Thảo luận ''Cuộc chiến'' selfie bùng nổ

Thảo luận trong 'Tin Công Nghệ' bắt đầu bởi phuongnd2891, 7 Tháng mười 2015.

  1. phuongnd2891 Thành viên

    Nếu phải bốn thế hệ, độ phân giải camera sau trên iPhone mới tăng từ 8 lên 12 megapixel, thì với camera trước từ iPhone 6 đến 6s đã tăng từ 1,2 đến 5 megapixel.
    [​IMG]
    Dù rất bảo thủ về độ phân giải camera nhưng Apple vẫn nhanh chóng nâng từ 1,2 lên 5 megapixel trên camera trước của iPhone 6s.
    Tham khảo: http://www.vatgia.com/home/iphone+6s.spvg
    Tại hội nghị phát triển I/O vừa diễn ra, Google đã công bố con số đáng kinh ngạc: 93 triệu bức ảnh selfie được chụp từ riêng điện thoại Android trong năm 2014. Từ những người nổi tiếng đến các chính trị gia đều thường xuyên thực hiện các bức ảnh "tự sướng" trong đời thường cũng như các sự kiện quan trọng. Trên các mạng xã hội Facebook, Twitter hay Instagram đều thể hiện rõ xu hướng mới này của người dùng.

    Trong nhiều năm phát triển, hàng loạt mẫu di động chỉ lẹt đẹt với độ phân giải camera trước từ VGA đến khoảng 2 megapixel. Nhưng tới cuối 2015, 5 megapixel đã trở thành trang bị tiêu chuẩn trên các smartphone tầm trung và cao cấp. Ví dụ tiêu biểu nhất là Apple khi hãng mất tới 4 thế hệ để tăng độ phân giải camera sau từ 8 lên 12 megapixel. Nhưng chỉ từ iPhone 6 lêniPhone 6s, camera trước nhanh chóng nâng độ phân giải từ 1,2 lên thành 5 megapixel.

    Hàng loạt các tên tuổi lớn của thị trường điện thoại sau thời gian dài đua "số chấm" của camera sau nay đã chuyển lên thành camera trước. Cuối năm 2014, HTC khơi mào cuộc chiến với Desire Eye và mới nhất là Zenfone Selfie từ Asus đều có độ phân giải tới 13 megapixel. Gần đây, 8 megapixel cũng dần trở thành độ phân giải phổ biến khi xuất hiện trên nhiều smartphone như Panasonic Eluga, Nexus 6P, Lenovo Vibe S1, Xiaomi Mi4.

    [​IMG]
    Cuộc chạy đua "số chấm" chuyển từ camera sau lên camera trước.
    Tham khảo: http://www.vatgia.com/home/asus+zenfone+selfie.spvg
    Ngoài độ phân giải, các nhà sản xuất cũng tập trung vào các giải pháp giúp người dùng có thể chụp góc rộng nhất có thể. HTC thường nổi tiếng với góc ống kính rộng sẵn như với camera sau. Trong khi đó, Samsung, Asus lại đưa vào tính năng chụp lia kiểu panorama để máy có thể đưa nhiều người nhất vào khuôn hình. Trên mẫu V10 mới ra mắt của LG thậm chí còn trang bị tới hai camera trước với góc ống kính khác nhau là 80 độ và 120 độ.

    Để khắc phục nhược điểm khó chụp trong điều kiện thiếu sáng, mỗi nhà sản xuất lại đưa ra cách thức khác nhau. iPhone 6s chọn cách nháy màn hình trước cùng thời điểm bấm nút chụp để có thêm ánh sáng. Sony Xperia C3 trang bị đèn flash trước trong khi Zenfone Selfie, HTC Desire Eye thì trang bị hẳn flash LED kép. Trong khi đó, Lenovo, Asus lại bán kèm cả đèn flash rời nhỏ cắm vào giắc tai nghe 3,5 mm.

    Dù có nhiều cách khác nhau để tiếp cận nhưng xu hướng chạy đua về camera trước có nhiều điểm tương đồng với camera nhiều năm qua. Các hãng bắt đầu bằng việc tăng độ phân giải, thêm đèn flash LED, tiếp đó là nâng cấp chất lượng cảm biến, độ mở ống kính và có thể trong tương lai là cả các chế độ chỉnh chuyên nghiệp.

    Tuấn Hưng