Biến ĐTDĐ thành "nhà hát 3D"

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi peeve, 16 Tháng hai 2005.

  1. peeve Thành viên

    Nhạc chuông điện thoại đa âm "xủng xoẻng" khiến bạn giật mình thon thót? Vậy thì một loại điện thoại đời mới với với thanh âm như suối chảy róc rách giữa rừng, theo đúng nghĩa đen, hẳn cũng sẽ khiến đôi tai của bạn quan tâm.

    [​IMG]

    Một dòng điện thoại multimedia thế hệ mới đã xuất hiện trên thị trường Nhật Bản trong vòng vài ba tuần trở lại đây và ngay lập tức "hút khách". Lý do khá đơn giản, dòng "alô" này sử dụng một công nghệ âm thanh vòng lập thể của Sonaptic, một hãng công nghệ mới nổi của Anh. Tất nhiên, vào thời điểm hiện tại, các nội dung đa phương tiện có hiệu ứng âm thanh 3D vẫn còn "lơ thơ như lá mùa thu" - một trò game câu cá, vài clip ca nhạc và video stereo - song triển vọng của công nghệ này đối với việc cải thiện chất lượng âm thanh trên ĐTDĐ là cực kỳ hứa hẹn.

    Ban đầu, các chuyên gia của Sonaptic tạo ra công nghệ âm thanh 3D này là để phục vụ Xbox. Sau vài thành công bước đầu, họ quyết định mang những "ấn tượng khó phai" này di trú sang địa hạt của điện thoại di động. "Dù có cố gắng cải tiến đến thế nào, màn hình của điện thoại cũng vẫn thuộc loại nhỏ. Tích hợp các tính năng hình ảnh vào một màn hình kích thước hạn chế như vậy là rất khó. Nhưng với âm thanh cải tiến, bạn có thể làm được rất nhiều việc với chiếc điện thoại của mình", David Monteith, giám đốc quản lý của Sonaptic nói.

    Mục tiêu của Sonaptic khá rõ ràng. Họ mong muốn giành được một "mảnh" trong thị trường đa phương tiện di động đang phát triển cực nhanh, đặc biệt là tại châu Âu và châu Á, nơi các mạng dữ liệu tốc độ cao tỏ ra hiện đại hơn hẳn nước Mỹ. Các công ty lũ lượt đua nhau cung cấp các dịch vụ video streaming, tải nhạc di động và ngồi nhìn doanh thu từ việc kinh doanh game từ từ đổ vào túi ngày này qua ngày khác.

    Kỹ xảo tạo ảo giác

    [​IMG]

    Công nghệ của Sonaptic dựa trên nguyên lý của môn khoa học "âm học tâm lý", chuyên nghiên cứu sự tương tác cụ thể giữa các sóng âm với tai người để tạo được những hiệu ứng âm thanh theo ý muốn.

    Âm thanh stereo truyền thống được tạo ra từ việc pha trộn âm thanh giữa hai loa, gây cho ta ảo giác là nguồn âm thanh được đặt giữa chúng. Các hệ thống dàn hifi stereo "nhà hát tại gia" với âm thanh 5.1 hay 7.1 cũng sử dụng "xảo thuật" tương tự để tạo ra hiệu ứng âm thanh vòng lập thể.

    Kỹ thuật của Sonaptic, cùng với các công nghệ khác có liên quan, được rút ra từ một công trình nghiên cứu về quy trình thính giác và não bộ nhận biết âm thanh dựa trên hình dáng và cường độ của sóng âm như thế nào. Sau đó, các thuật toán của họ sẽ ngầm thay đổi những sóng âm này để bộ não tưởng là chúng xuất phát từ các vị trí khác nhau. Đi vào thực tế, điều này có nghĩa là một chiếc ĐTDĐ với hai chiếc loa nhỏ hoàn toàn có thể tạo ra ảo giác về âm thanh vòng xung quanh người nghe. Hiệu ứng này vẫn được duy trì khá tốt kể cả khi bạn di chuyển điện thoại ra xa vài feet (0,3048m) hoặc quay ngược loa ra sau, và chất lượng thì không thua gì headphone loại xịn.

    [​IMG]

    Ngay lúc này, những ứng dụng có thể huy động đến âm thanh 3D là game, video clip và nhạc số. Tuy hiện tại, công nghệ của Sapnotic mới đang nhắm đến ĐTDĐ và đang được tích hợp bên trong các con chip di động tại Nhật Bản, song trong thời gian tới, nó đã có thể áp dụng được cho những thiết bị di động khác như máy nghe nhạc MP3, game hay đầu đĩa video cầm tay. Theo nhà phân tích David Linsalata của IDC thì âm thanh 3D sẽ mang lại lợi ích đặc biệt cho game, loại ứng dụng mà khách hàng luôn đòi hỏi chất lượng âm thanh rất cao.

    Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất lúc này đối với công nghệ của Sonaptic là họ phải giải quyết được bài toán "điều hướng": làm sao để những người xung quanh không bị ảnh hưởng bởi âm thanh vòng từ điện thoại. Hãy tưởng tượng, nếu bạn ngồi cạnh một người đang chơi game hoặc nghe nhạc trên xe buýt, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hay không khi tưởng như mình đang lạc giữa rừng súng nổ ầm ầm hay tiếng loa bass đập thình thịch? Cũng như điện thoại chụp hình, âm thanh 3D là loại công nghệ dính dáng nhiều đến ứng xử xã hội, nơi ý thức người dùng là quan trọng nhất.

    Vietnamnet (theo Cnet)