Hai gợi ý về định hướng chiến lược xây dựng thương hiệu. Thiết kế logo Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin bàn với các bạn một số cách tiếp cận phổ biến nhất trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm. Với chiến lược này, thương hiệu luôn luôn đi đầu. Người ta tạo ra sức mạnh cho thương hiệu thông qua một chiến lược truyền thông đầy tham vọng nhằm mục đích nhanh chóng chiếm được một định vị đã được tính toán trước cho thương hiệu Thiết kế nhận diện thương hiệu với thứ tự nhận biết cao, những giá trị, thuộc tính và hình ảnh thương hiệu theo ý đồ đã vạch ra từ trước. Sản phẩm và giá được phát triển và xác định dựa trên chiến lược xây dựng thương hiệu, hay nói một cách khác là dựa trên vị trí mà thương hiệu đã tạo dựng được. Về mặt tổ chức bộ máy, bộ phận phụ trách brand đứng cao hơn hoặc ngang hàng với bộ phận marketing. Điểm mạnh: - Điểm mạnh rõ rệt nhất của chiến lược này là tốc độ thâm nhập thị trường nhah chóng của nó. Nó có thể đưa một thương hiệu mới vào vị trí top 3, Đặt tên thương hiệu top 5 trong một thời gian chỉ vài tháng thông qua một chiến lược truyền thông dội bom. - Hỗ trợ tốt cho kế họach thâm nhập thị trường, phát triển kênh phân phối. - Nhanh chóng tao ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm và giá trị thương hiệu. - Thích hợp cho một chiến lược giá cao cấp nhờ vào các họat động truyền thông ATL. Điểm yếu: Tuy nhiên, nó cũng là một chiến lược đầy rủi ro do những yếu tố sau đây: - Đòi hỏi một ngân sách marketing khổng lồ. Nếu không đáp ừng đủ, sẽ không đạt hiệu quả và có thể thương hiệu ấy sẽ chết yểu. - Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, chặc chẽ trong việc triển khai kế hoạch marketing. Các kế hoạch liên quan như kế họach bán hàng, Thiết kế poster kế họach cung ứng và kho vận, kế họach phát triển kênh phân phối, kế họach khuyến mãi ... phải được tổ chức và phối hợp một cách nhịp nhàng nhằm để nắm bắt kịp thời những hiệu ứng do truyền thông ATL tạo ra và những thành quả mà thương hiệu đạt được. - Hầu như không có cơ hội làm lại nếu thất bại. Chiến lược này thường phát huy tác dụng tốt hơn đối với thị trường B2C (thị trường hàng tiêu dùng) nơi mà khách hàng mua sản phẩm vì họ tin vào những giá trị vô hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính, đặc điểm của một thương hiệu ...). Các thương hiệu theo chiến lược này có thể kể đến: Coca Cola, Pepsi, Nokia, Nike, Number One, Trung Nguyên, Bia Lazer. Các mẫu thiết kế độc đáo và mang phong cách đa dạng của GOLDIDEA Thiết kế profile, Thiết kế catalog, Thiết kế brochure, Thiết kế tờ rơi, Thiết kế bao bì, Thiết kế tem, nhãn mác, Thiết kế túi giấy, Thiết kế kep file, Thiết kế biển quảng cáo, Thiết kế gian hàng triển lãm, Thiết kế gian hàng hội chợ, Thiết kế showroom , Sáng tác slogan, Thi công gian hàng