Chuyên về selfie, F1s trang bị camera trước lên đến 16MP, bên cạnh thiết kế nguyên khối nhìn khá sang trọng, cấu hình tầm trung và giá bán 6 triệu đồng. F1s có thiết kế nguyên khối với nắp lưng bằng kim loại. Mặt trước F1s trang bị phím Home vật lý tích hợp cảm biến vân tay nhìn khá đẹp, nhờ họa tiết đường vát cạnh màu vàng bao bọc lấy phím bấm này. Mặt lưng máy bố trí camera sau bị lồi lên không đáng kể, đi kèm đèn flash LED đơn đặt ở vị trí bên trái khá giống với các dòng máy iPhone. Mặt trước F1s nhìn khá cân xứng, phía trên bố trí camera trước, loa thoại và bộ cảm biến Phía dưới bố trí phím Home vật lý được tích hợp cảm biến vân tay nhìn khá đẹp mắt Mặt lưng F1s trang bị camera sau 13MP, đèn flash LED đơn, nhìn tổng thể vẫn có nét giống với kiểu thiết kế bên dòng iPhone Cạnh trái F1s bố trí cặp phím tăng, giảm âm lượng đặt vị trí khá thuận tiện khi thao tác Cạnh phải F1s bố trí phím nguồn, khe cắm microSD và 2 SIM riêng biệt Cạnh trên F1s bố trí micro-thoại chống ồn khi đàm thoại Cạnh dưới F1s bố trí dải loa ngoài, cổng micro-USB, micro-thoại, giắc cắm tai nghe (âm thanh) chuẩn 3.5mm Trong phân khúc tầm trung, nhìn chung F1s khá ổn về kiểu dáng, vẫn dễ dàng thao tác máy bằng một tay cho các tính năng cơ bản F1s trang bị màn hình IPS có kích thước 5.5 inch với độ phân giải HD, hiển thị hình ảnh đạt mức trung bình. Căn cứ vào mức giá bán, cá nhân mình nghĩ chiếc F1s cần tăng độ phân giải màn hình lên Full HD, hoặc giảm kích thước màn hình xuống khoảng 5.2 inch sẽ hợp lý hơn. Điều này giúp tăng mật độ điểm ảnh, màn hình hiển thị hình ảnh sẽ rõ nét hơn, không bị rổ nhẹ khi quan sát thật kỹ ở cự ly gần. Màn hình F1s hiển thị hình ảnh đạt mức trung bình, chưa đủ thuyết phục trong phân khúc giá 6 triệu đồng Ngoài vi xử lý MT6750 hơi thấp, F1s trang bị RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản, đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng phổ thông. Máy cho khả năng chạy đa nhiệm khá tốt, ít bị tình trạng nạp lại ứng dụng cơ bản sau khi thoát ra. Tuy nhiên, F1s chưa thể đáp ứng tốt cho những dòng game đòi hỏi cấu hình cao như Asphalt 8 khi thiết lập đồ họa, phần cứng lên mức cao nhất, buộc phải tùy chỉnh thông số về mức trung bình hoặc khá nhằm tránh tình trạng thỉnh thoảng khung hình bị giựt nhẹ. F1s đáp ứng khá tốt cho người dùng phổ thông, khó đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho các game thủ và tín đồ yêu thích xem phim ảnh trên điện thoại F1s có camera sau 13MP, khẩu độ f/2.2, lấy nét theo pha PDAF, tốc độ chụp khá nhanh. Giao diện ứng dụng camera mặc định cũng không có điểm khác biệt lớn so với các dòng sản phẩm Oppo gần đây. F1s vẫn đem chế độ chụp HDR ra màn hình chính camera với 3 kiểu tắt, mở và tự động. Bên cạnh đó, F1s vẫn hỗ trợ Chế độ chuyên gia (Pro) cho phép điều chỉnh thủ công như lấy nét gần hoặc xa, bật và tắt kiểu chụp ảnh RAW… Lưu ý, mình chụp ảnh trong thời tiết chưa thật sự tốt, mây nhiều hoặc mới mưa xong, gây ảnh hưởng một phần đến chất lượng ảnh chụp. Ảnh chụp từ camera sau 13MP, khẩu độ f/2.2 ở chế độ tự động Nổi bật hơn cả, F1s trang bị camera trước lên đến 16MP, khẩu độ f/2.0 cao hơn cả camera sau (chính). Trải nghiệm nhanh, camera trước F1s chụp ảnh selfie đẹp tương đương với một số dòng máy cao cấp trang bị camera sau 5MP hoặc 8MP. Máy hỗ trợ chế độ Làm đẹp với 7 cấp độ khác nhau, chủ yếu đáp ứng cho người dùng nữ là chính. Với camera trước 16MP, F1s là dòng sản phẩm dễ cuốn hút người dùng trẻ, đặc biệt các chị em phụ nữ thích chụp ảnh selfie. Trải nghiệm thực tế qua một thời gian tương đối dài, F1s hoạt động ổn định, thao tác mượt cho các tính năng cơ bản, chụp ảnh khá đẹp, cập nhật firmware cũng được vài lần. Mình cảm thấy chiếc F1s phù hợp với người dùng nữ hơn. Bởi lẽ, máy có thiết kế sang trọng khá giống dòng iPhone, camera trước chụp đẹp. Tuy nhiên, F1s nằm trong phân khúc tầm trung nhưng trang bị vi xử lý hơi yếu, màn hình dừng ở mức HD cho kích thước 5.5 inch, chưa thể thỏa mãn trọn vẹn cho nhu cầu chơi game khủng của người dùng phổ thông trong mức giá 6 triệu đồng.