IPhone hoạt động trơn tru với các thao tác từ cơ bản (mở các ứng dụng nhắn tin, gọi điện, mail, duyệt web, máy ảnh…) đến nâng cao hơn như chuyển đổi đa nhiệm hay chạy các ứng dụng nặng. Đầu tiên, cần nhớ rằng Apple là nhà sản xuất điện thoại duy nhất hiện nay kiểm soát được cả 3 yếu tố: phần cứng, nền tảng hệ điều hành (iOS) và hệ sinh thái ứng dụng tác động đến trải nghiệm của điện thoại. Từ đó Apple có thể tối ưu tài nguyên hệ thống cho các ứng dụng một cách hiệu quả nhất đối với cả phần cứng, tập lệnh điều khiển và phần ứng dụng. Do kiểm soát hoàn toàn iOS, Apple có thể lập trình để ưu tiên các ứng dụng quan trọng khi cần sẽ sử dụng bộ nhớ tạm của CPU, thay vì phải sử dụng RAM có tốc độ chậm hơn. Cách thức duyệt ứng dụng gửi lên kho. Apple quản lý chặt chẽ các phần mềm đẩy lên kho ứng dụng App Store và yêu cầu các ứng dụng phải đạt được các tiêu chí nhất định về độ tối ưu, trong khi Android gần như không quản lý gì ai đẩy lên cũng được nên có thể để lọt những ứng dụng tốn pin và chạy chậm lên kho. Cách quản lý đa nhiệm trên iOS cũng giúp iPhone tiết kiệm tài nguyên xử lý hơn. Khi bấm nút Home để trở về màn hình chính thì các ứng dụng đang hoạt động sẽ trở về trạng thái chờ (không hoạt động). Và khi bấm nút Home hai lần để hiển thị danh sách phần mềm thì các phần mềm đó chỉ đơn thuần là các phần mềm mới mở gần đây, chứ không phải là các phần mềm đang chạy. Trên Android khi ứng dụng đang chạy mà nhấn nút Home để trở về màn hình chính thì các ứng dụng đang chạy vẫn có thể chạy ngầm một số tiến trình và cho phép nhiều ứng dụng chạy cùng lúc như vậy thì tài nguyên (RAM và bộ vi xử lý) sẽ phải ngốn nhiều hơn so với iOS. Đúng là phải ngả mũ trước nhà Táo. anh Nô, anh Sâm, anh Lờ Gờ và cả anh Dâu chạy đua cấu hình cho lắm vào mà vẫn không theo kịp với anh Táo.