Từ một nền tảng ra mắt sau, Android hiện đang chiếm 80% thị phần thiết bị di động toàn thế giới. Tuần trước, hãng nghiên cứu thị trường IDC đã dội một gáo nước lạnh lên đầu Apple. Theo báo cáo củaIDC, hệ điều hành di động của Google - Android - đã có mặt trên khoảng 80% toàn bộ các thiết bị di động trên thế giới, trong khi iOS chỉ chiếm khoảng 13%. Một năm về trước, iOS vẫn nắm khoảng 16% thị phần, theo IDC. Dưới đây là những dấu mốc đáng chú ý trong quá trình bứt phá ngoạn mục của Android - một nền tảng ra mắt sau nhưng đã vượt rất xa so với iOS: Android khởi nghiệp là một công ty riêng biệt, thành lập từ năm 2003, người sáng lập là Andy Rubin. Ban đầu họ muốn xây dựng một nền tảng cho điện thoại và máy ảnh kỹ thuật số. Google mua lại Android vào năm 2005. Andy Rubin và nhóm của ông làm việc một cách trầm lặng trong một dự án sau này trở thành hệ điều hành di động Android. Vào năm 2008, Google hợp tác với HTC và nhà mạng T-Mobile cho ra mắt chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên - chiếc G2. Android bắt đầu cho thấy sự lớn mạnh khi Motorola cho ra mắt chiếc Droid vào tháng 11/2009. Thiết bị này sử dụng một phiên bản Android mới - Android 2.0. Motorola Droid cũng chính là sản phẩm mở ra một trào lưu marketing mới, nhấn mạnh sự khác biệt giữa iPhone và điện thoại Android. Motorola coi phần bàn phím vật lý và pin có thể tháo rời của Droid là 2 ưu điểm của điện thoại Android so với iPhone. Google giới thiệu chiếc điện thoại đầu tiên của họ - Nexus One vào tháng 1/2010. Phiên bản mở mạng của sản phẩm này được bán với giá 529 USD. Tuy nhiên, Nexus One không gây được ấn tượng mạnh đối với người dùng. Kết quả là, Google đã cho dừng phát hành sản phẩm chỉ 6 tháng sau đó. Mặc dù vậy, 2010 vẫn là một năm đáng nhớ của Android. Đó là thời điểm Samsung giới thiệu thế hệ đầu tiên của chiếc Galaxy S. Galaxy sau đó đã trở thành thương hiệu điện thoại Android phổ biến nhất thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, Samsung đã bán được hơn 100 triệu chiếc điện thoại Galaxy. HTC cũng không dễ dàng để Samsung trở thành 'trung tâm của vũ trụ". Vào tháng 6/2010, hãng này tung ra thị trường chiếc Evo 4G. Tại thời điểm đó, nó được xem là chiếc điện thoại Android tốt nhất, đồng thời được công nhận là sản phẩm thay thế iPhone hoàn hảo nhất. 2010 cũng là năm đánh dấu sự kiện Android chính thức vượt mặt iOS về thị phần tại Mỹ. Tuy nhiên, BlackBerry vẫn là thương hiệu số 1 thời điểm đó. Google tiếp tục nuôi tham vọng với thương hiệu Nexus bằng một sản phẩm khác - chiếc Nexus S, smartphone do Samsung sản xuất. Nexus S có cấu hình giống với chiếc Galaxy S nhưng thiết kế hơi khác biệt. Đây cũng là smartphone đầu tiên lên kệ với Android Gingerbread (2.3) Google lần đầu tiên cho ra mắt phiên bản Android dành cho máy tính bảng vào năm 2011. Android 3.0 Honeycomb tích hợp trên chiếc Motorola Xoom. Đáng tiếc, Xoom và những máy tính bảng Honeycomb không có doanh số tốt. Android vượt mặt BlackBerry tại Mỹ vào quý I năm 2011. Kể từ thời điểm đó, thị phần của BlackBerry bắt đầu xuống dốc không phanh. Thay đổi lớn nhất trên Android diễn ra vào tháng 11/2011 khi Android giới thiệu phiên bản Ice Cream Sandwich (4.0). Phiên bản này mang đến một giao diện hoàn toàn khác cho Android. Đặc biệt, nó tương thích tốt với cả điện thoại lẫn máy tính bảng. Tháng 11/2011 cũng là thời điểm Samsung khởi động chiến dịch marketing lớn chưa từng có nhằm tấn công iPhone và Apple. Từ đó đến nay, hãng này đã bỏ ra khoảng 10 tỷ USD tiền markting sản phẩm và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. 2012 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của Samsung. Hãng này cho ra mắt chiếc Galaxy S3 - smartphone bán chạy chỉ sau iPhone. Google tiếp tục cho ra mắt một bản cập nhật của Android vào mùa hè năm 2012 với tên gọi Jelly Bean. Phiên bản này được tích hợp tính năng nhận diện giọng nói Google Now - được cho là mạnh mẽ và hiệu quả hơn hẳn so với Siri trên iPhone. Kết Google đã tìm ra một hướng đi hoàn toàn khác so với Apple. Bất cứ nhà sản xuất nào đều có thể sử dụng Android mà không mất bất cứ đồng nào. Ngoài ra, với việc Android được tích hợp đầy đủ các dịch vụ của Google như Gmail, Google Now, Maps, Google đã dọn sẵn một mâm cỗ thịnh soạn cho các nhà sản xuất như Samsung hay HTC. Theo Tri thức
AppstoreVN tuyệt thì liên quan gì đâu bạn, Mình sài Android vẩn thấy AppstoreVN quá tuyệt mà, đâu cần phải sài Iphone.
So iOS với Android cũng như so Mac OS với Windows thôi. Apple độc quyền từ phần cứng tới phần mềm, Android và Windows thì giao bản quyền cho các OEM. Mỗi hệ điều hành có cái hay riêng của nó. Mỗi hệ điều hành đáp ứng với nhu cầu khách hàng của riêng nó. Mình đang dùng Lenovo Windows 7, dùng thử thấy Mac Pro rất sướng, màn hình đẹp. Thằng bạn dùng Mac Pro, chê Windows chán, chậm, màn hình kém... Mình đang dùng Samsung Note II, HTC One X+, thỉnh thoảng dùng iPhone 5 của vợ, thấy rất tốt, mượt mà trong mọi thao tác, màn hình đẹp, game đẹp... Vợ xài thử Note II, bảo sao chậm thế, lắc thế, ko có game abcd àh... Về sản phẩm cao cấp thì các hãng khác đều có giá ngang iOS chớ có rẻ hơn đâu. Còn sản phẩm cấp thấp thì xài Android chán vãi, có mỗi cái Lumia 520 chạy Windows Phone là được. Nói chung là hệ nào cũng đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng. Ai thích gì dùng nấy, ai có nhu cầu gì thì mua cái đó, ai khả năng tới đâu thì cũng có sản phẩm đáp ứng được tới đó.