Tử vi-Phong thủy-Bốc dịch !!!

Thảo luận trong 'ỨNG DỤNG HỆ THỐNG, TIỆN ÍCH' bắt đầu bởi ChiêuTrúc, 19 Tháng ba 2006.

  1. thichanai

    thichanai Thành viên

    Bài viết:
    46
    Được Like:
    17
    bác hoangnhankdd cho em hỏi cài đặt bản tiếng anh là cai kdp lại từ đầu hay sao. em cài vào dùng được rồi nhưng phần chọn dữ liệu chữ ko đọc được. thanks
  2. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    + Bạn thichanai nên cài lại kpd2.11 từ đầu bằng bản tiếng anh !.
  3. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    TỬ VI VẠN PHƯỚC

    PHẦN II: "XEM NGÀY - CHỌN GIỜ"

    Bắt đầu từ hôm nay, Keluabip sẽ giới thiệu với các bạn nội dung của phần "Xem ngày-chọn giờ". Phần này gồm 03 chương:
    1/ Giới thiệu 01 số khái niệm mới.
    2/ Các phương pháp chọn ngày.
    3/ Chọn ngày kết hợp với tuổi của "Chủ sự".

    Mong các bạn tiếp tục ủng hộ !
  4. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    TỬ VI VẠN PHƯỚC

    PHẦN 2: "XEM NGÀY - CHỌN GIỜ"

    CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỚI

    1/ HỆ CAN CHI VÀ LỊCH THEO HỆ CAN CHI:

    + Việc chia thời gian (năm, tháng, ngày, giờ) theo hệ CAN CHI là phát minh đặc biệt của khoa Thiên văn - Lịch toán cổ Trung Quốc, nó lan truyền sang nhiều nước Á đông, trong đó có Việt nam.

    + Truyền thuyết cho rằng: Thiên Can và Địa Chi là do Đại Nạo sáng tạo ra cách đây gần bốn ngàn năm. Theo quan điểm ngày nay, người ta cho rằng số lượng Thiên Can (10) và Địa Chi (12) đều có nguồn gốc từ Hà Đồ.
    + Theo thuyết Tâm Truyền, nhìn trong dãy 10 số đếm Hà Đồ, thì hai con số "5 và 6" là 02 con số chính giửa đã chia đôi 10 số đếm thành hai dãy số "sinh" và "thành" cơ bản của tạo hoá.
    + Số 5 là số trời, thuộc dương, nay nhân đôi lên thì nó vẫn là số trời, vì vậy mà 5x2 = 10 được lấy để đặt tên 10 thiên can.
    + Số 6 là số đất, thuộc âm, nay nhân đôi lên thì nó vẫn là số đất, vì vậy mà 6x2 = 12 được lấy để đặt tên 12 đại chi.

    *** Nguồn gốc của các tên gọi:

    A/ 10 Thiên Can: chính là 10 gian đoạn phát dục của cây cỏ

    1/ Giáp: Là giai đoạn nãy mầm, dương ở trong mà âm ở ngoài.
    2/ Ất: Là giai đoạn cây non yếu ớt.
    3/ Bính: Là giai đoạn cây cỏ vươn lên rỏ ràng như ánh nắng mặt trời.
    4/ Đinh: Là giai đoạn cây cỏ trưởng thành mạnh mẽ.
    5/ Mậu: Là giai đoạn cây cỏ tươi tốt, xum xuê.
    6/ Kỷ: Là giai đoạn cây cỏ vươn thẳng khỏi sự cong queo, giử vững hình thù.
    7/ Canh: Giai đoạn đổi mùa, cây cỏ thay đổi.
    8/ Tân: Là lúc cây cỏ có cái mới, kết quả, có hương, có vị.
    9/ Nhâm: Là giai đoạn cây cỏ tiềm phục trong vỏ, trong hạt.
    10/ Quí: Giai đoạn bế tàng, hạt nằm trong đất, chở thời tiết nãy mầm.

    B/ 12 Địa Chi: chính là 12 gian đoạn phát triển của cây cỏ

    1/ Tý: Là giai đoạn hạt giống hút nước để nảy mầm, âm còn thịnh, dương mới là mầm.
    2/ Sửu: Mầm cong queo, chuẩn bị đội đất mà ra.
    3/ Dần: Là giai đoạn mầm phát triển, dương thịnh dần, mầm từ trong đất vươn lên.
    4/ Mão: giai đoạn cây cỏ phát triễn mạnh.
    5/ Thìn: Là chấn động, dương khí thịnh, cây cỏ phát triễn mạnh.
    6/ Tị: Là vươn lên, dương khí cực thịnh, âm khí suy.
    7/ Ngọ: Dương khí đầy, âm khí bắt đầu nãy sinh, cây cỏ phát triễn đầy đủ.
    8/ Mùi, cây cỏ có kết quả, có mùi vị.
    9/ Thân: Giai đoạn cây cỏ đã trưỡng thành hết mức.
    10/ Dậu: giai đoạn co lại, cây cỏ vào thời kỳ thoái lui.
    11/ Tuất: giai đoạn úa tàn, đến lúc suy vong, dương khí hết.
    12/ Hợi: âm khí đến cực điểm, xóa hết dương khí, cây cỏ chết, bị hủy diệt để sang giai đoạn nẩy mầm của hạt.

    Để chia thời gian trên mặt đất, các nhà làm lịch phải sử dụng đến hệ tọa độ không gian, hệ tọa độ đó nhất thiết phải phù hợp với Bảng số Hà Đồ: trục tung (bắc-nam), mang hai hành Thuỷ-Hỏa được gọi là trục "Tý-Ngọ"; trục hoành (đông-tây), mang hai hành Mộc-Kim được gọi là trục "Mão-Dậu".

    C/ Gắn tên 12 con vật:

    + Khi 12 địa chi được dùng để chia thời gian của 01 ngày đêm ra thành 12 giờ cùng với việc đưa vào sủ dụng hệ trục "Tý-ngọ" và "Mão-dậu" thì tên 12 con vật mới được gán thêm vào các tên địa chi cho đễ nhớ.

    + Trục "Tý-Ngọ" là từ nữa đêm hôm trước (tý) đến giửa trưa hôm sau (ngọ). Trục này cắt đôi "ngày đêm" thành 02 nửa bằng nhau, có cả ngày lẫn đêm, đó là trục âm-dương của tạo hoá. là nửa đêm, là khoản thời gian hoạt động mạnh của chuột nhà. Ngọ là giửa trưa, là thời gian nghỉ ngơi của ngựa, giống vật dùng làm phương tiện giao thông chủ yếu của người xưa. Để để nhớ, trục "Tý-ngọ" đã được gắn liền với 2 con vật quen thuộc đó. :)

    + Trục "Mão-dậu" là trục chia thời gian 1 ngày đêm thành 02 phần "sáng-tối" rõ rệt, bắt đầu từ sáng sớm (mão) đến chập tối (dậu) là 02 cánh cửa đóng-mở của tạo hoá. Giờ Mão (sáng sớm) chính là thời gian mèo nhà tìm chổ nghỉ ngơi sau 01 đêm hoạt động. Còn giờ Dậu (chập tối) là lúc lên chuồng. Do đó mà 02 thời điểm "Mão-dậu" đã được gắn với 02 con vật quá quen thuộc là con mèo và con gà.

    + Tương tự như vậy, các Chi còn lại cũng được gắn vào các con vật khác cho hợp với qui luật hoạt động hay nghỉ ngơi của chúng:

    - Trâu lục đục thức giấc nhai cỏ lúc 2, 3 giờ sáng => Giờ Sửu.
    - Cọp (hổ) thường nghỉ ngơi lúc 4, 5 giờ sáng => Giờ Dần.
    - Giờ Tị là lúc rắn thường ẩn mình trong hang.
    - Giờ Mùi là giờ ăn cỏ.
    - Giờ Thân là giờ đàn Khỉ theo bầy trở về.
    - Giờ Tuất là giờ hoạt động của Chó.
    - Giờ Hợi là giờ ngủ yên của Lợn.
    - Riêng Giờ Thìn (từ 7-9 giờ) là khoản thời gian mà con người cảm thấy thoải mái nhất, làm việc có năng suất cao nhất...đã được người xưa gắn vào 01 con vật tượng trưng cao quí là con Rồng, có lẽ cũng là đều hợp lý.


    D/ CUNG HOÀNG ĐẠO:

    + Tên 12 địa chi chẳng những được dùng để ký hiệu ngày, giờ, năm, tháng, mà còn được dùng để ghi 12 cung Hoàng đạo cùng với 12 ngày Trung khí trong năm. (Việc chia đường Hoàng đạo thành 12 cung không phải chỉ có ở phương đông mà còn có cả ở phương tây).
    + 12 cung Hoàng đạo được dùng trong việc làm lịch, xác định thời tiết 04 mùa. Mỗi cung có 02 ngày tiết khí (12 cung có 24 ngày tiết khí). Vì năm thời tiết phù hợp với năm dương lịch nên các ngày tiết khí trong năm ghi theo ngày dương lịch sẽ chính xác và dễ theo dõi hơn.

    E/ Người ta đem 10 Thiên Can phối hợp với 12 Đia Chi, theo nguyên tắc, can dương với chi dương, can âm với chi âm. ta được 01 chu kỳ 60 chẳn, từ giáp tý -> quí hợi. Người ta phân bổ vòng giáp tý này vào các ngày, giờ trong năm để làm lịch. Tuy nhiên, lịch xưa không những chỉ tính theo tời tiết 04 mùa để phục vụ nông nghiệp mà còn tính cả theo chu kỳ mặt trăng (01 vong quay của mặt trăng quanh trái đất mất khoản 29,5 ngày), sao cho ngày trăng tròn trùng đúng vào ngày 15 âm lịch hàng tháng.

    + Chúng ta đều biết rằng, 01 năm thời tiểt chính xác là 365 ngày, 5 giờ 48 phút 45,97 giây. Như vậy, việc làm 01 bộ lịch cố định các ngày trong năm là không khả thi. Do đó, người ta phải tạo ra 01 bộ lịch rất phức tạp theo chu kỳ 60 năm, và số ngày trong tháng cũng không cố định (có tháng thiếu, có tháng đủ 30 ngày). Như vậy, mỗi năm "âm dương lịch" chỉ có 354 ngày, ít hơn năm thời tiết hơn 11 ngày. Tính trọn 01 vòng giáp tý 60 năm thì thiếu đến 23 tháng. Vì vậy, những tháng thừa đó phải trở thành những tháng "nhuận", và âm lịch trở thành "lịch nhuận tháng". Thường là cứ cách 20 tháng thì lại có 01 tháng nhuận.

    Keluabip giải thích hơi dài nhỉ, chủ yếu là để các bạn hiểu rỏ hơn về hệ can chi và vòng giáp tý, hiểu được tính phức tạp của việc xác định các ngày tốt xấu theo âm lịch. Mong các bạn thông cảm nhé !.

    Phần tiếp theo, Keluabip sẽ giới thiệu đến 01 số khái niệm trong Phương pháp I: "Chọn ngày theo cơ chế sinh khắc Can-Chi của vòng Giáp tý".
    alex-natalia thích bài này.
  5. vnr_82

    vnr_82 Thành viên

    Bài viết:
    348
    Được Like:
    155
    Vẫn chưa thấy bác keluabip post các file khác tiếp...Lần này có thêm Kobe giúp đỡ nghe bảo các file nhẹ đi rất nhiều và không còn file ...b*.kpd di kèm nữa.Bác nhanh chóng Up lên đi chứ ạ.
  6. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    PHẦN 2: "XEM NGÀY - CHỌN GIỜ"

    CHƯƠNG I:
    MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỚI

    2/ ĐẠI CƯƠNG VỀ LÝ THUYẾT VẬN KHÍ:
    + Là môn ưng dụng Hệ can-chi đã được họat hóa để tính tóan sự tuần hòan của khí hậu trong 01 vòng Giáp Tý 60 năm.
    + Lý luận về “Vận khí” là cơ sở lý thuyết quang trọng trong Lịch tóan cổ và trong Y học cổ truyền của người xưa. Cổ nhân đã có những quan sát rất tinh tế về mối quan hệ giửa họat động của các cơ quan phủ tạng con người với những đổi thay của khí hậu bốn mùa, các chu kỳ thời tiết, đó là mối quan hệ giửa nhịp điệu sinh học và nhịp điệu thời gian: ngày-đêm, sáng-tối, nóng-lạnh..Theo triết lý của Dịch học thì Vú trụ biến động có tính tuần hòan theo chu kỳ “âm cực sinh dương, dương cực sinh âm”.
    + Thời tiết htì cũng theo đó mà tuần hòan: Xuân – Hạ - Thu – Đông, rồi lại trở lại.
    + Sinh vật thì có sinh, có trưởng thành, giài lão rồi…chết..
    + Cơ thể con người cũng như các sinh vật khác, phụ thuộc rất nhiều vào những biến động cuat thời gian, của nhịp điệu “ngày-đêm”..nhịp điệu theo “trăng tròn-trăng khuyết” (tháng).

    + Lý thuyết “Vận khí” còn thể hiện quan niệm rất khoa học, coi sinh vật thống nhất với ngoại cảnh thiên văn, mọi sự thay đổi về khí hậu, về nhịp độ của ngày, tháng…đều có ảnh hưởng nhất định đến sự “hưng-suy” của cơ thể con người nói riêng và sinh vật nói chung.

    + Người xưa đã dùng Hệ Can Chi đã được hóa để nghiên cứu và lý giải những đổi thay của khí hậu 4 mùa, đồng thời cũng để tìm hiểu những biến động của khí hậu đến trạng thái “tâm sinh lý” của con người vốn cùng “Trời-Đất” là 01 thể thống nhất.

    3/ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN NGÀY:

    + Vì những lý do trên, việc chọn ngày rỏ ràng là cần thiết, bởi có rất nhiều ngày ảnh hưởng thật sự đến tâm sinh lý của con người và sự vật chung quanh. Chọn ngày đúng đắn có thể giải tỏa được phần nào những lo âu của con người, thỏa mãn được tâm lý cố hữu là “cầu lành-tránh dữ” vốn đã trở thành một yếu tố trong bản năng sinh tồn của chúng ta.
    + Xã hội loài người luôn tồn tại sự đấu tranh do sự mâu thuẩn về các quan điểm bất đồng nhau. Chính vì vậy, việc xác định tính hung-cát của ngày-giờ cũng đã gây nên biết bao cuộc tranh cải gay gắt giửa các thuật sỉ qua nhiều thế hệ. Mỗi một trường phái có quan điểm và phương cách chọn ngày-giờ riêng. Vì có khá nhiều phương pháp chọn ngày nên tùy theo quan điểm của từng người, tùy theo công việc cần xem xét, cũng như tùy theo ngày tháng năm sinh của chủ sự mà có các kết quả rất khác nhau. Ngoài ra các bạn cũng cần để ý đến mối tương quan tốt-xấu giửa ngày-tháng-năm đang xét nữa.
    + Có trường hợp, người ta đã cố công đi tìm và thỉnh giáo cùng 01 lúc 10 người gồm các nhà chiêm tinh học, bói tóan, nhà sư, thầy pháp, thầy địa lý…về việc lựa chọn ngày giờ cho 01 công việc cụ thể và quang trọng với yêu cầu là ngày giờ đó phải nằm trong 01 khỏan thời gian cụ thể (01 tuần). Thế cuối cùng kết quả ra sao ?. Họ đã “tìm” được hơn 20 ngày-giờ khác nhau và có những kết quả đối chọi lẫn nhau (người cho là tốt, kẻ khác thì cho là xấu). Cuối cùng, họ không biết phải nghe theo “lời” của ai cả !?. Kết quả khác nhau chính là do mồi người chọn ngày-giờ theo những phương cách khác nhau (xuất phát từ những quan điểm khác nhau.
    + Quan điểm của Keluabip là nên xem ngày-giờ theo phương pháp tổng hợp. Cách này không bị chi phối bởi 01 phương pháp nhất định nào cả, và là cách tốt nhất để làm an lòng mọi người, kể cả đối với những người cả tin và quá câu nệ.


    cuthitam and alex-natalia like this.
  7. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    .................................
    .................................

    4/ CHỌN NGÀY THEO PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP:

    + Keluabip chia việc chọn ngày thành 02 phần:

    ** PHẦN A: Xét tính chất hung-cát của ngày đang xét (nhưng chưa tính đến sự tương hợp giửa ngày đang xét với ngày sinh của chủ sự).

    CÓ 10 PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG LÀ:

    1/ SINH KHẮC NGŨ HÀNH (P/pháp cơ bản và quang trọng nhất).
    2/ THẦN HOÀNG ĐẠO.
    3/ 12 CHỈ THỰC.
    4/ LỤC DIỆU.
    5/ NHỊ THẬP BÁT TÚ.
    6/ THEO TÍNH TRẠCH CÁT CỦA CÁC SAO TỐT-XẤU THEO NGÀY, ngày tốt-xấu theo thập nhị họat, ngũ hợp-ngũ ly…và việc tránh các ngày thuộc ngũ hoàng thổ (p/p cửu cung).
    7/ VIỆC KIÊNG CỬ THEO TẤT CẢ CÁC QUAN NIỆM VỀ TRẠCH CÁT: ngày tam nương, các ngày Xa Sát…
    8/ VIỆC KIÊNG CỬ THEO TẤT CẢ CÁC QUAN NIỆM VỀ TRẠCH CÁT: Nguyệt kị, ngày Tử, Bát chuyên, Dương công.
    9/ VIỆC KIÊNG CỬ THEO TẤT CẢ CÁC NGÀY TRÙNG, NGÀY KỴ: tránh các ngày trùng tang, trùng phục, minh phụ, minh phụ đối…
    10/ Xét đến mục đích của việc chọn lựa ngày-giờ (dùng để làm việc gì), từ đó căn cứ vào kết quả cụ thể (đi sâu về ý nghĩa) của từng p/pháp trên mà bạn tự cho điểm.

    CÁCH LẤY KẾT QUẢ TỔNG HỢP: HẢY XEM NHƯ ĐÂY LÀ KẾT QUẢ CỦA 01 PHÉP XÁC SUẤT, VỪATÍNH THEO SỐ LƯỢNG VỪA TÍNH THEO CHẤT LƯỢNG.

    + VỀ SỐ LƯỢNG: nếu 01 ngày-giờ nào đó mà đa số các phương pháp (từ 6 trở lên) cho là ngày tốt => ngày đólà “ngày tốt” và ngược lại.
    + VỀ CHẤT LƯỢNG: LẤY P/Pháp 1 và P/pháp 10 làm chủ đạo, các p/pháp 2, 3 là các phương pháp quang trọng tiếp theo chp việc cân nhắc chọn lựa ngày tốt-xấu. P/pháp 4 -> P/pháp 10 sẽ quyết định xem ngày đó tốt cho việc gì, có đúng mục đích đã đề ra không (ví dụ: xem ngày để khai trương khác hẳn với việc xem ngày động thổ…).


    ** PHẦN B: LÀ SỰ TĂNG-GIẢM VỀ “ĐIỂM” DO VIỆC KẾT HỢP GIỬA “NGÀY ĐANG XÉT” VỚI NGÀY SINH CỦA CHỦ SỰ.

    + Điểm số tăng/giảm: Là sự kết hợp giửa 02 loại điểm:

    B1: - Xét mối tương quan hợp-khắc giửa “năm sinh” của chủ sự với ngày (tháng, năm) đang xét (theo ngũ hành sinh khắc).
    - Xét sự xung-hợp của ngày đang xét do sự tác động của chủ sự: về mạng theo mùa, về hạn tam tai, về tháng tốt-xấu theo sao hạn.
    - Xét sự tương hợp của ngày-tháng-năm đang xét với kết quả của cung phi.
    - Xét sự suy vượng của thiên mệnh và niên mệnh: theo năm sinh, giới tính…của chủ sự với năm đang xét (theo cửu cung mệnh lý).
    B2: - Điểm tăng/giảm do chính bạn tự quyết định: Xét đến sự tắc động của ngày sinh đến ngày đang xét tùy theo từng mục đích xem ngày cụ thể.

    *** ĐIỂM SỐ TỔNG HỢP: LÀ ĐIỂM CỦA PHẦN A VÀ ẢNH HƯỞNG TĂNG/GIẢM ĐIỂM CỦA PHẦN B ĐẾN KẾT QUẢ CUỐI CÙNG (ĐIỂM A + ĐIỂM B).

    Chú ý: điểm số (do keluabip đặt ra) chỉ có ý nghĩa tham khảo, các bạn cần phải xem xét đến ý nghĩa trạch-cát của từng tiêu chuẩn và tự quyết định chọn ngày.
    Khi đã chọn được 01 số ngày tương đối tốt, các bạn nên kết hợpvới các điều kiện khác (thời gian đó có thuận tiện với bạn không ?....) để rồi cuối cùng có được 01 ngày thích hợp nhất.
    alex-natalia thích bài này.
  8. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    .................
    .................

    5/ CHỌN GIỜ:

    + Sau khi đã lựa chọn được ngày, ta tiến hành chọn giờ dựa theo 02 tiêu chuẩn: Thần Hoàng đạo và sự tương hợp của ngày sinh của chủ sự đến giờ đang xét.
    + Các bạn nên lưu ý: 01 ngày theo theo âm lịch được chỉ được chia làm 12 thời đọan, goi là 12 thời thần. Mỗi thời thần là khỏan thời gian trong 02 giờ đồng hồ (120 phút). Thời điểm bắt đầu của 01 “giờ” cũng không nhất định mà có sự chênh lệch (+/- từ 5’->30’), thay đổi theo từng tháng – điều này cũng dễ hiểu như ông bà ta có câu “tháng năm chưa nằm đã sáng, tháng mười chưa cười mà tối”. Thông thường thì:
    - Giờ tý: bắt đầu từ 23g01’ của ngày hôm trước cho đến 12g59’ của ngày đang xét.
    - Giờ sửu: 01g00’ -> 02g59’
    - …………..
    - Giờ hợi: 21gg00 -> 22g59’

    + Giá trị tốt-xấu của giờ được giử nguyên và không thay đổi trong khỏan thời gian 2 giờ của khỏan thời thần đó. Thông thường, người ta hay chọn thời gian tiến hành công việc là điểm giửa của khỏan thời thần đó (ví dụ: giờ mão tốt thì nên chọn 6g00’) để tránh ảnh hưởng của việc thay đổi thời điểm bắt đầu của 01 giờ theo tháng, đồng thời việc chọn giờ như vậy cũng đảm bảo cho công việc được tiến triển tốt đẹp trong khỏan “giờ tốt” đó.
    vnr_82, vuthanhcong and alex-natalia like this.
  9. vnr_82

    vnr_82 Thành viên

    Bài viết:
    348
    Được Like:
    155
    Đọc Tử Vi Vạn phước trên Religo

    Xin lỗi đã chen ngang bác keluabip.
    Để tiện cho các bạn có thể theo dõi đựơc xuyên suốt các bài post lẻ tẻ của bác keluabip .Vì cái này cũng không phải là dễ hiểu với những người mới tiếp xúc...Nên mình đã convert các bài của keluabip sang 1 file định dạng *.rgo (dùng chương trình đọc truyện REPLIGO trên máy ĐT ấy) để các bạn có thể đọc lúc nào cũng đc. (Đợi cho bác keluabip post hết các bài hướng dẫn,giới thiệu tôi sẽ tổng hợp và convert tiếp phần sau nhé )
    Xin lỗi tôi không biết làm thế nào để up lên file đính kèm đc...
    Làm thế nào để gửi file đính kèm nhỉ? Tìm mãi chức năng này không thấy đâu.:(

    Các bạn có thể download "TẠI ĐÂY"
    vuthanhcong thích bài này.
  10. ChiêuTrúc

    ChiêuTrúc Admin Executive Staff Member

    Bài viết:
    4,975
    Được Like:
    11,486
    TỬ VI VẠN PHƯỚC

    PHẦN 2: "XEM NGÀY - CHỌN GIỜ" (tiếp theo)


    CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN NGÀY

    1/ CHỌN NGÀY THEO SINH KHẮC NGŨ HÀNH

    + Hệ CAN-CHI đã được “âm-dương hóa” và “ngũ hành hóa” để ghi ký hiệu thời gian.
    Can-chi thuộc các số lẻ: 1-3-5-7-9-11 là “dương”.
    Can-chi thuộc các số chẳn: 2-4-6-8-10-12 là “âm”.
    + 10 Thiên Can được chia làm 5 đôi:
    - Giáp-Ât thuộc Mộc
    - Bính-Đinh thuộc Hỏa
    - Mậu-Kỷ thuộc Thổ
    - Canh-Tân thuộc Kim
    - Nhâm-Quí thuộc Thủy
    + 12 Đại Chi được chia theo 02 trục:
    - Trục tung: Tý (Bắc) thuộc Thủy và Ngọ (Nam) thuộc Hỏa.
    - Trục hoành: Tý-Hợi thuộc Thủy, Tị-Ngọ thuộc Hỏa, Dần-Mão thuộc Mộc, Thân-Dậu thuộc Kim, Thìn-Tuất-Sữu-Mùi thuộc Thổ.
    + Việc người ta đã ghép Thiên Can với Đại Chi (âm với âm, dương với dương) thành những cặp Can-Chi khác nhau, đã mang sẳn trong lòng nó sự “sinh –khắc” của ngú hành và sự đối xứng của “âm-dương”. Sự “tốt-xấu” (cát-hung) rỏ ràng là hệ quả của sự tương tác đó.
    ð Vì vậy, đây là lý thuyết quang trọng nhất trong việc chọn lựa ngày-giờ, nếu ta dùng nhiều phương pháp thì cũng nên lấy phương pháp này là chính.

    + Trong 01 vòng giáp tý-quí hợi có 60 cặp can-chi, có thể đại diện cho 60giờ, 60 ngày, 60 tháng hay 60năm, có 03 loại tương tác sau:

    1/Tương sinh:
    - Địa chi sinh thiên can: tốt vừa (thoa nhật)
    - Thiên can sinh địa chi: rất tốt (đại cát)
    2/ Tương khắc:
    - Địa chi khắc thiên can: xấu vừa (tiểu hung).
    - Thiên can khắc địa chi: xấu nhất (đại hung).
    3/ Đồng khí-đồng hành:
    Là những cặp can-chi có cùng 01 hành và cùng 01 khí (âm hoặc dương). Trười đất thiên về 01 phía, thời tiết mông lung, mọi việc không thuận. Ngoại ra, “đồng khí” (như đồng cực của nam châm) thì đẩy nhau, thiên địa bất hòa, không nên làm việc lớn, gọi là những ngày “Bát chuyên”.

    ð Như vậy, trong 01 vòng giáp tý có 60ngày thì có đến 12 ngày Thoa, 10 ngày Bảo, chiếm đến hơn 1/3 số ngày trong hoa giáp. Đó là chưa kể đến những ngày bình thương (không tốt-không xấu) khác. Người xem chỉ cần tránh các ngày gọi là “hung nhật” và “bát chuyên đồng khí” và một số ngày đặc biệt sau đây:

    - Tránh các ngày “xung phá” đối với hệ can chi của tháng, của năm. Chọn giờ tốt đối với ngày cũng phải theo nguyên tắc đó, nhất là đối với tứ xung.
    - Còn Thìn-Tuất-Sữu –Mùi đều thuộc hành Thổ nhưng vẫn là “Tứ xung”, đó là vì Thìn-Tuất đều thuộc “dương Thổ” (số lẻ); Sưu-Mùi lại thuộc “âm cực” (số chẳn). Hai cặp này đã đông hành, lại đông cực => tất phải đẩy nhau. Vì vây, thìn-tuất, sửu-mùi đêu thuộc hung nhật, nếu can khắc chithì thuộc “chế nhật”, nếu chi khắc can thì thuộc “phạt nhật”.
    - Ngày không vong: có đến 12 địa chi, nhưng chỉ có 10 thiên can. Như vậy, mối con giáp 10 ngày lại có 02 ngày không đủ thiên can của địa chi. Mỗi năm có 36 con giáp => có 72 ngày “không vong”. Những ngày đó, phúc lộc chưa đến, thiếu sự may mắn => Người ta không làm việc lớn.
    - Theo Dịch lý, “Cùng tất biến, Cực tất phản” nên người ta rất kiêng cái “cùng” cái “cực”. Cổ nhân đã mở rộng sự kiêng cử ra tất cả các ngày có can Quí (can cuối cùng), và chi hợi ( chi cuối cùng), nhất là các ngày Quí hợi, Ất hợi.
    - Theo tục lệ của người Hoa, người ta còn kiêng cử cả những ngày đầu tháng (ngày sóc) và tất cả các ngày đầu chi các tháng (giáp tý, mậu tý, canh tý, nhâm tý, bính tý). Lý do đơn giản là vì, họ theo quan điểm “con chim thò đầu ra là dễ bị đánh”, tránh để lộ niềm vui, hay ý đồ, không làm người dẫn đầu (dễ bị trù dập..).
    vnr_82, cuthitam and alex-natalia like this.