Thảo luận Asus Vivobook S400C: Laptop cảm ứng cho người hay di chuyển

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi badboy252508, 5 Tháng một 2013.

  1. badboy252508 Thành viên

    Asus Vivobook S400C là một trong loạt sản phẩm vừa được Asus giới thiệu tại thị trường Việt Nam thời gian vừa qua và thuộc dòng laptop dùng màn hình cảm ứng giống như trên máy tính bảng hay smarphone hiện nay. Với số tiền khoảng hơn 17 triệu đồng, người dùng được trang bị 1 màn hình cảm ứng 14 inch độ phân giải 1366 x 768 pixel, chip Core i5 3317U, ổ cứng HDD Seagate 500 GB + SSD SanDisk 24 GB. Liệu đây có phải là 1 sản phẩm đáng tiền hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

    Thiết kế

    Phải nói là chiếc Asus S400C rất đẹp mắt, từ vỏ ngoài màu đen chủ đạo điểm chút bạc ở logo và cạnh máy cùng những đường bo viền uốn nhẹ và thiết kế máy mỏng, vát đáy theo hình khí động học tạo cảm giác thanh mảnh lịch thiệp. Không những đẹp, phần vỏ của laptop này còn rất chắc chắn mặc dù phần lớn dùng chất liệu nhựa để giảm trọng lượng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    uy nhiên thiết kế của Asus S400C vẫn tồn tại một số nhược điểm là bề mặt rất dễ bị bám vân tay rất xấu xí khi sử dụng nhiều, bạn sẽ phải thường xuyên lau chùi nếu muốn chiếc laptop của mình lúc nào cũng sạch sẽ, đừng lo xước dăm bởi lớp sơn vốn đã làm giả xước rồi. Ngoài ra khớp mở máy hơi yếu dẫn đến việc màn hình có thể bị rung gây khó chịu khi đang làm việc.

    Cổng giao tiếp

    Asus đã khéo léo bố trí đầy đủ các cổng giao tiếp thông dụng là usb 2.0, usb 3.0, LAN, âm thanh, đầu đọc thẻ nhớ, HDMI, VGA, khoá kensington, nguồn nằm ở 2 bên cạnh máy.


    [​IMG]

    [​IMG]
    Phía trước và phía sau không có cổng giao tiếp nào.

    [​IMG]
    Bên phải với nguồn, cổng LAN, VGA, HDMI, USB 3.0.

    [​IMG]
    Bên trái với khoá Kensington, 2 cổng USB 2.0, lổ âm thanh, khe đọc thẻ nhớ.


    Bàn phím và TouchPad

    Bạn có thể thấy phong cách MacBook hiện rõ khi mở chiếc S400C ra: bàn phím chiclet màu đen, ký tự màu trắng nổi bật trên nền ánh kim nhôm sang trọng, cùng với đó là touchpad rộng rãi hơi chìm xuống một chút và không có nút chuột nổi. Quả thực là không có gì để chê thiết kế tuyệt đẹp đã thành chuẩn mực này, Asus đã rất đúng đắn khi tiếp thu tinh hoa của hãng khác về áp dụng lên sản phẩm của mình.


    [​IMG]

    Khi chạm tay ấn thử các nút, bạn sẽ thấy ngay được rằng phím không quá cứng mà cũng không quá mềm, hành trình vừa phải và rất êm. Tăng tốc độ gõ lên cao một chút với một câu dài, tôi nhận thấy khoảng cách phím khá tốt nhưng độ nảy lại quá yếu dẫn đến cảm giác nút hơi bị dính khiến cho việc đánh máy nhanh trở nên khó khăn hơn.

    Touchpad to rộng thoải mái, bố trí ở giữa bàn phím nên ít khi chạm phải khi đang gõ phím, cảm ứng đa điểm vận hành rất tốt, bạn có thể thực hiện các thao tác cuộn, zoom bằng 2 ngón tay một cách dễ dàng và mượt mà. Ngoài ra, bạn có thể ấn nút trái chuột cứng tại khắp nơi trên bề mặt còn nút phải cứng chỉ có ở vùng quy định mà thôi.

    Màn hình

    Trên phương diện là một người sử dụng laptop cho công việc văn phòng, màn hình của Asus S400C có thể nói là vừa tầm với màu sắc tươi tắn, hình ảnh sắc nét góc nhìn không quá rộng mà cũng không quá hẹp, góc nhìn từ dưới lên tệ hơn so với các góc khác, biến màu sau khoảng 30 độ, tuy nhiên chẳng mấy ai cúi xuống nhìn màn hình máy tính xách tay cả nên điểm yếu này cũng không đáng ngại cho lắm.



    [​IMG]
    Góc nhìn từ dưới lên bị biến màu.

    Thế nhưng nếu bạn thường xuyên phải sử dụng laptop ngoài trời thì không được tốt lắm. Cụ thể hơn, chất lượng phản xạ ánh sáng quá tuyệt vời đã đánh bại độ sáng khá tốt của màn hình trên Asus S400C để đem lại cho người dùng cảm giác “sáng loá” khi có nguồn sáng mạnh. Bạn có thể nhìn thấy rất rõ những gì… trên mặt và sau lưng mình, còn trong màn hình có gì thì đúng là một vấn đề nan giải.

    [​IMG]
    Bị loá.

    Một điểm thú vị khi trải nghiệm chiếc laptop Asus S400C chính là màn hình cảm ứng và hệ điều hành Windows 8. Cảm giác vuốt, trượt các icon trong giao diện metro quả thực rất thích, hơn hẳn thao tác trên touch pad. Mặc dù cùng là cảm ứng đa điểm nhưng bề mặt rộng 14 inch của màn hình mênh mông hơn trên touch pad bé tí rất nhiều, ngoài ra việc nhìn hình ảnh trượt đi trượt lại, chuyển động theo từng thao tác của ngón tay cũng rất tuyệt vời.

    Nhìn chung cảm ứng trên màn hình của chiếc laptop này vận hành rất tốt, các thao tác zoom, kéo cửa sổ ứng dụng, chọn các icon, vuốt chuyển ảnh, lướt web… đều rất dễ dàng và mượt mà. Tôi cũng đã thử chơi một số game thông dụng trên tablet là Ninja Fruit và Angry Birds. Cảm nhận cá nhân là có đôi chút delay khi “chém” quá nhiều hoa quả bằng hai hoặc ba ngón tay cùng lúc nhưng độ trễ này không đáng kể lắm.

    Loa

    Tôi đã rất hy vọng vào chất lượng âm thanh của chiếc Asus S400C này bởi dòng chữ SonicMaster ở góc trên bên trái bàn phím, nhưng rồi niềm hi vọng nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng ngay sau khi test bằng hai bài hát: Obvious – Westlife và Turn Me On – David Guetta ft. Nicki Minaj. Tất cả những gì bạn nghe được là âm thanh lanh lảnh cao vút toàn treble, mid yếu và hoàn toàn không thấy một chút bass nào. Điểm cộng duy nhất của bộ loa này là âm thanh lớn, tăng max volume cũng không hề bị rè.


    [​IMG]

    Hiệu năng

    Có cấu hình không phải là quá cao với bộ vi xử lý Intel Core i5 3317U 2 lõi thực 2 lõi ảo chạy ở xung nhịp 1,7 GHz, RAM 4G đủ dùng và đồ hoạ HD4000 onboard, khó có thể trông đợi được hiệu năng vượt trội để play game 3D khủng cũng như render đồ hoạ trên Asus S400C. Tuy nhiên nhờ có sự tích hợp khá hiệu quả giữa HDD và SSD nên các phần mềm thông thường load rất nhanh, vận hành mượt mà trôi chảy.


    [​IMG]

    Trong quá trình sử dụng máy, tôi có thử qua một số chương trình benchmark và đây là kết quả: Cinebench R 11.5 CPU đạt 2.4 pts, OpenGL đạt 12,36 fps, 3D Mark Vantage: tổng 2649 điểm, GPU 2168 điểm và CPU được 7935 điểm. HDD có tốc độ đọc ghi trung bình là 73,4 MB/s, max là 155,9 MB/s, SSD cao hơn hẳn với 275 MB/s trung bình và 291,9 MB/s cao nhất.

    Nhìn chung, Asus S400C là một chiếc tablet lai laptop có hiệu năng thích hợp cho công việc văn phòng và giải trí nhẹ nhàng.

    Thời lượng pin

    Do được tối giản để đạt được thiết kế mỏng nhẹ cần thiết nên pin của Asus S400C không có dung lượng lớn cho lắm, tuy nhiên máy vẫn có thời lượng pin tương đối tốt so với một số đối thủ cùng dòng.

    Tôi đã cố tình “tra tấn” máy bằng hàng loạt các chương trình benchmark, chơi game, play phim full HD ở độ sáng màn hình cao nhất có thể nhưng chiếc laptop tỏ ra khá gan lỳ và cuối cùng cũng ngã gục sau hơn 2 tiếng chịu đựng. Nếu bạn chỉ sử dụng các tác vụ văn phòng nhẹ nhàng như lướt web, gõ văn bản, tính toán excel với độ sáng trung bình thì pin của Asus S400C có thể duy trì khoảng 4 tiếng sử dụng.



    [​IMG]

    Để sạc đầy lại pin, người dùng sẽ phải chờ đợi khoảng 2 tiếng, trong lúc đó, bạn có thể ngắm cục sạc vuông khá đẹp và lạ mắt của Asus.

    Kết luận

    Với số tiền bỏ ra vào khoảng gần 17 triệu đồng, người dùng sẽ được sở hữu một chiếc laptop lai tablet chạy hệ điều hành windows 8 có thiết kế thời trang, mỏng, nhẹ, vỏ ngoài đẹp mắt đồng thời cũng rất chắc chắn nhưng cấu hình chỉ ở mức tàm tạm. Nếu như bạn là một doanh nhân hay phải tiếp chuyện đối tác tại văn phòng hay quán café thì Asus S400C là một sự lựa chọn hoàn hảo. Còn đối với sinh viên, game thủ và những ai có công việc hay phải dung máy ngoài trời, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn sản phẩm này.


    [​IMG]

    Ưu điểm:
    - Thiết kế đẹp mắt và chắc chắn.
    - Bàn phím và touchpad rất khá.
    - Màn hình cảm ứng rất thích hợp với Windows 8.

    Nhược điểm:
    - Giá cao so với cấu hình.
    - Loa chất lượng thấp.


    Nguồn
  2. nhomlym

    nhomlym Thành viên

    Bài viết:
    17
    Được Like:
    0
    Có ai dùng thử chưa ? con này dùng cho giáo viên ok chứ =:) ?
  3. logisha

    logisha Thành viên

    Bài viết:
    31
    Được Like:
    0
    Hợp đó bác ;));)) đọc kĩ phần kết luận sẽ thấy.
  4. nhomlym

    nhomlym Thành viên

    Bài viết:
    17
    Được Like:
    0
    dòng đời của em nó lâu ko nhỉ ? *-:)
  5. logisha

    logisha Thành viên

    Bài viết:
    31
    Được Like:
    0
    Asus bảo hành 2 năm mà, bác yên tâm :p