[JUSTIFY]Gsm.vn - Trong khi chủ tịch điều hành của Google (GG) lên tiếng "bênh vực" việc phát triển AI (trí thông minh nhân tạo); thì cựu CEO của Microsoft (MS) lại không hề nghĩ như vậy.[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Xem thêm Ứng dụng kiểm tra Gmail tốt nhất trên iPhone là của... Microsoft[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Nghiên cứu AI là một trong những điểm nóng của giới công nghệ từ nhiều chục năm nay. AI được phát triển như là một dạng tiến hoá hơn của các loại robot và máy móc, giúp cho chúng có thể "hiểu và tư duy" giống như con người - vốn là trí thông minh "tự nhiên". Mục đích ban đầu của các nhà khoa học với AI là nhằm giúp máy móc phục vụ con người tốt hơn so với trước đó.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Cái hay của AI nằm ở chỗ, nếu như nó thực sự giống với mục đích mà các nhà khoa học tạo ra, thì chúng ta gần như không "học" cách điều khiển và sử dụng máy móc, hay đúng hơn, chúng ta chỉ cần "học" một số phương pháp điều khiển cơ bản ví như ra lệnh bằng giọng nói là đủ. Bạn không cần phải học cách định dạng văn bản trong Word, hay cách sử dụng hàm trong Excel, cũng không cần học tẩy trắng da trong Photoshop, hoặc cách làm hiệu ứng slow-motion trong các chương trình biên tập phim ảnh. Chỉ cần ra lệnh (bằng giọng nói chẳng hạn), AI sẽ làm thay hết cho bạn.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Ở quy mô rộng hơn, bạn không cần học cách lái xe nữa. Cũng không cần trực tiếp lên web CGV hay Galaxy để đặt vé xem phim. Không cần phải lên Dân Trí hay VnExpress để đọc tin tức. Không cần phải mở VTV1 lên để xem thời sự. Và thậm chí, không cần cả... đi học![/JUSTIFY] AI dự kiến sẽ thay đổi đáng kể cuộc sống con người [JUSTIFY]Nghe thật tuyệt, phải không?[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Nhưng Elon Musk trước đây, hiện đang là CEO của hãng SpaceX, và mới đây là Bill Gates, tỷ phú giàu nhất thế giới, đều bày tỏ quan điểm lo ngại về AI. Trong một cuộc trao đổi trực tuyến với các thành viên Reddit, ông cho biết: "Tôi rất quan tâm về vấn đề siêu ý thức (super intelligence). Những cỗ máy đầu tiên giúp chúng ta làm được rất nhiều thứ và chúng không thông minh cho lắm. Đó là điều tốt nếu chúng ta biết cách điều khiển chúng. Vài thập kỷ trở lại đây, trí thông minh (nhân tạo) đã đủ "khôn" đến mức cần phải lưu tâm. Tôi đồng ý với Elon Musk và một số người khác về chuyện này và không hiểu tại sao lại có một số người hoàn toàn bàng quan".[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Tuy Bill Gates không nêu đích danh, nhưng "một số người khác" ở đây có thể chính là Eric Schmidt. Cách đây một tháng, vị chủ tịch của GG đã lên tiếng bảo vệ sự phát triển của AI, cho rằng: "Những lưu tâm đó là bình thường. (Nhưng) họ đang đi đến những hiểu lầm. Quay trở lại lịch sử của máy móc, đúng là đã có những sai sót. Nhưng tôi tin chắc tất cả chúng ta đều sống tốt hơn bằng việc làm ra quần áo nhờ sự cơ giới hoá. Cũng có nhiều minh chứng khác cho việc khi máy tính tham gia vào đấy, thì mọi thứ trở nên tốt hơn. Có nhiều minh chứng rằng khi con người làm việc cùng máy móc, họ chịu chi trả nhiều hơn những người không cùng".[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Theo Schmidt, thực ra vấn đề ở chỗ: "Thứ chính xác cần lưu tâm, là việc làm sao chúng ta cải thiện được hệ thống giáo dục cùng các cơ chế mang tính khích lệ khác trên quy mô toàn cầu, nhằm giúp cho mọi người cùng sẵn sàng cho một thế giới mới (sống cùng AI). Nhờ đó họ có tối đa hoá các lợi ích nhận được".[/JUSTIFY] Xe thông minh tự lái là một dự án AI của Google [JUSTIFY]Ý của Schmidt hoàn toàn có lý. Nếu nhìn lại những năm qua, thực sự con người vẫn chưa thay đổi nhiều trong việc tiếp cận những công nghệ mới. Chúng ta hầu hết không khai thác được hết mọi tính năng của Windows, Android, iOS. Chúng ta cũng chưa bao giờ dùng hết mọi khả năng của chiếc máy tính hoặc smartphone. Những năm trở lại đây, hầu hết mọi người dùng camera trước của điện thoại để selfie hơn là dùng camera sau với chất lượng tốt hơn. Những ví dụ cho việc không bao giờ xài hết các tính năng có ở khắp nơi.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Câu hỏi là: liệu con người có thay đổi được tình trạng đó không? Liệu toàn bộ nhân loại có trở nên tốt hơn theo ý muốn của Schmidt không?[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Đáp án dường như sẽ làm phật ý Schmidt. Một ví dụ thực tế nhất là ngay với hệ thống giáo dục hiện tại, tất cả các học viên đều không cùng đạt một trình độ khi ra trường, luôn có học sinh giỏi bên cạnh những học sinh kém, có học sinh siêng năng bên cạnh học sinh lười. Kể cả "bài giảng" của Schmidt có tốt, nhưng bao nhiêu người sẽ tiếp thu?[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Một vấn đề khác là con người có xu thế "lười hoá" trong thời đại hiện nay. Khi máy móc đã làm thay con người tất cả, chúng ta dường như lười biếng hơn trong việc học tập cái mới, hoặc tự mình làm lấy một việc gì đó. Lấy ví dụ như việc sử dụng thang máy ở các toà nhà, hoặc việc dùng thang cuốn tự động ở các siêu thị. Một số người thậm chí còn lười "google" khi chưa hiểu một vấn đề gì đó.[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Vậy nếu AI phát triển tới mức có thể "học, hiểu và làm thay" con người mọi thứ, chúng ta có cần thiết "tư duy" nữa hay không? Và nếu máy tính "thông minh hơn" con người, vậy tại sao máy tính lại phải phục vụ con người?[/JUSTIFY] [JUSTIFY] [/JUSTIFY] [JUSTIFY]Nếu chúng ta lần lại lịch sử nhân loại, thông thường những quốc gia có trình độ kém hơn các quốc gia khác sẽ trở thành những nước lệ thuộc, thậm chí là bị đô hộ và xem thường. Chế độ chiếm hữu và mua bán nô lệ từng là một phần của lịch sử. Nước Mỹ từng phân đôi trong cuộc chiến tranh giải phóng nô lệ da đen. Vậy khi AI vượt trội hơn con người (chúng ta có những siêu máy tính mô phỏng lại toàn bộ vũ trụ), liệu AI có quay lại thống trị con người (vốn đã "kém thông minh" đi vì lười học)?[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Xem thêm 10 Ảnh động không thể tin được về cơ thể con người[/JUSTIFY] [JUSTIFY]Lời đáp cho câu hỏi trên hoàn toàn chưa có. Vì mọi thứ đều có thể xảy ra. Song khi những bộ óc của những công ty công nghệ hàng đầu thế giới cùng lo ngại về điều này, có lẽ chúng ta cũng không thể xem thường sự phát triển của AI.[/JUSTIFY] Tham khảo Reddit