Hai nhà khoa học Hàn Quốc, Hyun Gyu Park và Byoung Yeon Won, tin rằng màn hình cảm ứng của smartphone sẽ sớm được sử dụng như một công cụ chẩn đoán bệnhcho người dùng. Theo đó, bất kì ai muốn tự chẩn đoán bệnh sẽ cần phải cho một ít nước bọt lên màn hình cảm ứng và một ứng dụng đặc biệt sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán. Nếu nghiên cứu của các nhà khoa học có tiến triển hơn nữa thì trong tương lai không xa, việc mọi người nhổ nước bọt vào smartphone của họ để chẩn đoán bệnh sẽ trở nên rất bình thường. Và những người bệnh điều trị tại nhà có thể tự theo dõi tình trạng bệnh của mình, tiết kiệm một chuyến đi không cần thiết đến bệnh viện. Theo giải thích của tờ New Scientist, ứng dụng làm việc dựa trên khả năng nhận biết những sự sai khác rất nhỏ giữa các loại nước bọt khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của các virus trong nước bọt, thông qua màn hình cảm ứng. Park cho biết: “Kể từ khi những màn hình cảm ứng có thể nhận biết được những sai khác rất nhỏ trong công nghệ điện dung, chúng tôi đã nghĩ rằng chúng có thể phục vụ cho việc phát hiện các dấu hiệu sinh học”. Hiện một màn hình iPhone đã được sử dụng để phục vụ nghiên cứu, và nó đã thật sự có khả năng phát hiện vi khuẩn, thậm chí có khả năng nhận biết được nồng độ vi khuẩn trong những mẫu nước bọt nhỏ xíu trên màn hình. Tuy nhiên cả hai nhà khoa học này thừa nhận rằng còn nhiều việc phải làm vì hiện tại công nghệ vẫn chưa thể xác định được tác nhân gây bệnh, điều mà họ cho rằng có thể. Và một điều nữa là không phải ai cũng sẵn sàng làm bẩn chiếc điện thoại của mình. Về vấn đề này, Park đang dự định phát triển một tấm film chuyên dụng có thể dán trên màn hình cảm ứng. Nguồn: thongtincongnghe.com
Mod chuyển giùm bài này qua bên mục khác; chứ ai để mục điện thoại di động bao giờ. Biên tập chán quá
Ý tưởng thật quái đản. Nhổ lên rồi lại áp vào tai nghe. Chưa nói đến lúc bị bệnh còn đờm dãi tùm lum.