tho...iam cuoc-di-dong/2010/01/1VCMS524080/View.htm

    Em không thể hiểu nổi sao ông Viettel này luôn đi ngược quyền lợi của KH như vậy nhỉ?

    Các bác thử bình luận xem.:112::048:
    datangip, megsm, LikeMobile and 9 others like this.
  2. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114
    Sẽ kéo dài đầu số di động 09x?
    ICTnews – Bộ TT&TT đã nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp viễn thông di động cho phép kéo dài các đầu số di động để tránh phải xin thêm đầu số.
    Trong Hội nghị triển khai kế hoạch nhiệm vụ 2010 của Bộ TT&TT ngày 15/1/2010, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho biết, Bộ TT&TT đã nhận được kiến nghị của một số doanh nghiệp viễn thông di động, đề nghị được kéo dài các đầu số 09x thay vì xin cấp thêm các đầu số mới. Theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, Bộ TT&TT đã có chủ trương về việc này và đã giao cho các Cục, Vụ xem xét nghiên cứu và triển khai nếu khả thi.
    Cũng tại Hội nghị hôm qua, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel nhắc lại kiến nghị này. “Chúng tôi đề nghị kéo dài từ 7 số lên 8 số đối với các đầu số 09x để có thể đủ đầu số cho việc phát triển các dịch vụ 2G, 3G và truy cập Internet trên laptop (dongle)…”, ông Hùng nói.
    Trên thực tế hiện nay, ba nhà mạng di động lớn nhất Việt Nam (VinaPhone, MobiFone, Viettel) đang sử dụng tới 21 đầu số di động trương ứng với khoảng 200 triệu số thuê bao. Trong đó, Viettel có 8 đầu số, MobiFone có 7 đầu số và VinaPhone có 6 đầu số.
    Theo tính toán, nếu trong thời gian tới có thêm các mạng di động ảo (MVNO), tức doanh nghiệp không có hạ tầng mạng, sở hữu tần số nhưng có thể cung cấp dịch vụ thông qua việc thuê lại cơ sở hạ tầng vô tuyến của các nhà điều hành mạng có sẵn, tham gia thị trường, số lượng đầu số sẽ còn tăng rất nhanh và Việt Nam lại đứng trước nguy cơ “cháy” kho số di động. Năm 2009, Bộ TT&TT đã cấp giấy phép xây dựng mạng di động ảo cho công ty Viễn thông Đông Dương. Được biết, FPT và VTC cũng đang nộp hồ sơ xin cấp phép MVNO.
    Thêm vào đó, khi mạng di động 3G đã chính thức được khai trương tại Việt Nam và người dùng bắt đầu quen với công nghệ này, nhu cầu truy cập Internet di động (mobile Internet) trên các thiết bị như laptop, netbook... chắc chắn sẽ tăng mạnh. Xu hướng này cũng sẽ "chất thêm gánh nặng" cho kho số di động hiện nay.
    Ngoài nguy cơ cháy kho số, điều khiến nhà mạng di động không muốn phát triển thêm các đầu số 11 số (01xx) bởi tâm lý người tiêu dùng tỏ ra không “mặn mà” với các đầu số này do khó nhớ, khó sử dụng.
    Không ít người tiêu dùng đã lên tiếng phàn nàn rằng ngoài việc chỉ biết các đầu số 091-094 là của VinaPhone, 090-093 là của MobiFone và 097-098 là của Viettel thì hiện nay họ không thể nhớ nổi các đầu số 01xx là của mạng nào. Đây cũng chính là một sự cản trở không nhỏ đối với việc phát triển thương hiệu của các mạng di động.
    Bộ trưởng Lê Doãn Hợp còn khẳng định, ngoài việc nghiên cứu kéo dài đầu số, trong năm 2010 Bộ TT&TT cũng sẽ “siết chặt” việc quản lý giá cước và khuyến mãi của lĩnh vực viễn thông di động.
    “Trước đây chúng ta chỉ quản lý giá trần, nhưng bây giờ sẽ quản lý trên cả giá sàn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đề phòng một số doanh nghiệp giảm giá dưới giá thành để thôn tính thị trường rồi quay lại nâng giá”, Bộ trưởng Hợp nói.
    Đại diện Viettel đề nghị, mức giá sàn của di động trong giai đoạn 2010 - 2011 là 800đ/phút.
    LikeMobile, ngayhom, intel051 người khác thích bài này.
  3. megsm

    megsm Thành viên

    Bài viết:
    9
    Được Like:
    6
    Nhớ lại Viettel hồi còn chưa chiếm thị phần khống chế, lúc nào cũng tiên phong giảm cước để có lợi cho người tiêu dùng. Bây giờ thì sao nhỉ, khi thị phần đã lớn thì lại lo ngại cái hầu bao của mình bị giảm sút, luôn đi tiên phong trong việc đề xuất "không giảm cước, không khuyến mãi nhiều" :13:
    LikeMobile, baoadolf and intel05 like this.
  4. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114

    Toàn thấy ý kiến của bác vịt tel nhà mình.
    intel05 thích bài này.
  5. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114
    “Ông lớn” đề nghị khống chế giảm cước di động ICTnews - Hai “ông lớn” viễn thông VNPT và Viettel nhận định thị trường viễn thông năm 2010 có thể xảy ra chiến tranh giá cước, đề xuất dùng giá sàn để bảo toàn lợi nhuận.
    Tại hội nghị tổng kết ngành thông tin và truyền thông (TT&TT) cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ tập đoàn Viettel dự báo “thị trường viễn thông năm nay rất có thể sẽ xảy ra cuộc chiến tranh giá cước” giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
    “Đa số các nhà đầu tư nước ngoài dự đoán chiến tranh giá cước viễn thông ở Việt Nam không xảy ra trong năm 2010 thì chắc chắn sẽ xảy ra trong năm 2011 nếu không có sự can thiệp của Chính phủ”, ông Hùng nói.
    VNPT cũng bày tỏ lo ngại về cạnh tranh giá cước. “Thị trường năm nay khá thuận lợi nhưng cạnh tranh sẽ gay gắt hơn”, ông Phạm Long Trận, Chủ tịch HĐQT tập đoàn VNPT nói vậy tại hội nghị tổng kết ngành TT&TT. “Nếu doanh nghiệp viễn thông muốn tăng trưởng khả quan sẽ phải cố gắng rất nhiều”.
    Ông Trận cho biết năm nay VNPT tập trung phát triển mạng lưới theo chiều sâu, đặc biệt sẽ cung cấp nhiều loại dịch vụ gồm cả nội dung số trên nền hạ tầng mạng thế hệ mới NGN, 3G và cáp quang. “Chúng tôi hy vọng những loại dịch vụ này sẽ bồi đắp cho phần doanh thu giảm đi do cạnh tranh gây ra”, ông Trận nói.
    Lợi nhuận di động giảm mạnh
    Năm 2009, Vietnamobile (thương hiệu mới của HT Mobile sau khi chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang GSM) ra mắt với giá cước cuộc gọi rẻ hơn 25%, giá cước tin nhắn rẻ hơn 17%. Đặc biệt, sự xuất hiện của mạng di động thứ 7 Beeline với gói cước “nói quên ngày thángBig Zero miễn cước cuộc gọi từ phút thứ 2 đến phút thứ 20 đã làm cho cạnh tranh trên thị trường di động trở nên khốc liệt hơn hẳn.
    Chấp nhận doanh thu trên thuê bao thấp để cạnh tranh, Vietnamobile và Beeline đã buộc các mạng di động lớn bước vào cuộc đua giảm cước cuộc gọi nội mạng, sau đó là cước tin nhắn. Tháng 6/2009, ba mang di động lớn VinaPhone, Viettel và MobiFone đồng loạt giảm cước chưa từng có từ 10-30%.
    Nhờ cạnh tranh, số lượng thuê bao di động trong năm 2009 tăng mạnh. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, cả nước có 110 triệu thuê bao di động tính đến cuối năm 2009. Viettel đã phát triển mới 42,3 triệu thuê bao di động, trong đó có 16 triệu thuê bao hoạt động hai chiều. Mạng di động mới Beeline thu hút được 2 triệu thuê bao, còn Vietnamobile hiện có khoảng 4 triệu thuê bao.
    Theo số liệu Bộ TT&TT công bố, doanh thu lĩnh vực bưu chính viễn thông, trong đó chủ yếu từ viễn thông, đã tăng 61% trong năm 2009, đạt 143.314 tỷ đồng.
    Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của viễn thông đang suy giảm nhanh. Báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường BMI (Anh) công bố cuối quý IV năm ngoái cho thấy doanh thu bình quân trên thuê bao di động (ARPU) của Việt Nam liên tục giảm mạnh. Năm 2008, ARPU đạt 6 USD, giảm 8% so với năm 2007 là 6,5 USD. Trong năm 2009, BMI dự đoán ARPU trong năm 2009 sẽ giảm khoảng 21% do cạnh tranh.
    BMI dự báo sau năm 2009, sự sụt giảm ARPU sẽ chững lại, khoảng 13,7% trong năm 2010 và 7,4% trong năm 2011. Đến năm 2013, ARPU chỉ đạt khoảng 3,6 USD. Tuy nhiên, hãng nghiên cứu thị trường này cũng cảnh báo việc Bộ TT&TT đưa ra quy định giảm khoảng 30% cước kết nối giữa các mạng điện thoại di động từ ngày 15/1/2010 có thể sẽ góp phần làm ARPU giảm nhanh hơn.
    Năm 2009, Viettel đạt lợi nhuận đạt 10.000 tỷ đồng trên doanh thu 60.000 tỷ đồng, tức khoảng 16,6%. Trong khi đó, năm 2008, Viettel đạt lợi nhuận 6.600 tỷ đồng trên 33.000 tỷ đồng doanh thu, tức khoảng 20%, Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu Viettel đã giảm khoảng 3,4 điểm phần trăm trong năm vừa qua.
    Nên áp giá sàn?
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng lo ngại, “nếu xảy ra chiến tranh giá cước, các doanh nghiệp viễn thông sẽ không có lãi nữa. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không có khả năng đầu tư phát triển hạ tầng vào những vùng sâu, vùng xa. Và Việt Nam cũng không có doanh nghiệp lớn để đầu tư ra nước ngoài”.
    Để chặn nguy cơ cạnh tranh giá cước leo thang, Phó TGĐ tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Bộ TT&TT sớm ban hành giá sàn cước di động. Viettel đề nghị giá sàn của năm 2010 và 2011 là 800 đồng/phút cước dịch vụ di động, khuyến mại SIM/thẻ không vượt quá 50%. Ngoài ra, ông Hùng còn đề nghị “có chế tài nghiêm túc, thậm chí có thể rút giấy phép các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm”.
    Tại hội nghị tổng kết ngày 15/1, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho biết Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu quản lý cả giá sàn dịch vụ di động, chứ không chỉ quản lý giá trần như hiện nay. Việc này theo Bộ trưởng là “để đề phòng một số doanh nghiệp giảm giá dưới giá thành để thôn tính thị trường, sau đó tăng giá trở lại”.
    Hiện nay, việc quản lý giá cước viễn thông chỉ áp dụng với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế để ngăn các doanh nghiệp này cản trở sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới và không chiếm thị phần khống chế như Beeline và Vietnamobile có cơ hội cạnh tranh. Vì vậy, nếu áp giá sàn di động ở mức cao, đó sẽ là thách thức thực sự cho các doanh nghiệp nhỏ.
    intel05 thích bài này.
  6. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114
    Sao hồi Viettel khuyến mại xả láng thì không có chế tài xử lý, bây giờ còn dọa rút giấy phép người khác.

    Còn nhớ hồi trước SFone bức xúc trước việc giảm cước viễn thông của các hãng lớn và đề nghị Bộ BCVT lúc đó "phải có lộ trình giảm cước" để bảo vệ các hãng mới ra thì chả thấy Bộ ý kiến gì. Sau đó đúng 1 cái Bộ BCVT còn bỏ khống chế giá cước của các doanh nghiệp lớn sau khi Viettel lớn nhanh như thổi với lý do "Để cho các doanh nghiệp tự quyết định giá cước dựa trên khả năng của mình và dựa trên quyền lợi của khách hàng".

    Bây giờ Bộ TTTT lại cho khống chế giá cước thì khác gì nói lời 2 lưỡi.:112:
    baoadolf, intel05 and nghjem like this.
  7. megsm

    megsm Thành viên

    Bài viết:
    9
    Được Like:
    6
    Đại gia di động âm mưu 'giết' mạng di động nhỏ

    http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/01/3BA17E05/



    VnExpress đã lên tiếng rồi. Yeahhhhhhhhhhhh!!
    intel05 thích bài này.
  8. anquang

    anquang Thành viên

    Bài viết:
    431
    Được Like:
    114
    Bác trên đưa rồi thì thôi.
  9. quanvu72

    quanvu72 Thành viên

    Bài viết:
    158
    Được Like:
    177
    Bác nên suy nghĩ kỹ mọi vấn đề bác ah!Với em Viettel là kẻ đạo đức giả,nguỵ quân tử! nhưng còn Vnpt,Sfone...là những thằng hèn,em không biết Vnpt họ có phải là đàn ông đúng nghĩa không nữa,mà em nghĩ hình như tụi Vnpt,Vinaphone,Viễn thông,Bưu Điện 63 tỉnh...hình như họ là tụi thái giám hếty!Có Mobifone em xem ra vẫn còn khá chút,nhưng bị ông bố Vnpt siết cổ,trói tay nên cũng chả lớn mạnh nỗi!mà rồi thì cải tổ Vnpt sa thải 50% nhân viên xem ra vẫn còn ít,phải sáp nhập tụi VDC,Vinaphone,VTN,VTI vào làm một,đặc biệt là phải dẹp bỏ luôn cái cơ chế hợp đồng lao động biên chế vớ vẫn mà tụi Vnpt vẫn hay làm!cải tổ Vnpt thì chỉ có những ông giám đốc,phó giám đốc là được quyền biên chế thôi,còn tụi trưởng phòng cho tới nhân viên,lính quèn thì cho hợp đồng hết!Tỉnh nào mà bị mất thị phần,làm không tốt,không dạt chỉ tiêu doanh thu,thị phần thì cứ đuổi việc bằng hết tụi trưởng phòng viễn thông,bưu điện của tỉnh đó đi,mấy đứa nhân viên thì đã không hoàn thành chỉ tiêu phát triển thuê bao thì đuổi cổ dù nó có là con ông cháu cha gì đi nữa!Luật này cũng áp dụng với tụi công ty liên doanh,cô phần như Kasati,VKX,Sacom,Viteco.....!mà rồi thì Vnpt nếu không cải tổ thì Vnpt cứ chuẩn bị tinh thần mà phá sản trước đi!vấn đề là bao giờ npt sẽ phà sản thôi 5 hay 10 năm nữa!Mà nếu tụi nhân viên Vnpt,Vinaphone,viễn thông ,bưu điện 63 tỉnh nếu còn liêm sỉ thì chúng nó tự nghĩ việc đi!Xin lỗi vì tôi phải dùng những từ như thế với Vnpt,trước đây trong 1 lần viết bài có 1 nhân viên vinaphone bảo tôi đừng mạt sát Vinaphone nữa!

    P/S có gì thì các bác nhân viên Vnpt,Vinaphone...cứ nói cứ chửi em thoải mái nhưng đừng có del bài!Trò del bài đó chán lắm!
    musv2n, baoadolf, intel051 người khác thích bài này.
  10. fullmoon

    fullmoon Thành viên

    Bài viết:
    76
    Được Like:
    12
    Một con người bí hiểm :-?
    Mem ơi, những nghi ngờ ngày trước của win h lại đang trỗi dậy =))