Chưa bao giờ AMD lại hụt hơi trong cuộc đua với Nvidia như hiện nay. Suốt từ năm 2012, họ không cải tiến được kiến trúc, cộng với việc tiến trình thu nhỏ transistor vẫn dậm chân tại 28 nm nên hiệu năng của AMD gần như là dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, sản phẩm mới vẫn phải ra mắt hàng năm, khiến AMD chỉ còn cách rename sản phẩm, bình mới rượu cũ: Từ HD 7000 đổi tên thành R7 R9 200, giờ lại tiếp tục đổi tên thành R7 R9 300! Trong lứa rename lần này, sản phẩm được quan tâm nhất là R7 370 vì phân khúc của nó đánh vào khá gần gũi với game thủ Việt, cộng thêm đây là card đồ họa rename từ R7 265 - sản phẩm hiếm hoi của lứa trước len lỏi được giữa muôn trùng vây của Nvidia. Liệu R7 370 có tiếp tục gặt hái được thành công nhất định như người tiền nhiệm của mình, đáng để người dùng chú ý đến hay không? Đây là câu hỏi sẽ được trả lời ngay bây giờ. Giá tham khảo một số phiên bản R7 370 tại miền Bắc (tất cả đều là bản 2 GB): MSI R7 370 OC: 3.999.000 VNĐ MSI R7 370 Gaming: 4.299.000 VNĐ Gigabyte R7 370 WindForce OC: 4.149.000 VNĐ Asus R7 370 Strix: 4.249.000 VNĐ Kiến trúc: R7 265 rename Thông số của R7 370 hoàn toàn giống với R7 265: 2,8 tỷ transistor, 1024 nhân đồ họa, bề rộng nhớ 256 bit. Có điều khá hơn chiếc R9 380 chúng tôi từng review, AMD sửa lại ngày phát hành thành 18/6/2015 chứ không để lộ hớ hênh nữa. Xung nhân được ép nhẹ so với R7 265, từ 925 lên 975 MHz. Các hãng sản xuất VGA hiện nay đều có 2 phiên bản bộ nhớ cho R7 370 là 2 GB và 4 GB, nhưng ở Việt Nam chỉ nhập các bản 2 GB. Sapphire R7 370 Nitro Chiếc card trong tay tôi là do AMD cho mượn, không được nhập tại Việt Nam. Trong bài viết này tôi sẽ mượn chiếc Sapphire Nitro này để có cái nhìn chung về cả dòng R7 370 nói chung. Bản Nitro này có dung lượng bộ nhớ 4 GB. Cần phải nói thêm rằng với hiệu năng và phân khúc của R7 370, dung lượng 4 GB là quá nhiều, không dùng đến, chỉ khiến cho giá card đắt hơn mà thôi. Đây cũng là lý do các nhà phân phối tại Việt Nam chỉ nhập các bản 2 GB. Sapphire đóng gói sản phẩm này rất cẩn thận, ngoài lớp túi chống sốc thường thấy, card còn được đậy thêm một miếng mút dày ở trên. Nhìn tổng quan, Sapphire R7 370 Nitro tương đối đẹp. Chiều dài card vào loại trung bình, ngắn hơn chiều rộng của mainboard full-size ATX một chút. Nước mạch màu đen, hợp với game thủ. Mặt nạ tản nhiệt được làm bằng nhựa, nhưng màu sơn ánh lên một chút giống như kim loại, nhìn sang mắt. R7 370 có khả năng chạy CrossFire 2 card. Tản nhiệt thiết kế đơn giản, hình hộp chữ nhật nhưng không hề đơn điệu, trái lại còn thu hút nhờ các đường cắt tinh tế. Quạt tản nhiệt 9 cánh, hoạt động êm ái qua các bài thử nghiệm. R7 370 yêu cầu 1 nguồn phụ 6 pin, bộ nguồn công suất thực khoảng 400W là đủ yên tâm chạy. Card có 4 cổng xuất hình gồm 2 cổng DVI, 1 cổng DisplayPort và 1 cổng HDMI. Linh kiện và tản nhiệt Thiết kế tản nhiệt của R7 370 Nitro có đôi chút khác biệt so với các card đồ họa khác. Phần mặt nạ tản nhiệt không bắt ốc dính với đế nhôm. Trình tự tháo là tháo mặt nạ -> tháo đế tản nhiệt. Linh kiện chi chít. 8 chip nhớ 512 GB do SKHynix sản xuất nằm quanh GPU. Giữa các chip nhớ và đế tản nhiệt có 1 lớp thermal pad dẫn nhiệt, khi tháo tản nhiệt ra 1 số dính vào chip nhớ, 1 số dính vào tản nhiệt. Cấp điện cho GPU là 4 phase điện được điều khiển bởi DrMos. Do dung lượng cao 4 GB nên có tới 2 phase cấp điện cho bộ nhớ. Tản nhiệt có 2 ống dẫn nhiệt bằng đồng. Khả năng ép xung Bản Nitro này của Sapphire nhìn chung linh kiện khá là tốt. Dù vậy vẫn chỉ là rename, bình mới rượu cũ nên khả năng ép xung cũng không khá hơn những người tiền nhiệm. Xung nhịp tôi đạt được là 1115/1550 MHz. Cấu hình thử nghiệm Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4 Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX 1866 Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB Nguồn: 550W Card đồ họa: - Inno3D GTX 950 iChill (1140/1701 MHz) - Nvidia GTX 970 (1051/1753 MHz) - Nvidia GTX 960 (1127/1753 MHz) - Nvidia GTX 750 Ti (1020/1350 MHz) - Sapphire R7 370 Nitro (985/1400 MHz) - Hạ xung về bản gốc của AMD là 975/1400 MHz Phần mềm và game thử nghiệm - Nvidia Driver 353.44 International - AMD Driver 17.7.1 International - 3DMark Vantage - 3DMark 11 - 3DMark 2013 - Batman: Origins (DX 11) - BioShock Infinite (DX 11) - Crysis 3 (DX 11) - Dirt 3 (DX 11) - Hitman Absolution (DX 11) - Metro: Last Light (DX 11) - Total War Rome 2 (DX 11) - Sleeping Dogs (DX 11) - Sniper Elite V2 (DX 11) - Tomb Raider (DX 11) Kết quả thử nghiệm GTX 950, giá cũng như vậy. Tuy nhiên lật lại thời điểm này năm ngoái, R7 265 của các hãng chỉ có giá ngang với GTX 750 Ti mà thôi, vì vậy mới có p/p tốt và được game thủ đón nhận. Rename và đẩy giá lên - đây là 1 bước đi có phần tham lam, nhất là trong bối cảnh AMD đang yếu thế như hiện nay. Nếu cố gắng đặt giá để có p/p ngang bằng với đối thủ Nvidia, chắc chắn họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phải giảm giá một chút, R7 370 mới có thể thuyết phục được người dùng. Nhiệt độ - Độ ồn Vào thời điểm test, nhiệt độ phòng đang là 30 độ C. Nhiệt độ hoạt động của Sapphire R7 370 Nitro trên benchtable: - Idle: 49 độ C, quạt không quay. - Game: 74 độ C, quạt 64% ~ 2440 vòng/phút. - Game (@1115/1550 MHz): 76 độ C, quạt 70% ~ 2620 vòng/phút. Khi không tải nặng, quạt tản nhiệt ngừng quay hoàn toàn để giảm độ ồn về 0. Trong thời gian chơi game, tản nhiệt chỉ phát ra tiếng động nhỏ, vì benchtable của tôi đặt bên cạnh màn hình nên mới nghe thấy. Nếu sử dụng thùng máy, người dùng có thể hoàn toàn hài lòng về độ ồn của R7 370 Nitro. Kết luận Biểu đồ tổng kết hiệu năng: Có thể thấy rằng hiệu năng của R7 370 nằm vào chính giữa của GTX 750 Ti và GTX 950. Hãy nhìn vào giá bán của GTX 750 Ti, R7 370 và GTX 950: - Bản OC của MSI: R7 370 giá 3.999.000 VNĐ; GTX 950 giá 4.379.000 VNĐ. - Bản Gaming của MSI: GTX 750 Ti giá 3.749.000 VNĐ; R7 370 giá 4.299.000 VNĐ; GTX 950 giá 4.679.000 VNĐ. - Bản WindForce OC của Gigabyte: R7 370 giá 4.149.000 VNĐ; GTX 950 giá 9.539.000 VNĐ. - Bản Strix của Asus: GTX 750 Ti giá 3.809.000 VNĐ; R7 370 giá 4.249.000 VNĐ; GTX 950 giá 4.939.000 VNĐ. Nếu chỉ so về hiệu năng, giá bán và yếu tố p/p, R7 370 cũng là 1 lựa chọn chấp nhận được ở phân khúc này. Sức mạnh của R7 370 nằm ở chính giữa GTX 750 Ti và GTX 950, giá cũng như vậy. Tuy nhiên lật lại thời điểm này năm ngoái, R7 265 của các hãng chỉ có giá ngang với GTX 750 Ti mà thôi, vì vậy mới có p/p tốt và được game thủ đón nhận. Rename và đẩy giá lên - đây là 1 bước đi có phần tham lam, nhất là trong bối cảnh AMD đang yếu thế như hiện nay. Nếu cố gắng đặt giá để có p/p ngang bằng với đối thủ Nvidia, chắc chắn họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phải giảm giá một chút, R7 370 mới có thể thuyết phục được người dùng. Theo Genk