Mặc dù không tạo ra những đột phá như trước tuy nhiên các thiết bị của Apple chắc chắn vẫn sẽ thành công trong thời gian tới. Tại sao ư? Mời bạn tìm hiểu 5 lý do dẫn đến điều này ngay sau đây: Sự mất đồng nhất của Google trên phương diện phần cứng Google đã tạo ra một thế lực trong giói smartphone nhờ sáng tạo hệ điều hành Android nổi tiếng. Tuy nhiên, xét cho cùng thì đến lúc này họ vẫn chỉ là một nhà cung cấp phần mềm. Để sản xuất ra các thiết bị (Nexus 4, Galaxy Nexus,...) họ buộc phải phụ thuộc vào các hãng thứ 3 và điều này đã khiến chúng không thật sự hấp dẫn như iPhone, nơi mà cả phần cứng lẫn phần mềm đều do Apple kiểm soát. Đến bao giờ các hãng sản xuất điện thoại Android mới nối tay nhau như thế này? Bên cạnh đó với sự phân mảnh của Android, các fan thường ủng hộ từng hãng thay vì cả hệ điều hành. Có thể doanh số điện thoại Android bán ra gấp nhiều lần iPhone nhưng về lượng người ủng hộ thì Apple luôn áp đảo. Dù cũng dùng Android, chúc bạn may mắn khi cố thuyết phục fan Sony chuyển sang xài điện thoại Samsung. Sự chậm chạp của Microsoft Mặc dù là một đại gia hệ điều hành PC, Microsoft tỏ ra vô cùng chậm chạp trong việc cập nhật các tính năng mới cho Windows Phone. Ứng dụng nghèo nàn (so với iOS và Android) kết hợp với cấu hình luôn thuộc lại thường thường (chip lõi kép và màn hình 720p trong khi Android lên tới chip 4/8 lõi và màn hính 1080p), các điện thoại Windows Phone 8 tỏ ra khá kém hấp dẫn so với đối thủ cùng phân khúc. Bên cạnh đó, truyền thống "đem con bỏ chợ" (hãy hỏi chủ nhân của điện thoại Windows Phone 7 là bạn sẽ hiểu) khiến rất nhiều người khá ngại hệ điều hành này. Những cựu vương lạc lối Nokia, BlackBerry từng làm mưa làm gió trên thị trường di động cách đây vài năm giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình. Tuy nhiên, canh bạc mà bộ đôi này tham gia để tìm lại ánh hào quang trước đây có vẻ như không mấy "khả thi". Lumia 925 chẳng khác gì Lumia 920 của nửa năm trước trừ lớp viền bằng kim loại Với hãng điện thoại Phần Lan, thay vì đặt niềm tin vào Android (với tương lai cực kỳ sáng lạng) thì họ lại quyết định đi theo Microsoft cùng Windows Phone. Thẳng thắn mà nói, chính hệ điều hành này đã níu chân Nokia khiến họ không tài nào bức phá được. Sau cú phốt Windows Phone 7, Windows Phone 8 tiếp tục khiến các thiết bị mới của trở nên "tầm thường". Năm ngoái, Lumia 920 ra mắt với cấu hình thuộc hàng khá với chip lõi kép S4, màn hình 720p. Nửa năm sau, trong khi các điện thoại Android nâng cấp lên chip S4/S600 lõi tứ (thậm chí là 8 lõi như Exynos) và màn hình 1080p thì Lumia 928, 925 vẫn giữ nguyên cấu hình cũ mèm của mình. Nếu Nokia nghĩ rằng trang bị thêm đèn flash xenon và lớp vỏ kim loại (vốn cũng chả xa lạ gì đối với Android) có thể giúp chúng thành công hơn người tiền nhiệm thì họ đã lầm to. Android cải tiến liên tục mà vẫn chưa đánh bại được iPhone thì chỉ có phép màu mới giúp WP làm được điều đó. Z10 chẳng có điểm nào thực sự nổi bật so với các dòng điện thoại đầu bảng hiện nay Về BlackBerry, nền tảng BB10 cải tiến khá nhiều so với trước nhưng rõ ràng là không có điểm này thực sự nổi bật so với iOS. Thiết kế của Z10, Q10 khá đẹp nhưng không đủ gây ấn tượng để làm tâm điểm cho các cuộc tranh luận của cộng đồng. Đây là điều mà iPhone và Android đã làm rất tốt, dù cái tiến hay lùi thì các siêu phầm này vẫn liên tục được mang ra bình luận, so sánh và đánh giá. Những cải tiến được dự báo trước Ngoại trừ những thay đổi về thiết kế, các nhà sản xuất điện thoại đều chọn phương án an toàn khi đi theo lối mòn được định sẵn mỗi khi ra mắt sản phẩm mới: tăng độ phân giả màn hình, tăng hiệu năng, tăng pin... Nhiều người chê iPhone không đột phá khi ra mắt phiên bản 5 nhưng liệu điều này có cần thiết khi các nhà sản xuất điện thoại Android và Windows Phone cũng chả khi nào có đột phá. Nâng cấp chip, màn hình độ nét cao,... không khó để đoán được những cải tiến của các điện thoại đời mới Thậm chí về một mặt nào đó, Android còn ăn theo Apple như ra mắt Google Now để cạnh tranh với Siri hay việc Sony và LG đi theo phong cách "sandwich kính" của iPhone 4/4S. Công bằng mà nói, cũng có khá nhiều tính năng mới được giới thiệu (chế độ chụp Zoe của HTC, các chế độ chụp của S4,...) nhưng phần lớn chỉ cải tiến trên nền tảng có sẵn và không tạo nên hiệu ứng đáng kể (chẳng hạn như SSD, màn hình Retina, Siri... của Apple). Tim Cook Steve Jobs là một thiên tài và ông giúp Apple thành công nhờ những ý tưởng đột phá so với thời đại. Tuy nhiên nếu nhìn bao quát hơn, Apple của Steve Job rất bảo thủ và giả sử ý tưởng của ông không thành công, chúng ta chắc chắn sẽ thấy một Nokia thứ 2 xuất hiện. Có thể Tim Cook không có những ý tưởng đột phá như Jobs nhưng ông là người thực dụng và biết chiều theo xu hướng của thị trường. Tim Cook có thể không sáng tạo như Steve Jobs nhưng ông biết thuận theo thời thế chứ không bảo thủ iPhone màn hình 16:9 (iPhone 5) và máy tính bảng 7 inch (iPad Mini) là những thiết bị chắc chắn sẽ không thể tồn tại dưới thời của Steve Jobs. iPhone 5 có thể không chiếm được cảm tình như 4 nhưng nó vẫn thành công và iPad Mini giúp củng cố vị trí dẫn đầu của Apple trên thị trường máy tính bảng, vốn lung lay dữ dội trước đó do sự xuất hiện của Nexus 7 giá rẻ. Lời kết Với việc các đối thủ không tạo ra được sự khác biệt rõ rệt cũng như dưới sự dẫn dắt của Tim Cook, Apple có thể không hoành tráng như xưa nhưng chắc chắn họ vẫn tiếp tục thành công và không đi vào vết xe đổ của các cựu vương như Nokia, BlackBerry,... Bên cạnh đó, lượng fan hâm mộ hùng hậu và cả ngân sách dự trữ khổng lồ cũng giúp hãng có nhiều thời gian sửa sai hơn nhưng đối thủ mới nổi trong thời gian gần đây. Minh chứng rõ ràng nhất là trường hợp của Sony và HTC. Hãng điện tử Nhật Bản dù liên tục gây thất vọng trong nhiều năm liền nhưng vẫn được khá nhiều người ủng hộ nhờ danh tiếng gây dựng từ trước. Trong khi đó, HTC từ hãng sản xuất điện thoại Android hàng đầu năm 2011 bỗng chốc thất thế trong chỉ vỏn vẹn 1 năm. Không ai đoán trước được tương lai nhưng với tình hình hiện tại, Apple hứa hẹn sẽ sống tốt trong một thời gian dài. Theo Terabyte/hdvietnam