Ảnh hưởng của "cách mạng tablet" tới Asustek, Acer

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi kikihou, 20 Tháng ba 2013.

  1. kikihou Thành viên

    [​IMG]
    Eee Pad Transformer - mẫu máy tính bảng lai notebook độc đáo của Asustek. Ảnh: Techinstyle

    CTnews - Hai “gã hàng xóm” sản xuất máy tính của Đài Loan - Asustek và Acer - đang dịch chuyển về hai hướng khác nhau khi cuộc cách mạng di động nổ ra.

    Chiến lược đối lập của Asustek, Acer

    Doanh số máy tính cá nhân (PC) sụt giảm trên toàn cầu trong khi smartphone và tablet lại trỗi dậy và được ưa chuộng. "Gã khổng lồ" của Đài Loan, Acer cũng chịu chung số phận: Các chuyên gia tin rằng Acer sẽ báo lỗ lần thứ 2 trong năm 2012 sau khi mất khoảng 223 triệu USD giá trị thị trường năm 2011.

    Tuy nhiên, một hãng máy tính Đài Loan khác - Asustek, hãng bán máy tính mang thương hiệu Asus lại tăng trưởng 43% trong quý kết thúc tháng 9/2012, thu nhập ròng đạt 6,7 tỉ USD. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Gartner, doanh số PC của công ty tăng 6,4% bất chấp lượng giao PC toàn ngành công nghiệp giảm 4,9% trong 3 tháng cuối năm 2012.

    Vận may đổi chiều của hai công ty khắc họa rõ nét những sai lầm và cả cơ hội cho các hãng sản xuất PC trong sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng công nghệ.

    Trong hơn một thập kỷ, khi không có giải pháp thay thế hiệu quả nào cho khách hàng, Acer, Dell, HP xem PC không khác món hàng đại chúng: Tất cả máy móc đều dùng chip Intel, phần mềm Microsoft như nhau và thậm chí còn giống y tạc. Trong môi trường này, họ kiếm được tiền nhờ tập trung và tiếp thị và cắt giảm chi phí. Với Acer, phần lớn chiến lược do cựu Tổng Giám đốc Gianfranco Lanci (nhiệm kỳ 2004-2011) lèo lái. Trong đế chế của Lanci, Acer chú trọng vào tiếp thị, phân phối trong khi xem nhẹ nghiên cứu, phát triển (R&D), thiết kế và sản xuất.

    Song cơn bão smartphone và tablet gây ra thách thức không nhỏ cho mô hình kinh doanh này. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và bắt đầu để ý tới kiểu dáng và cảm nhận thiết bị, tính di động và nội dung được truy cập. Tracy Tsai - chuyên gia của Gartner nhận định: “Hiện tại, thị trường PC đã bão hòa. Khi gần như mọi người đều đã có một PC, họ không muốn tìm mua một notebook giá rẻ nữa. Họ muốn hơn thế”. Điều đó đồng nghĩa với lợi nhuận sụt giảm hoặc tệ hơn với các thương hiệu PC toàn cầu. HP ghi nhận khoản lỗ 12,7 tỉ USD trong năm tài khóa kết thúc tháng 9/2012 trong khi Dell có kết quả kinh doanh nghèo nàn và phải tư nhân hóa công ty.

    Cũng chính vì không quan tâm tới R&D, Acer phải vất vả trong việc sản xuất smartphone, tablet có thể cạnh tranh với các thiết bị bóng bẩy từ Amazon, Apple, Samsung.

    Ở thế đối nghịch, Asustek lại theo đuổi chiến lược nhấn mạnh vào thiết kế và đổi mới. Tăng trưởng PC đạt 20% trong năm 2012 mà Asustek đạt được là do Zenbook, mẫu laptop siêu mỏng với chất liệu kim loại, loa stereo và bàn phím backlit. Jonney Shil, Chủ tịch Asustek chia sẻ ông đã nhìn thấy trước cuộc cách mạng di động và muốn công ty khác biệt hóa bản thân so với đối thủ. “Từ 10 năm trước, tôi biết tôi phải chuẩn bị”, ông Shil nói.

    Shih trở thành người cổ vũ cho cái gọi là “suy nghĩ thiết kế” (design thinking), thúc đẩy nhân viên phải sáng tạo khi xây dựng sản phẩm mang lại trải nghiệm phong phú cho người tiêu dùng. Asustek đưa cả danh mục nghệ sĩ và thiết kế vào hệ thống đánh giá nhân viên.

    Cơ hội mở ra Asustek

    Theo hãng tin tài chính Bloomberg, doanh thu của hai công ty không khác biệt quá nhiều: Trong quý III/2012, Acer thu về 87,4 tỉ USD doanh thu, so với 96 tỉ USD của Asustek. Tuy nhiên, ông Shi cho biết Asustek duy trì việc trích 3% doanh thu thường niên vào hoạt động R&D, trong khi Acer chỉ chi 0,7%, theo Henry Wang, phát ngôn viên của Acer.

    R&D trở thành vũ khí cạnh tranh cốt lõi của Asustek và mang lại kết quả ấn tượng: sự bùng nổ các thiết bị “tất cả trong một” như laptop có thể chuyển đổi sang tablet. Công ty hiện là hãng sản xuất PC lớn thứ 3 thế giới tính theo thị phần, sau HP và Lenovo.

    Mẫu Eee PC ra mắt năm 2007 là netbook đầu tiên trên thị trường, thúc đẩy các hãng khác sau đó cũng tung ra mẫu laptop mini giá rẻ, khoảng 400 USD trở xuống. Eee Pad Transformer là tablet đầu tiên kèm dock bàn phím, được giới thiệu đầu năm 2011, 16 tháng trước khi laptop màn hình cảm ứng trở nên đại trà. Tất nhiên, không phải thử nghiệm nào cũng thành công: Padfone, mẫu smartphone độc đáo có thể gắn vào tablet và cũng là smartphone duy nhất của Asustek không được ưa thích. Asustek dự đoán bán được 1 tới 1,5 triệu máy vào năm 2013.

    Dù vậy, các ý tưởng mới vẫn liên tục được đưa ra. Willy Shih, Giáo sư tại Trường kinh tế Harvard nhận định Asustek đã tạo được nền văn hóa thử nghiệm và không sợ thất bại. Chính một trong những ý tưởng này đã thu hút được sự chú ý của Google.

    Asustek công bố Eee Pad MeMO 370T - mẫu tablet 7 inch - vào tháng 1/2012 và Google thuyết phục Asustek cho ra thị trường sản phẩm mang thương hiệu Google. Sự hợp tác đã thúc đẩy thành công của Asustek trên thị trường tablet. Theo hãng nghiên cứu IDC, công ty đã giao 3,1 triệu tablet trong quý IV/2012, tăng trưởng 402% so với cùng kỳ năm 2011. Hiện hãng nắm giữ 5,8% thị phần máy tính bảng, đứng sau Apple, Samsung và Amazon.

    Sự thành công của Asustek khiến đối thủ “cùng quê” Acer phải xem xét lại.

    Acer từng phụ thuộc nhiều vào đối tác để thiết kế linh kiện máy móc, đã tung ra Aspire S7, mẫu notebook đầu tiên tự thiết kế sau hơn một thập kỷ vào tháng 10/2012. Hãng dự định nâng mức chi phí R&D lên hơn 1% tổng doanh thu trong năm 2013.

    Ngay cả khi ngành PC đang tụt lùi trước sự công phá của thiết bị di động, Chủ tịch Asustek vẫn giữ được sự lạc quan. Ông tin rằng các hãng PC đang ở vị trí thuận lợi nhất để tạo ra nhiều thiết bị và tích hợp chúng lại. “Cách tốt nhất là tận dụng những gì đang có. Máy tính vẫn ở vị trí trung tâm, tôi nghĩ chúng ta không nên nản chí”, ông Shil kết luận.

    Theo ictnews
  2. ghaghp

    ghaghp Thành viên

    Bài viết:
    28
    Được Like:
    0
    Phần cứng của ASUS rất tốt , em cũng sớm biết ASUS sẽ tăng trưởng thôi , trong khi ACER thua lỗ , DELL lỗ phải tư nhân hóa công ty, HP suýt từ bỏ mảng phần cứng , Sony cũng lỗ phải bán trụ sợ tại Tokyo để trả nợ
  3. kikihou

    kikihou Thành viên

    Bài viết:
    27
    Được Like:
    0
    Phân khúc thị trường của ASUS khá đa dạng , từ phổ thông đến cao cấp , dù là phân khúc phổ thông , chất lượng phần cứng khá tốt với 2 năm bảo hành toàn cầu, dịch vụ chu đáo ;;)
  4. ghaghp

    ghaghp Thành viên

    Bài viết:
    28
    Được Like:
    0
    Giờ mà mua laptop Sony nhiều rủi ro quá , giá giảm đồng nghĩa cắt bỏ nhiều thứ , hoặc là tống hàng đi(thanh lý) để gỡ vốn, haizz #-o
  5. teamboy

    teamboy Thành viên

    Bài viết:
    5
    Được Like:
    0
    Like câu này của Jonney Shih
    Muốn làm việc lớn thì phải nhìn trước tương lai =D>=D>=D>