Khi mua một chiếc smartphone, bạn có hàng tá yếu tố khác nhau để mà cân nhắc, đặc biệt nếu như bạn đang phải quyết định mua một trong số một vài chiếc điện thoại nổi tiếng mà dường như chúng có nhiều thứ tương tự nhau khi nhìn vào bảng thông số: lõi tứ, RAM 2GB, 13 MP, kích thước màn hình 4.7/4.8/5.0/5.5 inch, LTE, NFC… Điều gì làm nên sự đặc biệt của một chiếc smartphone? Những sản phẩm được ra mắt gần đây cho thấy điện thoại thông minh ngày càng có thêm nhiều tính năng để phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải tính năng nào cũng có giá trị đích thực. Trang Techland của tạp chí Time đã tổng hợp 6 tính năng smartphone không cần thiết khi người dùng chọn mua smartphone. 1. Camera nhiều pixel hơn Hai năm trước, một chiếc điện thoại thông minh sở hữu máy ảnh 5 megapixel đã là đáng nể. Năm ngoái, con số này tăng lên 8 megapixel. Còn hiện tại? Các nhà sản xuất thậm chí đã tung ra những mẫu smartphone với camera có độ phân giải lên đến 13 megapixel. Tuy nhiên, có phải độ phân giải càng cao thì chất lượng máy ảnh và hình ảnh càng tốt hay không? Thực tế, iPhone 4 (iPhone 4S) chỉ được trang bị một camera 5 megapixel nhưng lại khiến nhiều chiếc điện thoại Android 8 megapixel phải "xấu hổ". Cả Galaxy S III và HTC One X đều sở hữu máy ảnh 8 megapixel, nhưng theo đánh giá của nhiều người, chất lượng chụp hình của HTC One X lại vượt trội hơn hẳn so với sản phẩm của Samsung. Rõ ràng, một mình thông số kỹ thuật không đủ để nói lên điều gì cả. Sự kết hợp của một bộ cảm biến chất lượng và ứng dụng máy ảnh tốt mới chính là đặc điểm then chốt giúp người dùng có được những bức hình đẹp. 2. Tính năng máy ảnh không cải thiện chất lượng hình ảnh/ video Sự phong phú của các tùy chọn trong thiết lập ứng dụng máy ảnh là một lợi thế, nhưng có vẻ như một số nhà sản xuất lại quá tham lam khi đưa vào những tính năng không cần thiết và không có khả năng cải thiện chất lượng hình ảnh (hoặc video). Ví dụ gần đây nhất là công nghệ HTC Zoe được áp dụng trên chiếc smartphone HTC One. HTC Zoe là một chế độ chụp trong camera cho phép ghi lại một tập hợp gồm 1 video HD dài 3,6 giây và 20 tấm ảnh, các tấm ảnh cuối được chụp ở tốc độ 6 khung hình/giây. Video bắt đầu được thu và hình ảnh bắt đầu được chụp trước khi người dùng nhấn nút 0,6 giây. Đây là một tính năng mới lạ và hấp dẫn, tuy nhiên nó lại hoàn toàn không liên quan gì đến khả năng cải thiện chất lượng hình ảnh hay video. Lời khuyên mà Techland đưa ra đối với người tiêu dùng là nên tìm kiếm những chiếc điện thoại sở hữu camera với các tính năng giúp nâng cao chất lượng hình ảnh. Một chiếc smartphone cao cấp được trang bị ống kính nhanh (f/2.0 hoặc thấp hơn) sẽ cho ra đời những bức ảnh tốt hơn. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tìm kiếm các ứng dụng máy ảnh với thiết lập cho phép thay đổi độ phơi sáng và cân bằng trắng, bao gồm HDR (High Dynamic Range) và Scene mode (những tình huống chụp thông dụng). 3. Phụ kiện âm thanh mang tính thời trang hơn công nghệ Với vô số ứng dụng có sẵn cho phép truyền và tải nhạc, smartphone đang được nhiều người sử dụng như một sản phẩm nghe nhạc MP3. Vì vậy, chất lượng âm thanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi chọn mua điện thoại. Một số nhà sản xuất cũng chú trọng quảng cáo về sức mạnh âm thanh trong sản phẩm của mình, như HTC với công nghệ Beats Audio đi kèm những chiếc điện thoại hàng đầu của hãng. Nhưng thực tế thì Beats Audio vốn dĩ không hơn gì một tập hợp các thiết lập cân bằng, và do đó người dùng phải cần thêm một ứng dụng EQ tốt từ bên thứ ba như Equalizer EQ (miễn phí trong Google Play hoặc iTunes) để nâng cao chất lượng âm thanh của trình nghe nhạc, video và trong game. 4. Phím vật lý không cần thiết Kể từ khi Android 3.x Honeycomb ra đời, Google đã cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại và máy tính bảng bỏ bớt các phím bấm không cần thiết. Các thiết bị Android không còn cần đến các phím vật lý như phím Home, Back (Quay lại) hoặc Menu bởi các chức năng này đã được hiển thị trên màn hình. Phím camera là một tiện ích, nhưng các phím như QButton của LG Optimus G Pro thì lại là một sự thừa thãi. Phím QButton có chức năng khởi động QMemo theo mặc định, ngay cả khi người dùng không thực sự cần truy cập vào ứng dụng này nhanh đến như vậy. Người dùng có thể gán một ứng dụng khác cho QButton, nhưng thực tế một chiếc smartphone không cần thiết phải có một phím vậy lý với chức năng khởi chạy các ứng dụng. 5. Tính năng chỉ hoạt động nếu bạn và bạn bè của mình có điện thoại giống nhau Thị trường smartphone hiện nay đang bão hòa với sự phân chia của nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, một tính năng chỉ dành riêng cho một hoặc một vài sản phẩm nhất định có thể làm hạn chế sự trải nghiệm của người dùng. Samsung đã giới thiệu tính năng Group Play của Galaxy S IV. Tính năng này cho phép những người dùng Galaxy S4 có thể kết hợp lại với nhau để tạo nên một dàn âm thanh ảo từ những chiếc smartphone của mình và cải thiện chất lượng âm thanh. Vấn đề là ở chỗ tính năng này chỉ hoạt động trên Galaxy S IV, Galaxy Note thế hệ tiếp theo và một vài sản phẩm điện thoại cao cấp khác của Samsung, nhưng không bao gồm Galaxy S III hoặc Galaxy Note 2, mặc dù cả hai sản phẩm này đều được sử dụng khá phổ biến. 6. Công nghệ hiện đại của tương lai mà bạn sẽ không bao giờ dùng Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều công nghệ mới, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị điện tử của mình bằng cử chỉ, lời nói và chuyển động. Công nghệ này rất thú vị, tuy nhiên, liệu nó có thực sự cần thiết đối với người dùng smartphone hay không? Động tác vẫy tay để trượt màn hình điện thoại về bên trái và bên phải nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng với công nghệ cảm ứng hiện hành, người dùng chỉ cần sử dụng một ngón tay để thực hiện chức năng này. Trong khi đó, việc điều khiển điện thoại bằng giọng nói để thực hiện cuộc gọi, sắp xếp lịch hẹn và tìm kiếm các trang web có vẻ rất tiện ích. Nhưng hãy thử tưởng tượng đến sự bất lợi khi thiết bị của bạn không hiểu và dịch được những gì bạn nói nếu thiếu đi các kết nối hoặc không thể tương tác với các ứng dụng cần thiết. Mới đây, công nghệ điều khiển smartphone bằng mắt đã được giới thiệu. Dù thực sự hữu ích nhưng thử nghiệm thực tế cho thấy ứng dụng này lại không thể hoạt động tốt trong một vài điều kiện ánh sáng. Kết luận Khi lựa chọn để mua một chiếc điện thoại thông minh, người dùng nên lưu ý rằng quảng cáo từ các nhà sản xuất luôn thổi phồng sản phẩm của họ. Những tính năng hào nhoáng hiếm khi trở nên thực sự hữu ích, vì vậy hãy nhớ những gì quan trọng nhất đối với một chiếc điện thoại là: thiết kế thoải mái, màn hình hiển thị tốt, tuổi thọ pin dài và phần mềm phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn. Nguồn
nói tóm lại iPhone đều có hầu hết nhưng toàn lấy vd dìm hàng hãng khác hoặc có nói đến thì cũng ko nêu tên 1 cách rõ ràng 1. số megapixel ko quan trọng nhưng số càng cao thì khi resize nhỏ thì hình càng chất lượng. iPhone là đi theo hướng này, camera luôn nhỏ hơn số chấm hiện tại của các smartphone cao cấp và hiện tại thì HTC One đứng nhất khi đưa ra công nghệ với tên mỹ miều nhưng máy cũ chỉ cần chỉnh lại độ phân giải 4MP thì gần như y chang '_____' 2. khá khó hiểu... khi đọc tiêu đề thì liên tưởng đến xem video (CPU, màn hình,...) hơn là chất lượng ảnh chụp/film tự quay. Hiển nhiên là phụ thuộc vô phần cứng, phần mềm chỉ cải thiện 1 phần, và giúp có những tấm ảnh vừa ý, đúng thời điểm hơn (HTC Zoe). Câu kết luận lại kêu nên chú trọng vô app giúp chụp ảnh nữa, trong khi ở trên lại chê HTC Zoe... bó tay 3. dìm HTC rõ ràng... công nhận là có phần PR, nhưng hãng nào chả thế, có điều HTC thì hợp tác với Beat thôi. Ko phải camera hãng nào cũng công nghệ vượt trội nhưng khi so chất lượng thực tế thì... tùy hoàn cảnh Thực tế để âm thanh hay hơn 1 cách rõ ràng thì... rẻ nhất là mua cục chuyển audio tầm 3 triệu... và cực kỳ ấn tượng thì 20-100 triệu vẫn thiếu đối với dân cuồng âm thanh. Điện thoại chỉ đóng vai trò là đầu giải mã file mp3/flac... 4. Thực tế iPhone cũng có 1 vài phím cứng đấy. Hoàn toàn có thể dùng app để thay thế, nhưng tới giờ vẫn ko bỏ. Phím cứng lúc nào cũng tiện. Và tùy theo nhu cầu, thói quen người dùng thôi... 5. Các này thì Apple mới là đi đầu nhưng ko đc nêu tên. Group Play tại sao chỉ cho S4 mà ko cho đt khác. Vì nó dùng thông số của S4 làm chuẩn để tạo dàn hợp xướng, nếu + thêm đt khác thì dữ liệu về âm thanh phải to ra để đồng bộ thêm... và hơn nữa đây là tính năng độc để mọi người mua S4, phải vài tháng sau mới chuyển sang đt khác chứ :-| 6. Sao ko nói thẳng là siri của Apple muh cứ lập lờ... 1 tính năng lúc đầu ai cũng ca bài ca thần thánh nhưng giờ chẳng mấy ai dùng Kết luận, đã dùng smartphone thì người cũng nên smart 1 tý, tự hình hiểu mình cần gì, làm gì, sử dụng cái gì... ko quan trọng người ta dùng đc hay ko, quan trọng là mình sử dụng, mình thấy nó dùng đc, đáp ứng đc nhu cầu... thế là đủ
vậy còn nhiều tính năng khác nữa cơ và ở sp thì em thấy cần nhất là Pin tốt sóng khoẻ, ol 24/24 là ngon rồi
nghe cái vụ số . trên camera smartphone là muốn ném gạch rồi, pr cho iphone trắng trợn vãi :v. không lẽ mấy con điện thoại nhật nó làm số mp cao đem cho cún gặm à :v
Khi lựa chọn để mua một chiếc điện thoại thông minh, người dùng nên lưu ý rằng quảng cáo từ các nhà sản xuất luôn thổi phồng sản phẩm của họ. Những tính năng hào nhoáng hiếm khi trở nên thực sự hữu ích, vì vậy hãy nhớ những gì quan trọng nhất đối với một chiếc điện thoại là: thiết kế thoải mái, màn hình hiển thị tốt, tuổi thọ pin dài và phần mềm phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.
theo mình là chụp ảnh nè ,pin lâu hoạt độnh nhanh hỗ trợ nhiều ứng dụng là hay nhất những cái khác rất ít khi dùng đến Theo danchoihd.com