10 thất bại lớn nhất của "đại gia" Sony

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi XOH2, 6 Tháng mười hai 2010.

  1. XOH2 Administrator

    Từ khi được thành lập năm 1946, Sony đã sản xuất nhiều mặt hàng thuộc dạng bán chạy nhất trong ngành điện tử tiêu dùng thế giới. Các thương hiệu như Walkman, Handycam và Trinitron đã đưa công ty trở thành người khổng lồ trong ngành công nghiệp kỹ thuật số. Cùng với những sản phẩm "hot" gần đây như: Cybershot, Vaio, Bravia và PlayStation, Sony vẫn tiếp tục giữ vững được tên tuổi của mình. Nhưng không một thành công nào lại chưa từng trải qua thất bại. Chúng ta hãy nhìn lại một số sản phẩm của Sony đã không chiếm được vị trí trong lòng người tiêu dùng.

    Sony Aibo

    [​IMG]
    Chú chó robot Aibo dễ thương của Sony được chế tạo bởi phòng thí nghiệm sinh vật kĩ thuật số và ra mắt năm 1999. Aibo có thể di chuyển trong một phạm vi tương đối với thời lượng pin cho phép. Nó cũng có thể biểu hiện cảm xúc như buồn, vui, giận dữ, ngạc nhiên, sợ hãi, ghét bỏ... Mức giá được đưa ra cho chú chó robot này là 2.500 USD. Ngày nay, vẫn có nhiều người ưa thích sản phẩm này, tuy nhiên số tiền phải chi quá cao đã khiến Aibo không được mua rộng rãi như mong đợi. Sony kết thúc dự án Aibo sau một lần cơ cấu lại doanh nghiệp gần đây.

    Vaio MusicClip

    [​IMG]
    Có thể nói Sony là người đi tiên phong trong thị trường máy nghe nhạc bỏ túi, với nhãn hiệu Walkman xuất hiện năm 1979. Sony tiếp tục vượt mặt Apple trên thị trường nhạc số được hai năm, nhưng cũng là hai năm sai lầm với việc ra mắt MusicClip năm 2009. Đây là sản phẩm quá phụ thuộc vào định dạng ATRAC, một định dạng tập tin sở hữu độc quyền sử dụng trên MiniDisc của Sony. Vấn đề là, từ những năm 2000, nhạc số được sinh ra để chia sẻ, và được nén chủ yếu dưới dạng MP3. Một vấn đề nữa nằm trong nội bộ của Sony: bộ phận VAIO PC đã tung ra các sản phẩm (bao gồm cả MusicClip) cạnh tranh với chính máy nghe kĩ thuật số Walkman. Sony đã gặp phải một cú vấp khá nặng nề.

    Sony e-Villa

    [​IMG]
    Năm 2001, nhiều công ty đầu tư vào lĩnh vực thiết bị internet, cụ thể là các thiết bị đầu cuối được dành riêng cho việc truy cập internet và lướt web. Sony eVilla cũng nằm trong số những sản phẩm như vậy. Với màn hình CRT tích hợp sẵn rộng 15 inch, modem dial up 56 kbps, Sony eVilla được thiết kế để truy cập đến dịch vụ thư điện tử và Web. Nhưng thời điểm tung ra sản phẩm này lại đúng lúc những đối thủ cạnh tranh khác đang dần rút khỏi thị trường với nỗi thất vọng lớn, cũng như người tiêu dùng đang quyết định mua những chiếc máy tính mới để sử dụng Windows XP. Sau chưa đầy 3 tháng có mặt trên thị trường, Sony eVilla đã bị ngưng sản xuất.

    Airboard

    [​IMG]
    10 năm trước khi người ta khoe với nhau những chương trình TV được xem trên iPad, Sony đã có sản phẩm tương tự mang tên Airboard. Thiết bị mỏng này có màn hình rộng 10 inch, kết nối wifi tới một trạm cơ sở có Internet và TV. Người sử dụng cũng có thể truy cập Web và email. Dòng sản phẩm này có thể xử lý đa nhiệm nhờ chức năng picture-in-picture. Nhưng Airboard đã không được ủng hộ nhiệt liệt bởi nhiều người nhầm lẫn coi nó không hơn một chiếc TV xách tay. Airboard cuối cùng đã không được bày bán tại Mỹ.

    Qualia

    [​IMG]
    Năm 2003, trước sự cạnh tranh gay gắt, Sony tìm cách khẳng định lại tên thương hiệu của mình với Qualia, một dòng sản phẩm đắt tiền nhấn mạnh năng lực kỹ thuật của Sony. Trong số các sản phẩm đặc trưng là camera kĩ thuật số Qualia bé xíu giá 3.220 USD, máy chiếu Qualia 004 độ nét cao giá 20.000 USD, máy nghe nhạc Super Audio CD, và màn hình Trinitron. Để có thể mua được một trong số các sản phẩm trên, bạn phải hẹn trước với một phòng trưng bày Qualia, hoặc có một “nhân viên trợ giúp Qualia” ghé thăm. Nhưng những nhân viên trợ giúp hầu hết chỉ đứng chơi, không có mấy cuộc gọi cho họ. Sony lặng lẽ đặt dấu chấm hết cho dòng sản phẩm này vào năm 2005.

    Sony PSX

    [​IMG]
    Năm 2003, Sony kết hợp máy PlayStation 2 và một máy ghi video kĩ thuật số thành sản phẩm Sony PSX. Bạn có thể chơi PS2 và ghi lại chương trình TV vào ổ cứng hoặc DVD. Sản phẩm này chỉ được bán ở Nhật, với nhiều lời chê trách: quá to và nặng so với một máy PS2, và tất nhiên cũng đắt hơn nhiều lần. So với những máy ghi video kỹ thuật số cùng thời kì, giá sản phẩm này tuy ở mức hấp dẫn hơn, nhưng vẫn chưa phải là một lý do đủ tốt để có thể thu hút khách hàng.

    Mylo

    [​IMG]
    Năm 2006, một trong số những điện thoại di động "hot" nhất phải kể đến Sidekick của T-mobile, với bàn phím đầy đủ để nhắn tin, có thể truy cập email, kết nối với dịch vụ tin nhắn trực tiếp AOL và MSN, và đính kèm một camera kĩ thuật số. Sony Mylo cũng cố gắng cung cấp những dịch vụ như thế. Mặc dù Mylo chỉ hoạt động với Wifi, máy điện thoại cũng được cài đặt sẵn Skype cùng một trình duyệt Web và một client nhắn tin. Thật không may, việc thiếu kết nối di động đã làm cho sản phẩm này bị vấp lại giống như chuyện tương tự xảy ra với iPod Touch. Mylo được xuất xưởng năm 2008 và cũng như những sản phẩm trên, Mylo là một thất bại khá nặng nề của Sony.

    Rolly

    [​IMG]
    Một trong số những sản phẩm “quay tròn” nhiều nhất mà Sony từng tung ra thị trường là máy nghe nhạc Rolly. Hai vòng cơ giới bao quanh thân máy hình trứng, cho phép máy quay trong thời gian một bản nhạc được phát ra từ 2 loa tại 2 đầu máy. Người sử dụng có thể tự lập trình vòng quay ưa thích riêng cũng như chia sẻ chúng trên mạng. Máy nghe nhạc Rolly có thu hút được một vài sự chú ý, tuy nhiên không mấy người mua nó. Năm 2007, Rolly được tung ra thị trường. Một năm sau đó, Sony tung ra một phiên bản nâng cấp cho máy này, tuy nhiên Rolly đã không tiếp tục chờ được đến ngày ra phiên bản thứ 3.

    PSPgo

    [​IMG]
    Ra mắt với nhiều xôn xao tại hội chợ game E3 2009, PSPgo được cho là một phiên bản mới của PlayStation Portable. Mặc dù có kiểu dáng đẹp hơn, PSPgo không hỗ trợ định dạng UMD được sử dụng trên các phiên bản PSP trước, đồng nghĩa với việc người mua không thể chơi những tựa game họ đã có sẵn. Cùng với mức giá cao hơn những mẫu PSP cũ, nhiều người đã từ chối mua sản phẩm này vì chẳng có một lý do xác đáng nào để nâng cấp cả. Gần đây, Sony đã giảm giá bán PSPgo cùng với một số tựa game để kích thích nhu cầu, tuy nhiên có thể khẳng định PSPgo đã nằm trong số những sản phẩm thất bại nặng nề của hãng.

    OLED TV

    [​IMG]
    Không phải sản phẩm nào thất bại cũng vì kém thu hút người tiêu dùng. Hãy xét đến trường hợp của Sony XEL-1, TV OLED đầu tiên trên thế giới. Khi xuất hiện cuối năm 2007, nó đã khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên thích thú. Màn hình OLED cho hình ảnh sâu và sáng màu hơn màn hình LCD, đồng thời cho phép Sony chế tạo TV siêu mỏng 11 inch. Hầu hết những người xem đều muốn một chiếc TV như vậy cho mình, tuy nhiên cái giá 2.000 USD lại không rẻ chút nào. Tính đến nay, chưa có nhà sản xuất nào thành công trong việc cung cấp TV OLED lớn hơn. Sony ngưng đưa ra thị trường sản phẩm này vào đầu năm nay.

    Nguồn : GameK
    HuyTim thích bài này.
  2. CrystalShield

    CrystalShield Thành viên

    Bài viết:
    10
    Được Like:
    0
    hehehe, cái tội bán cho mắc.