Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng vì khi chụp, ống kính mở ra cho ánh sáng vào phim hay sensor vừa đủ để đảm bảo chất lượng ảnh. Trong đó, kỹ thuật Long Exposure (thời gian phơi sáng lâu, tốc độ chậm) có thể mang lại những khung hình đẹp và ấn tượng. Thời gian phơi sáng 114 giây. Ảnh: MumbleyJoe. 117,4 giây. Ảnh: Matthew Fang. 656 giây. Ảnh BurBlue. 20 giây. Ảnh: MumbleyJoe. 30 giây. Ảnh: John A Ryan. 124 giây. Ảnh: Paulo Brandão. 31,9 giây. Ảnh: MumbleyJoe. 20 giây. Ảnh: Sara Heinrichs. 253 giây. Ảnh: Dave Smith. 60 giây. Ảnh: c@rljones. 10,9 giây. Ảnh: Express Monorail. 30 giây. Ảnh: Andrew Stawarz. Theo VNE
góp sức với bác cho thêm phần sinh động Bức ảnh khó tin với thời gian phơi sáng... 6 tháng Nhiếp ảnh gia Justin Quinnell để chiếc máy ảnh pinhole của ông phơi sáng (exposure) suốt nửa năm để có thể ghi lại hình ảnh mặt trời ngày đông chí và hạ chí trong cùng một bức hình. Trong ảnh chụp nhà thờ Saint Mary Redcliffe ở Anh, các vệt sáng chính là đường đi của mặt trời. Đường thấp nhất được chụp trong ngày đông chí 22/12 và đường cao nhất là hạ chí 20/6. Với công nghệ số, camera đang phát triển không ngừng và sản phẩm có tuổi đời 3 năm đã được coi là lỗi thời. Nghệ thuật pinhole (ảnh qua lỗ kim) dùng công nghệ lạc hậu, nhắc con người nhớ rằng bản chất của chụp ảnh đơn giản cũng chỉ là sự phơi sáng và khi chụp, ống kính mở cho ánh sáng vào phim hay sensor để tạo ảnh. Người ta có thể tự chế máy ảnh pinhole bằng cách sử dụng một hộp kín (làm bằng bất kỳ chất liệu gì như vỏ sò, hộp bánh, lon nước ngọt) rồi chọc một lỗ nhỏ (bằng kim) ở một đầu, đầu kia đặt phim hoặc giấy chuyên dụng trong nhiếp ảnh. Pinhole camera không có ống kính, pin hay cơ chế tự động. Ánh sáng lọt qua lỗ bé xiu đó và tạo hình ảnh, do đó đòi hỏi khoảng thời gian phơi sáng khá dài. Người chụp cũng không thể ngắm trực tiếp nên chất lượng ảnh tùy thuộc vào sự may rủi. Một số ảnh chụp qua lỗ kim: Châu An