10 sản phẩm công nghệ “đầu voi đuôi chuột”

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi Bright, 18 Tháng mười hai 2008.

  1. 10 sản phẩm công nghệ “đầu voi đuôi chuột”

    Khi thực hiện chiến dịch marketing, các công ty ít tập trung vào khái niệm “sản phẩm mới” đơn thuần, mà điều cần nhấn mạnh phải là các “cải tiến” và “giải pháp” mới.

    Có nhiều sản phẩm được quảng cáo một cách cường điệu, và cùng với đó là những dự đoán hùng hồn của các lãnh đạo doanh nghiệp và những nhà phân tích thị trường.

    Có thể những chiến dịch marketing tầm cỡ đó mang lại hiệu quả và thu hút sự chú ý của công chúng, nhưng có khi nó lại trở thành một sự phiền toái khi sản phẩm thất bại. Mà ngay cả khi các sản phẩm mới đạt được sự thành công, thì sự cường điệu trước đó vẫn được người ta nhớ lại và nhắc đến.

    Chúng ta sẽ cùng điểm lại những sự thất bại đáng nhớ nhất đã xảy ra với các sản phẩm công nghệ từng được cường điệu hóa như những “hòn đá tảng”.

    Segway

    [​IMG]

    Phương tiện di chuyển Segway Chiến dịch phát triển phương tiện đi lại Segway ở Mỹ được cố gắng giữ trong vòng bí mật, nhưng nó không tránh khỏi ánh mắt tò mò của các nhà báo, những người đã cố gắng được mượn và thử để xem thực chất nó là cái gì.

    Theo những tác giả của đề tài này, Segway ra đời sẽ làm thay đổi cách xây dựng các thành phố, tạo nên cuộc cách mạng đối với ngành vận tải và hướng đến một tương lai không có khí carbon. Nhưng thực tế, những gì chúng ta có chỉ là một phương tiện giao thông làm cho bạn trông rất ngố và thu hút được sự chú ý của mọi người. Nó là một phương tiện 2 bánh, tự cân bằng và có gắn động cơ chạy điện. Máy tính và các mô-tơ sẽ giúp cho nó tự cân bằng và di chuyển theo chiều đẩy của đôi tay.

    Segway trên thực tế được tích hợp khá nhiều công nghệ cả về cơ học lẫn điện tử, nhưng thực tế nó chỉ thích hợp là một đồ chơi cho mọi người hơn là phương tiện giao thông, tốc độ tối đa chỉ đạt 20km/h và cứ sau mỗi dặm lại phải xạc pin một lần. Chính quyền Mỹ chẳng biết nên khuyến cáo người dân sử dụng hay cấm lưu hành loại phương tiện này, và ngay cả tổng thống sắp mãn nhiệm George Bush cũng chẳng biết dùng Segway thế nào cho an toàn.

    Vấn đề mà Segway gặp phải là nó đưa giải pháp cho các vấn đề mà chẳng có ai gặp phải. Các xe scooter điều khiển bằng tay và xe đạp đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, lại có tác dụng giúp bạn rèn luyện sức khỏe, mà nếu bạn không thích, thì đã có xe bus, ô-tô và tàu điện thay thế rồi.

    Phần mềm diệt virus

    Có thể điều này gây tranh cãi, nhưng một sự thực là lịch sử của các phần mềm diệt virus không sống nhờ vào những lời quảng bá cường điệu.

    Thời kỳ đầu, các virus máy tính được lây truyền qua ổ đĩa mềm, và cách đề phòng duy nhất là bạn đặt chế độ chỉ đọc cho loại thiết bị lưu trữ dữ liệu này. Sau đó email và internet xuất hiện và virus trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

    Sự thực của vấn đề là hầu hết các phần mềm diệt virus ngay sau khi ra đời đã trở nên lạc hậu: vì virus thường được phát tán trước khi các phần mềm chống lại nó được phát triển, khi có một file khả nghi bị phát hiện. Vì vậy nếu bạn là người đầu tiên bị nhiễm virus đó, thì bạn là người thiếu may mắn.

    Đáng ngại hơn là các virus có khả năng tùy biến. Nếu một đoạn script nguy hiểm nào đó có chứa một máy tạo virus tự động và liên tiếp gửi cho bạn những loại virus có khả năng tự nhân bản và không phổ biến, thì bạn lại càng thấy mình không may mắn vì chẳng có phần mềm diệt virus nào có thể phát hiện ra chúng cả.

    Tất cả các cơ chế nhận biết những dấu hiệu của virus được trình bày và quảng cáo đều có tác dụng không cao và thiếu đi độ chính xác. Mà cho đến khi các phần mềm bảo mật trở nên thông minh nhiều hơn nữa, thì các vấn đề cũ vẫn lặp đi lặp lại mà chưa có hướng giải quyết triệt để.

    Ngành công nghệ thông tin vẫn đang tiến những bước rất chậm trong việc chống lại hiểm họa virus, đặc biệt là các nhà phát triển có quy mô nhỏ, họ không đủ nguồn lực để xây dựng những thư viện khổng lồ. Thật không may, nhiều người dùng vẫn xem các phần mềm diệt virus là tùy tiện, không đáng tin cậy và luôn lạc hậu.

    Apple TV

    [​IMG]

    Một quảng cáo Apple TV Không có công ty nào giỏi trong việc quảng cáo và phóng đại tốt như Apple, thậm chí ngay cả đối với các dự án khá tệ hại của họ, đó là trường hợp đối với Apple TV. Mặc dù sản phẩm này đã lui vào bóng tối so với iPhone và OS X Leopard, nhưng Apple TV đã từng là tâm điểm của thị trường vào cuối năm 2006.

    Apple TV thực chất là một chiếc video recorder kỹ thuật số có hình một cuốn sách gập đôi lại, và hạn chế chính của nó là không có hỗ trợ codec và thiếu những chức năng khác để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Có nhiều khách hàng hâm mộ Apple đã mua nó, nhưng họ đã lầm vì đã quá tin vào những gì mà Steve Jobs đã quảng cáo.

    Ngày nay, Apple TV chiếm vị trí ở giữa ổ cứng mở rộng và chuột trong danh sách các sản phẩm yêu tiên của hãng. Thực tế, nó không phải là một sản phẩm tồi, nhưng nó thiếu một ứng dụng “đinh” thực sự cho đến khi iTunes movies download được đưa vào sử dụng, và sản phầm này đã nhanh chóng lùi vào sau chiếc bóng của iPod, iPhone và dòng máy tính Mac.

    Microsoft Zune

    [​IMG]

    Máy nghe nhạc Zune Microsoft Zune cũng xứng đáng được đưa vào danh sách các sản phẩm này. Nó là một trong số ít những ví dụ cho thấy Microsoft đã tiêu tốn những khoản ngân quỹ khổng lồ cho việc phát triển và quảng cáo cho những sản phẩm mà sau này lại làm “trò cười” cho thiên hạ.

    Zune được kỳ vọng sẽ là đối thủ xứng tầm của iPod. Thậm chí, Microsoft đã tốn hàng năm trời để thiết kế ra thiết bị này, có người còn hy vọng Zune sẽ xâm nhập thị trường thiết bị giải trí số một cách đột phá giống như Xbox đã làm được ở thị trường game console.

    Zune cũng sở hữu một số các chức năng thú vị, nhưng chẳng chức năng nào gây được ấn tượng mạnh. Giao diện kém hơn iPod và các chức năng không dây cũng có triển vọng nhưng lại bị hạn chế bởi rào cản sở hữu nội dung số, và nhất là thiếu các dịch vụ âm nhạc trực tuyến. Zune sẽ chẳng bao giờ xứng tầm với sự kỳ vọng và người ta quên ngay sản phẩm này để chào đón iPhone của Apple, một mẫu thiết kế đẹp, thông dụng và rất hợp thời trang. Cuối cùng, Microsoft đành buông súng và chấp nhận “về sau” Apple trong cuộc đua này.

    Thế giới 3D trực tuyến

    [​IMG]

    Câu chuyện về thế giới 3D trực tuyến lại là một ví dụ tiêu biểu chứng minh rằng trong một số trường hợp, ý tưởng công nghệ độc đáo lại không đi kèm với các các thành công về mặt kinh doanh.

    Mở màn với Second Life, các thế giới 3D đạt đỉnh vào năm 2006 nhưng liên tiếp trượt dốc kể từ đó. Ở thời điểm cao trào, những hãng truyền thông lớn như là Reuters hay Cnet thậm chí còn thiết lập các bộ phận chuyên trách và phân công các phóng viên liên tục đăng tải tin tức về Second Life trên trang nhất. Sun và IBM còn bỏ tiền ra mua các hòn đảo trong game để sử dụng vào việc công bố ra mắt các sản phẩm mới và tổ chức họp báo ở thế giới ảo.

    Vấn đề ở đây là không có nhiều cơ sở để làm những điều như vậy, và lợi nhuận mà các công ty thu về từ thế giới ảo 3 chiều vãn chỉ là tối thiểu. Những cuộc họp báo được tổ chức thông qua thế giới ảo 3D chẳng đem lại ấn tượng và hiệu quả như nó được mong đợi, với những hạn chế trong việc truy cập vào các ứng dụng khác, và bất tiện nhiều so với các cuộc hội thảo qua đường điện thoại.

    Không thể nói rằng thế giới 3D trực tuyến không thành công như các lĩnh vực khác của ngành công nghệ, bởi vì nó vẫn có những ngoại lệ, như World of Warcraft là một trong những game phổ biến nhất, đem lại cho người chơi những lí do hữu ích hơn là chỉ đi bộ quanh bản đồ 3D. Second Life cũng có một lượng người dùng đáng kể, nhưng quy định cấm đánh bạc ở thế giới này đã làm cho nhiều người rời bỏ trò chơi này.

    Thế giới 3D, mặc dù vẫn có những triển vọng riêng của nó, nhưng đã tụt lùi so với những tâm điểm trong thế giới internet khác với những phương thức tương tác với con người mang tính đột phá.

    Nhận dạng giọng nói

    Không thể phủ nhận ý tưởng phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói là rất táo bạo, nhưng nó đã sa lầy khi đi vào thực tế. Tài nguyên bộ xử lý cần thiết để nhận dạng chính xác giọng nói con người là rất lớn, và phần mềm để làm việc này cũng chưa ra đời. Các công ty theo đuổi công nghệ này vẫn đang cố gắng thuyết phục mọi người rằng họ có thể thành công, nhưng các khách hàng thì đã quá thất vọng vì đã phải chờ đợi quá lâu.
    Nhiều người vẫn mong đợi và tỏ ra lạc quan về một hệ thống nhận dạng giọng nói được cài đặt đến từng máy tính cá nhân. Bởi vì công nghệ này (nếu trở thành thực tế) sẽ giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, giúp con người tiết kiệm thời gian cho những công việc khác. Nhưng cũng không thể không kể đến những giả định mang tính tiêu cực. Nếu một hệ thống làm việc dựa trên công nghệ nhận dạng giọng nói được xây dựng. Liệu bạn có tưởng tượng nổi một văn phòng mà ở đó mọi người chỉ chú tâm nói chuyện với chiếc máy tính. Và nó cũng sẽ làm mọi nhân viên bị trầm cảm, hay stress do lúc nào cũng phải nghe những tiếng nói ồn ào trong văn phòng mà không gian vốn đã chật và cần sự yên tĩnh.

    Nhận dạng giọng nói là một khái niệm lý thú, nhưng bởi vì nhiều thử nghiệm đã thất bại thảm hại, nên những kỳ vọng về nó đã trở nên tiêu cực và gây ra phiền phức.

    Theo ICTnews
  2. PTshops

    PTshops Thành viên

    Bài viết:
    23
    Được Like:
    1
    Mình thích nhất là Sản Phẩm của Apple. Đặc biết về thiết kế lẫn chất liệu rất tốt.