Bí quyết bảo quản cho “Dế” trong mùa mưa.

Thảo luận trong 'Điện Thoại Phổ Thông' bắt đầu bởi Duy_mobile, 26 Tháng mười hai 2009.

  1. Duy_mobile Thành viên

    (24h) - Mùa mưa đến luôn là nỗi ám ảnh của bất cứ những ai sử dụng Điện thoại di động (ĐTDĐ). Đó là điều kiện thời tiết được xem là “khắc tinh” của điện thoại. Chỉ một chút nước thấm vào, hay chỉ là cái không khí ẩm ướt của mùa mưa cũng “sẵn sàng” làm chiếc di động đắt tiền của bạn “chết đứng”.

    Mưa và thời tiết ẩm thấp – Kẻ thù dấu mặt của “Dế”:
    Nhiều khách hàng mang ĐTDĐ đến cửa hàng sửa chữa vì màn hình bị chập, lúc sáng đèn lúc không. Đến khi kiểm tra thì phát hiện bộ vi điện thoại bị mốc xanh. Vậy vì sao điện thoại lại bị mốc, cho dù bạn chưa bao giờ làm rơi máy vào nước hay để nước lọt vào.
    Theo các chuyên gia tại Cty CPS Việt Nam trong trường hợp này có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự trở chứng của điện thoại, nhưng thường gặp nhất là do ĐTDĐ bị ẩm. Người sử dụng có thể vô tình để nước lọt vào máy, có thể là nước mưa, nước uống, sữa hoặc bất cứ chất lỏng nào. Thậm chí, nếu đặt điện thoại ở những nơi có không khí ẩm thấp... vẫn có thể khiến cho máy bị ẩm.
    [​IMG]
    Mưa kẻ thù dấu mặt của “Dế yêu”
    Khi điện thoại bị ẩm, hệ thống ánh sáng điện thoại sẽ bị ảnh hưởng. Triệu chứng thường thấy là bàn phím không sáng, đèn trên màn hình bị mờ. Nhưng chừng một tiếng đồng hồ sau thì đèn bàn phím và màn hình bừng sáng trở lại như không có gì xảy ra. Vài hôm sau tình trạng ấy lại tiếp diễn, rồi đâu lại vào đấy. Lúc này bạn cần phải đưa máy đến trung tâm bảo hành để xử lý và vệ sinh máy.
    Một số “mẹo” cấp cứu cho “Dế” bị ẩm:
    Nếu chẳng may “Dế” cưng gặp phải những trường hợp như trên thậm chí là bị “vào nước”, thì đây là những mẹo rất hữu ích dành cho các bạn trong mùa mưa năm nay.
    Để rút ngắn thời gian hong khô máy, bạn có thể đặt máy dưới một ngọn đèn dây tóc (đèn tròn), nhiệt lượng tỏa ra từ bóng đèn sẽ có thể làm nước bốc hơi nhanh hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ là đừng đặt máy quá gần đèn.
    [​IMG]
    Gạo có công dụng hút ẩm rất tốt khi “Dế” bị vào nước
    Lỗ thoát nhiệt trên thành TV hoặc màn hình máy tính cũng là một gợi ý hay cho việc tận dụng nhiệt và hơi nóng làm khô máy. Lưu ý trong trường hợp này là hãy đặt chiếc điện thoại của bạn cẩn thận, đừng để rơi máy.
    Ngoài ra, những phương pháp khác như bỏ máy vào một chiếc bao kín với các gói hút ẩm (có thể dễ dàng tìm thấy trong những thùng giày, thùng đựng thiết bị điện tử), hay với một nhúm gạo khô và sạch cũng có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi máy khô ráo hẳn.
    Quan trọng nhất là khi đang đi trên đường, bỗng gặp trời mưa, bạn chỉ cần... bỏ điện thoại vào cốp xe hoặc bỏ vào trong giỏ xách. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể tắt nguồn điện thoại để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra.
    Để biết cách sử dụng điện thoại sao cho hiệu quả, bạn có thể truy cập vào website [SIZE=+0]www.cps.vn[/SIZE] hoặc [SIZE=+0]www.cps.net.vn[/SIZE], nhằm tìm hiểu thêm một số hướng dẫn sử dụng ĐTDĐ, pin, thẻ nhớ… một cách hợp lý nhất. Website được thiết lập bởi Công ty CPS Việt Nam, đơn vị chuyên về Đào tạo Kỹ thuật viên sửa chữa Điện thoại di động hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra bạn có thể tham gia giao lưu trực tuyến về nghề sửa chữa DTDĐ tại www.cps.net.vn/diendan.



    Theo 24H.COM.VN.