Bức ảnh này đoạt giải Pulitzer 1994, được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Sudan, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát. Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian. Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993. Bức ảnh được bán cho tờ NewYork Times và xuất hiện lần đầu vào ngày 26/3/1993. Ngay lập tức, hàng trăm người đã liên hệ với toà báo để hỏi về số phận của đứa bé. Điều đó khiến NewYork Times phải ra một thông báo đặc biệt về chuyện này, trong đó nói rằng số phận của đứa trẻ sau đó ra sao thì không rõ. Kevin kể rằng, anh đang ngồi nghỉ trong một bụi cây thì phát hiện ra đứa trẻ lúc đó đang cố gắng di chuyển đến trung tâm phát lương thực của Liên Hợp Quốc. Khi con kền kền đậu xuống rình mồi, anh đã đợi 20 phút đồng hồ, hi vọng nó xoè cánh để có được tạo hình ấn tượng hơn. Nhưng điều đó không xẩy ra. Rồi anh chụp ảnh và đuổi con kền kền đi. Bức ảnh sau đó được đăng lại liên tục trên các báo và tạp chí lớn trên thế giới, trở thành biểu tượng của nỗi thống khổ của châu lục đen, mở đầu cho một xu hướng khai thác những hình ảnh đau khổ và chết chóc, từ Libăng đến Xômali, từ Haiti đến Rwanda…và sau này là Kosovo. Nó mang lại cho Kevin vô vàn lời tán dương cùng giải thưởng danh giá Pulitzer ở thể loại ảnh báo chí vào ngày 23/5/1994. Tuy nhiên, nó cũng khiến anh hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận về tội chỉ chú ý đến việc chụp ảnh mà không mảy may giúp đỡ em gái đáng thương. Rất nhiều người gọi điện đến vào đêm khuya để lăng mạ và tố cáo anh. "The man adjusting his lens to take just the right frame of her suffering might just as well be a predator, another vulture on the scene". Người chỉ chú trọng đến việc chụp được những khuôn hình chuẩn vô cảm trước sự khốn khổ của cô bé thì cũng là một loại động vật ăn thịt, một con kền kền khác trong bối cảnh ấy mà thôi". Sau này, Kevin tâm sự với bạn bè rằng anh ước gì giá mình có thể can thiệp và giúp đỡ được đứa trẻ. Sự thật là, thời gian ấy (đây là thời kỳ cuối của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi), các phóng viên ảnh tại Sudan được cảnh báo không tiếp xúc với những nạn nhân của đói khát vì lý do bệnh tật truyền nhiễm. Áp lực của dư luận cộng thêm cái chết của người bạn thân, phóng viên ảnh Ken Oosterbroek (bị bắn chết khi đang ghi lại cảnh bạo lực đường phố vào năm 1994) đã khiến Kevin Carter tự kết liễu đời mình. Ngày 22/7/1994, chỉ 2 tháng sau khi nhận giải Pulitzer, cảnh sát tìm thấy thi thể Kevin cùng 1 vài bức thư tuyệt mệnh để lại cho gia đình và bạn bè… trong chiếc xe không mui của anh, đỗ ở ngoại ô Johannesburg, cạnh dòng sông nơi anh thường chơi thủa bé. Điều tra cho thấy, anh chết vì ngộ độc khí carbon ở tuổi 33, khi vinh quang và những ồn ào với tác phẩm để đời của mình còn đang nóng hổi. "Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về cái chết, về sự giận dữ và nỗi đau của những đứa trẻ đói khát hoặc bị thương...Tôi may mắn khi đi theo Ken" - anh đã để lại những dòng ấy cho vợ goá của người bạn thân Ken Oosterbroek. Bức ảnh này đoạt giải Pulitzer 1994, được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Sudan, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát. Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian. Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993. Bức ảnh được bán cho tờ NewYork Times và xuất hiện lần đầu vào ngày 26/3/1993. Ngay lập tức, hàng trăm người đã liên hệ với toà báo để hỏi về số phận của đứa bé. Điều đó khiến NewYork Times phải ra một thông báo đặc biệt về chuyện này, trong đó nói rằng số phận của đứa trẻ sau đó ra sao thì không rõ. Kevin kể rằng, anh đang ngồi nghỉ trong một bụi cây thì phát hiện ra đứa trẻ lúc đó đang cố gắng di chuyển đến trung tâm phát lương thực của Liên Hợp Quốc. Khi con kền kền đậu xuống rình mồi, anh đã đợi 20 phút đồng hồ, hi vọng nó xoè cánh để có được tạo hình ấn tượng hơn. Nhưng điều đó không xẩy ra. Rồi anh chụp ảnh và đuổi con kền kền đi. Bức ảnh sau đó được đăng lại liên tục trên các báo và tạp chí lớn trên thế giới, trở thành biểu tượng của nỗi thống khổ của châu lục đen, mở đầu cho một xu hướng khai thác những hình ảnh đau khổ và chết chóc, từ Libăng đến Xômali, từ Haiti đến Rwanda…và sau này là Kosovo. Nó mang lại cho Kevin vô vàn lời tán dương cùng giải thưởng danh giá Pulitzer ở thể loại ảnh báo chí vào ngày 23/5/1994. Tuy nhiên, nó cũng khiến anh hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận về tội chỉ chú ý đến việc chụp ảnh mà không mảy may giúp đỡ em gái đáng thương. Rất nhiều người gọi điện đến vào đêm khuya để lăng mạ và tố cáo anh. "The man adjusting his lens to take just the right frame of her suffering might just as well be a predator, another vulture on the scene". Người chỉ chú trọng đến việc chụp được những khuôn hình chuẩn vô cảm trước sự khốn khổ của cô bé thì cũng là một loại động vật ăn thịt, một con kền kền khác trong bối cảnh ấy mà thôi". Sau này, Kevin tâm sự với bạn bè rằng anh ước gì giá mình có thể can thiệp và giúp đỡ được đứa trẻ. Sự thật là, thời gian ấy (đây là thời kỳ cuối của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi), các phóng viên ảnh tại Sudan được cảnh báo không tiếp xúc với những nạn nhân của đói khát vì lý do bệnh tật truyền nhiễm. Áp lực của dư luận cộng thêm cái chết của người bạn thân, phóng viên ảnh Ken Oosterbroek (bị bắn chết khi đang ghi lại cảnh bạo lực đường phố vào năm 1994) đã khiến Kevin Carter tự kết liễu đời mình. Ngày 22/7/1994, chỉ 2 tháng sau khi nhận giải Pulitzer, cảnh sát tìm thấy thi thể Kevin cùng 1 vài bức thư tuyệt mệnh để lại cho gia đình và bạn bè… trong chiếc xe không mui của anh, đỗ ở ngoại ô Johannesburg, cạnh dòng sông nơi anh thường chơi thủa bé. Điều tra cho thấy, anh chết vì ngộ độc khí carbon ở tuổi 33, khi vinh quang và những ồn ào với tác phẩm để đời của mình còn đang nóng hổi. "Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về cái chết, về sự giận dữ và nỗi đau của những đứa trẻ đói khát hoặc bị thương...Tôi may mắn khi đi theo Ken" - anh đã để lại những dòng ấy cho vợ goá của người bạn thân Ken Oosterbroek. Vút bay
công nhận 1 điều là khi nhìn bức hình này mình có cảm giác rất lạ, rất lạ, cảm giác thương tâm và lo cho só phần dứa trẻ này, k hiẻu sao, nhưg mà việc ông chụp ảnh tự tử thì mình có thể hiểu được, 1 số phận có thể bị quên lãng mà ông ta k giúp đỡ
trời ơi nhìn đứa nhỏ tội thiệt đấy ,ước gì tôi có thể giúp được 1 điều gì đó cho đứa nhỏ đấy .trời ơi nhìn mà muốn khóc luôn .
Xem hình này xong lại nhớ tới bộ phim "Khách sạn RWANDA", thật thương tâm! To lehuuhoan: Từ lúc vô hội A.N. tới giờ bác này tu thật rồi. Suốt ngày gõ mõ và nói chuyện từ bi...hic.
Câu chuyện này làm tôi nhớ đến câu chuyện về một người đàn ông đã chụp một tấm ảnh người con gái của mình đang bị cá sấu ăn thịt, sau đó ông ta đã phải hứng chịu búa rìu dư luận giống người phóng viên này.
Cần đọc kỹ bài viết Có những hoàn cảnh mà những người đang có điều kiện ngồi cạnh gói mỳ tôm không thể hiểu nổi, vì khi không có xiền nhưng anh em ta còn nhìn thấy và nghĩ được đến lúc nào cần rồi được ăn. Thằng cha phóng viên đã chụp bức ảnh thương tâm này có chết cũng xứng đáng thôi, mà đã tự xử rồi thì cũng còn chút lương tâm con người vì bị cắn dứt.:-$ Tôi thử hỏi các bác, nếu VN ta mà diễn ra cuộc chiến Huynh đệ tương tàn, ngoại bang nhảy vào chỉ với ý đồ khác không như bi giờ thì đến cả tui và các bác có lúc nào nghĩ đến ăn nhậu không? Trích dẫn: (Sau này, Kevin tâm sự với bạn bè rằng anh ước gì giá mình có thể can thiệp và giúp đỡ được đứa trẻ. Sự thật là, thời gian ấy (đây là thời kỳ cuối của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi), các phóng viên ảnh tại Sudan được cảnh báo không tiếp xúc với những nạn nhân của đói khát vì lý do bệnh tật truyền nhiễm.) (Bức ảnh sau đó được đăng lại liên tục trên các báo và tạp chí lớn trên thế giới, trở thành biểu tượng của nỗi thống khổ của châu lục đen, mở đầu cho một xu hướng khai thác những hình ảnh đau khổ và chết chóc, từ Libăng đến Xômali, từ Haiti đến Rwanda…và sau này là Kosovo.)