9 công nghệ lưu trữ dữ liệu trong lịch sử

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi XOH2, 20 Tháng mười một 2010.

  1. XOH2 Administrator

    Từ các phương thức lưu trữ thô sơ tới công nghệ lưu trữ dạng flash ngày nay, con người đã trải qua những bước tiến dài trong lịch sử phát triển công nghệ. Hơn 5.000 năm qua, sự nhảy vọt về văn hóa, khoa học kỹ thuật thường gắn liền với kỹ thuật và phương tiện lưu trữ dữ liệu kiểu mới.

    1. Bảng chữ tượng hình

    [​IMG]
    Bảng chữ tượng hình - phát minh quan trọng trong lịch sử nhân loại

    Đây là hệ thống lưu trữ dữ liệu đầu tiên của loài người, có mặt cách đây đã 3.400 năm trước Công nguyên. Mặc dù chỉ gồm hệ thống chữ cái thuần túy, bảng ghi này còn được xem là phương thức để tính toán và xếp loại các sản phẩm nông nghiệp cho mục đích… đánh thuế.

    2. "Máy in" Gutenberg

    [​IMG]

    Phát minh của Gutenberg xếp ông vào hàng thiên tài, có đóng góp to lớn cho lịch sử văn minh nhân loại Chưa phải là một chiếc máy in đúng nghĩa nhưng đây vẫn là cỗ máy rất nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Phương pháp in dấu của Gutenberg được xem là hệ thống lưu trữ dữ liệu đầu tiên trên thế giới có khả năng sao chép hiệu quả, một sáng tạo tuyệt vời của Johannes Gutenberg (ở châu Á, người Triều Tiên đã nghĩ ra trước đó).
    Mặc dù sản phẩm xuất bản từ hệ thống in dấu của nhà khoa học này thuở sơ khai chất lượng không thật sự vượt trội so với kiểu in khối trước đó, nhưng nhờ tốc độ nhanh chóng, phát minh này đã trở thành một trong số nền tảng mở ra thời đại ánh sáng, một bước tiến trong lịch sử văn hóa và khoa học công nghệ của nhân loại.
    Phát minh của Gutenberg đã dẫn đến cuộc cách mạng về báo chí và văn chương.

    3. Bộ nhớ mạch trễ bằng thủy ngân

    [​IMG]

    Một phát minh trong thời chiến Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu ra đời trong Thế chiến thứ 2, sử dụng trong các hệ thống rađa và các máy tính thuở sơ khai.
    Bộ nhớ lưu trữ thông tin thành các dải xung siêu âm, chuyển từ điểm cuối của một cột thủy ngân này tới cột thủy ngân khác. Chúng cho phép lưu trữ khoảng 500 bit dữ liệu. Tuy nhiên, rất khó để điều khiển và hệ thống này phải được bảo quản trong những điều kiện phức tạp.
    Nguyên tắc thiết kế cũng được sử dụng để thiết kế bộ nhớ tương tự sử dụng thạch anh, có thể tìm thấy ở hệ thống tivi màu ở châu Âu trước những năm 1990.

    4. Bảng đục lỗ

    [​IMG]

    Trước khi máy tính ra đời, đây từng là công cụ giúp thống kê dân số nước Mỹ thế kỷ 19
    Đây là biểu tượng của ngành điện toán thời đầu. Tuy có nhiều hạn chế nhưng dễ dùng. Tận dụng hệ thống lưu trữ này từ mô hình các cỗ máy dệt tự động từ giữa thế kỷ 18, IBM đã có những sáng tạo đáng kể. Một trong số các sản phẩm của hãng này được Herman Hollerith phát triển sử dụng để điều tra dân số nước Mỹ năm 1890. Về sau, bảng đục lỗ còn được gọi bằng tên của nhà phát minh này. IBM cũng ra đời từ nền tảng Công ty Tabulating Machine do Hollerith làm chủ.
    Kích cỡ thông thường của hầu hết các bảng loại này lưu trữ được 160 ký tự.

    5. Cuộn băng giấy

    [​IMG]
    Bộ xử lý thời tiền vi xử lý

    Cùng với bảng đục lỗ, cuộn băng giấy được coi là biểu tượng của ngành điện toán thế kỷ trước. Phát triển với tư cách một phương tiện lưu trữ cho các máy đánh chữ, cuộn băng giấy có độ dài khác nhau với khả năng lưu trữ dữ liệu riêng biệt.
    Các lỗ có trên dải băng có thể kích hoạt các cảm biến quang và biến các biểu tượng, mẫu trên giấy hoặc nhựa thành tín hiệu số với mức 5-bit mỗi lần.
    Trường hợp nổi tiếng nhất sử dụng phương thức lưu trữ này là chiếc máy điện có khả năng tự lập trình có tên Colossus, do quân Đức sử dụng trong Thế chiến 2. Chiếc máy này có khả năng tiêu thụ từ băng giấy với tốc độ cao 5.000 ký tự mỗi giây.
    Kỹ thuật lưu trữ này trở thành lịch sử khi vi xử lý ra đời vào giữa những năm 1980.


    6. Băng từ

    [​IMG]

    Băng từ từng một thời mang điện ảnh đến với nhân loại
    Khi kỹ thuật điện tử phát triển, người ta bắt đầu dùng tới băng từ. Đây là công nghệ lưu trữ thuộc dạng cổ điển nhất vẫn còn được sử dụng ở đâu đó trên thế giới để… kỷ niệm.
    Đến những năm 1980, khi đĩa mềm (floppy) trở nên phổ biến với giá rẻ, có khả năng lưu trữ ngang ngửa, băng từ mất chỗ đứng.


    7. Trống từ

    [​IMG]

    Một kỹ thuật lưu trữ khá nổi tiếng Đây là một phát minh đột phá trong công nghệ lưu trữ, được sử dụng trong máy tính IBM 650 vào năm 1954, có thể lưu trữ 10.000 ký tự và trở thành bộ nhớ chính của máy tính. Bộ nhớ hình trống có chiều dài 16 inch.

    8. Ổ đĩa cứng

    [​IMG]

    Ổ đĩa cứng vẫn là kỹ thuật lưu trữ phổ biến nhất hiện nay Phát minh nổi tiếng của IBM năm 1956 vẫn đang tiếp tục được cải tiến và phục vụ con người.
    Kích cỡ ổ đĩa cứng ngày càng được thu gọn, từ 8 tới 1 inch. Ngày xưa, ổ cứng 8 inch chỉ có khả năng lưu trữ 5-30 MB, trong khi ổ đĩa cứng phổ thông 3,5 inch ngày nay có thể lưu trữ tới 3,5 TB. Tốc độ phát triển của ổ đĩa cứng còn vượt cả định luật Moore.

    9. Bộ nhớ flash

    [​IMG]

    Bộ nhớ flash có mặt tràn lan trên các thiết bị xách tay, kể cả laptop, máy tính bảng và là tương lai của công nghệ lưu trữ Đây là “mối họa” lớn nhất với ổ đĩa cứng. Kỹ thuật lưu trữ mới có khả năng biến những thiết bị nhỏ gọn thành bộ nhớ khổng lồ. Bộ nhớ flash được Toshiba phát minh năm 1980.
    Hiện giá cả và khả năng xử lý của ổ đĩa cứng cũng đang được cải tiến mạnh mẽ, do đó cuộc chiến với bộ nhớ flash vẫn chưa thể ngã ngũ trong một sớm một chiều.

    Nguồn : TTO
  2. weixiao

    weixiao Thành viên

    Bài viết:
    71
    Được Like:
    0
    8-} thiếu đĩa quang và ổ SSD đĩa mềm nữa
  3. lovesharp

    lovesharp Thành viên

    Bài viết:
    402
    Được Like:
    57
    còn usb thì thế nào nhỉ
  4. 0kangta0

    0kangta0 Thành viên

    Bài viết:
    3
    Được Like:
    1
    ÚSB với bộ nhớ Flash như nhau thôi.

    Đĩa Quang mới là cái còn thiếu, nó là 1 trong những phương tiện lưu trữ được sử dụng khá phổ biến trong thập kỉ này đó.

    Tớ biết một số loại đĩa và băng dung lượng lớn nhưng khá chuyên dụng, chỉ dành cho một số ngành đặc thù như sau:

    [​IMG]
    http://www.pro.sony.eu/biz/lang/en/eu/product/sto-s-ait/sait2-800/overview

    [​IMG]
    http://www.pro.sony.eu/biz/lang/en/eu/product/vpm-professional-disc/pfd-50dla/overview
    pekuon thích bài này.