Apple đã bảo mật thông tin về sản phẩm của mình như thế nào

Thảo luận trong 'Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi mayback99s, 29 Tháng bảy 2013.

  1. mayback99s ̶D̶̶ọ̶̶n̶ ̶r̶̶á̶̶c̶

    [​IMG]
    Với những lý do này, việc Apple rất ít khi để lộ những thông tin quan trọng về sản phẩm của mình cũng là điều dễ hiểu.

    Thông tin về thời điểm ra mắt các thiết bị của Apple luôn là những thông tin được nhiều người chú ý. Điều này là bởi các thiết bị của Apple đều rất được thị trường ưa chuộng và cũng bởi Apple luôn biết cách che giấu thông tin về các sản phẩm của mình để tạo sự tò mò trong suy nghĩ của mọi người. Chính vì thế, Apple luôn được biết là một trong những công ty bảo mật các thông tin về sản phẩm của mình tốt nhất trên thế giới.

    Apple luôn biết cách che dấu thông tin về các sản phẩm mình theo những cách không giống ai, chính nhờ vậy mà những thông tin về sản phẩm của họ luôn nằm trong vòng bí mật. Và dưới đây là những cách làm đặc biệt của nhà sản xuất đến từ Hoa Kỳ này.

    1. Sử dụng xích để quản lý các sản phẩm thử nghiệm

    [​IMG]

    Đối với các sản phẩm vẫn còn đang trong thời kì thử nghiệm và chưa được ra mắt thị trường, thông tin về chúng luôn được coi là những tài liệu tuyệt mật. Chỉ có rất ít nhiên viên được tiếp xúc với những thiết bị mới này và bạn phải là một nhân viên cấp rất cao mới có thể được chạm tay vào chúng.

    Những thiết bị này luôn được nhét vào trong một hộp kín và chỉ để lộ màn hình của nó ra ngoài để các nhân viên tiến hành thao tác. Chính vì thế, dù được tận mắt sờ tay vào sản phẩm, họ cũng không thể biết hình dạng của chúng trông như thế nào. Để chắc ăn hơn họ còn để ý tới từng chi tiết nhỏ của thiết bị này mỗi ngày và thậm chí, những sản phẩm này còn bị xích vào bàn để cố định vị trí của chúng.

    2. Dựng hàng rào an ninh xung quanh các nhà máy

    [​IMG]


    Các nhà máy lắp ráp và thử nghiệm các sản phẩm của Apple luôn được miêu tả như những lâu đài bất khả xâm phạm. Điều này là bởi Apple luôn thiết lập một hàng rào an ninh vô cùng cẩn mật xung quanh các nhà máy hay cơ sở của mình. Để vào được trong đó, những nhân viên của Apple luôn phải trải qua các cuộc kiểm tra giống như việc kiểm tra an ninh ở các sân bay nếu không muốn nói là điều kiện và các thủ tục an ninh còn nghiêm ngặt hơn thế.

    Mỗi khi đến làm, những nhân viên ở đây đều phải quét thẻ, kiểm tra mẫu vân tay, đi qua máy dò kim loại và tất nhiên không thể đem theo đồ đạc cá nhân vào chỗ làm. Xung quanh các cơ sở sản xuất làm việc của Apple luôn có tường rào bao quanh và luôn có sự xuất hiện của các nhân viên bảo vệ bất kể ngày đêm. Và tất nhiên, nếu đi xung quanh đó mà có một biểu tượng nào đó khả nghi, bạn sẽ rất dễ bị gọi vào để kiểm tra an ninh và thẩm vấn.

    3. Phân tán trong việc sản xuất

    Apple luôn có những bí quyết để bảo vệ bí mật thông tin các sản phẩm của mình. Và một trong số đó là việc phân tán trong sản xuất. Các chi tiết trong mỗi thiết bị của Apple luôn được phân tán thành nhiều phần khác nhau và tất nhiên mỗi phần sẽ lại được giao cho một nhà sản xuất. Sau đó, các linh kiện đó mới được gom góp lại để lắp ráp tại một địa điểm duy nhất với sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên Apple.
    [​IMG]

    Không chỉ diễn ra tại các cơ sở sản xuất và lắp ráp, việc phân tán cũng áp dụng lên cả đội ngũ nghiên cứu của Apple. Các đội ngũ nghiên cứu và phát triển này sẽ được chia ra thành các team nhỏ, nhiệm vụ của các team này lại hoàn toàn khác biệt với nhau. Và với điều này, thông tin thu được từ các nhóm trên nếu có bị tiết lộ ra ngoài thì cũng chỉ có tác dụng như một mảnh nhỏ trong trò chơi xếp hình.

    Việc phân tán này sẽ giúp Apple dễ dàng kiểm soát các thông tin về sản phẩm của mình hơn, rất khó để cho một sản phẩm của họ bị tiết lộ và nếu có bị tiết lộ, họ cũng sẽ lần ra cơ sở có vấn đề ngay tức khắc. Chính bởi vậy sẽ là rất khó cho những “gián điệp công nghệ” có thể ra tay ăn cắp thông tin về các sản phẩm của “quả táo cắn dở” này.

    4. Kiểm soát người nhà nhân viên

    Để khai thác một bí mật nào đó, cách khai thác dễ dàng và cũng là hiệu quả nhất là khai thác từ phía các thân nhân của đối tượng nắm giữ thông tin. Và tất nhiên, những bà vợ thừa thời gian lắm lời luôn là những đối tượng khai thác hiệu quả nhất.

    [​IMG]

    Để giải quyết vấn đề này, Apple đã thực hiện các biện pháp an ninh ngay tại gia đình của các nhân viên. Và thậm chí, các biện pháp an ninh đó còn được áp dụng lên cả những bà vợ của các nhân viên này. Những bà vợ này bị bắt phải kí vào các giấy cam kết sẽ không tiết lộ bất kì điều gì về tất cả các thông tin liên quan đến Apple. Nếu cam kết bị vi phạm, không những các ông chồng của họ bị ảnh hưởng đến công việc mà cả hai vợ chồng còn có thể đối mặt với quan tòa vì các rắc rối liên quan đến các thủ tục pháp lý và luật pháp.

    Và tất nhiên, khi thực hiện các nghiên cứu quan trọng, những nhân viên của Apple sẽ phải bị cách ly không chỉ với các nhân viên khác mà với cả những người thân trong gia đình. Điều này có thể diễn ra trong khoảng thời gian lên tới vài ba năm là chuyện bình thường.

    5. Các biện pháp an ninh được thay đổi liên tục

    Ngoài các biện pháp an ninh vòng ngoài từ lập hàng rào, thuê bảo vệ, khám người để kiểm soát an ninh như đã đề cập ở trên Apple còn thực hiện nhiều biện pháp an ninh khác bên trong các cơ sở sản xuất và nhà máy của mình.
    [​IMG]

    Các cơ sở này thành nhiều vùng nhỏ, nhân viên trong mỗi vùng sẽ chỉ có thể đi lại và làm việc trong phạm vi đơn vị của mình và mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát bằng hệ thống camera giám sát. Bên cạnh đó, Apple còn hạn chế tối đa số lượng cửa sổ trong các nhà máy của mình, đặc biệt là các cửa sổ thông ra phía bên ngoài. Chính điều này đã làm nên huyền thoại về “các căn phòng không cửa” trong hồi kí của các cựu nhân viên Apple.

    Mỗi khi có sự xuất hiện hay ra đời của một sản phẩm quan trọng, những bức tường mới sẽ được dựng lên và tất nhiên, Apple luôn có cách để thực hiện việc giám sát điện tử ngay trên chính các sản phẩm của mình, khi mà mọi nguyên mẫu đều được đóng dấu laser với số seri và được theo dõi bởi hệ thống trung tâm (iTrack) giám sát.

    6. Bí mật thông tin về các nhân sự cấp cao

    [​IMG]

    Có thể thấy căn bệnh ung thư tuyến tụy quái ác đã ảnh hưởng nhiều đến Steve Jobs như thế nào
    Trong một bộ máy làm việc, các nhân sự cấp cao luôn là những người có ảnh hưởng lớn nhất và nắm giữ những thông tin quan trọng nhất cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và hoạt động của cả hệ thống. Chính bởi vậy, cũng là điều dễ hiểu khi Apple luôn tìm cách giấu nhẹm đi các thông tin, đặc biệt là các thông tin không mấy tích cực về các nhân sự cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của mình.

    [​IMG]

    Trường hợp rõ ràng nhất và cũng là mới đây nhất chính là thông tin về tình hình sức khỏe của Steve Jobs – cựu giám đốc điều hành và cũng là người có ảnh hưởng lớn nhất đến bộ máy hoạt động của Apple. Dù Steve Jobs đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy trong suốt một thời gian dài nhưng những thông tin về tình trạng bệnh tình của ông này luôn được Apple dấu nhẹm, cho đến tận ngày ông mất. Điều này cũng là dễ hiểu khi thông tin xấu về tình hình sức khỏe của một lãnh đạo cấp cao, đặc biệt lại là Steve Jobs có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của Apple, đặc biệt là tình hình cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

    Có thể nói, bí mật thông tin là một vấn đề cực kì nguyên trọng, đặc biệt là đối với các hãng công nghệ cao, khi mà các phát kiến về sản phẩm và công nghệ mới liên tục xuất hiện hàng ngày. Việc quản lý và bảo mật thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và kế hoạch kinh doanh của bất cứ một công ty, doanh nghiệp hay bất kì một tổ chức kinh doanh. Bởi thế, cũng là dễ hiểu khi Apple đã bỏ ra nhiều công sức đến thế trong việc giữ gìn và bảo vệ các thông tin liên quan đến sản phẩm của mình.

    Theo Techz.vn
    phihung, lecaothang and vinhphucng25 like this.
     
  2. vinhphucng25

    vinhphucng25 Thành viên

    Bài viết:
    244
    Được Like:
    35
    vậy mà 4, 5, 5s & 5c bị rò rỉ quá nhiều!! :(
    ha9191 and lecaothang like this.