Đánh giá Motorola Moto E

Thảo luận trong 'Android: Đánh Giá, So Sánh Sản Phẩm' bắt đầu bởi mayback99s, 19 Tháng năm 2014.

  1. mayback99s ̶D̶̶ọ̶̶n̶ ̶r̶̶á̶̶c̶

    Tiếp nối thành công của Moto G năm ngoái, mới đây Motorola đã tiếp tục tung ra phiên bản giá rẻ khác là Moto E. Nhưng không như Moto G, phiên bản Moto E thậm chí còn hướng tới phân khúc rẻ hơn với mức giá chỉ 129 USD (khoảng 2,8 triệu đồng). Liệu với mức giá này, Moto E có thể cạnh tranh được với các đối thủ như Samsung Galaxy Fame, Nokia Lumia 520 hay Lumia 525 được không? Bài đánh giá sau sẽ giúp người dùng tìm ra câu trả lời.

    Thiết kế

    Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có thể thấy thiết kế của Moto E có nhiều nét tương đồng với Moto X và Moto G, ngoại trừ sự khác nhau về kích cỡ. Với kích thước 124,8x64,8x12,3 mm và trọng lượng 142g, Moto E ngắn hơn nhưng dày hơn một chút so với Moto G (kích thước 129,9x65,9x11,6mm; 143g). Trong khi Moto X có kích thước tương tự như Moto G, nhưng nhẹ hơn (130g).

    [​IMG]

    Mặt trước của Moto E là màn hình chính, được bảo vệ bằng lớp kính cường lực Gorilla Glass 3. Trái ngược với viền hai bên màn hình mỏng, phần viền trên và dưới lại khá dày, do bộ loa đã được chuyển từ phía sau (như trên Moto G) sang phía trước giúp giảm sự trống trải trên mặt trước của Moto E khi kích thước màn hình nhỏ.

    [​IMG]

    Đáng tiếc là mép trên cùng của màn hình ngoài loa ra thì máy thiếu hẳn camera trước, trong khi mép dưới cùng là 3 phím điều hướng cảm ứng (Back, Home và phím mở danh sách ứng dụng gần đây) quen thuộc.

    [​IMG]

    Tương tự như Moto G, phiên bản Moto E được thiết kế bằng chất liệu nhựa từ thân máy cho đến tấm nắp lưng. Mặc dù tấm nắp lưng có thể tháo rời để thay đổi với một trong số 6 màu sắc khác nhau, cũng như để lắp SIM nhưng pin của máy lại không thể thay thế.

    [​IMG]

    Do nắp lưng có thiết kế hơi cong với bề mặt nhám, kết hợp với kích thước nhỏ gọn cùng các góc của máy được thiết kế bo tròn nên Moto E ôm tay và dễ cầm. Nhìn chung thiết kế của Moto G không có gì nổi bật ngoài bộ vỏ và sự nhỏ gọn.

    [​IMG]

    Máy có nhiều màu vỏ để lựa chọn và thay thế dễ dàng

    [​IMG]

    Cạnh trái là nút nguồn và nút chỉnh âm lượng

    [​IMG]

    Cạnh dưới của máy chỉ có cổng microUSB

    [​IMG]

    Trong khi cổng cắm tai nghe 3.5mm nằm ở cạnh đỉnh

    [​IMG]

    Cạnh phải hoàn toàn trơn không có bất kỳ nút bấm nào​

    Màn hình hiển thị

    Màn hình cảm ứng kích thước 4,3 inch độ phân giải qHD (960x540 pixel) của Moto E là nhỏ so với tiêu chuẩn hiện nay, nhưng lại có khả năng hiển thị khá tốt và nịnh mắt. Hình ảnh và video hiển thị đầy màu sắc, các chi tiết hiển thị đầy đủ. Tuy nhiên với cự ly sử dụng bình thường, người dùng vẫn sẽ thấy hiện tượng răng cưa xuất hiện trên các biểu tượng và các nội dung text.

    [​IMG]

    Với độ sáng ở mức 241 lux, màn hình của Moto E là mờ hơn so với mức trung bình của smartphone, cũng như Moto G (363 lux). Điều đó làm cho Moto E hiển thị bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp khá tệ, màn hình mờ ngay cả khi độ sáng đã tăng lên mức tối đa.

    [​IMG]

    Hệ điều hành và tính năng

    Trong khi hầu hết các loại smartphone tầm trung đều sử dụng phiên bản Android cũ, Moto E khi ra mắt lại chạy phiên bản Android 4.4.2 KitKat mới nhất.

    [​IMG]

    Ngoài các ứng dụng mặc định của Google Android, Moto E còn đi kèm với các ứng dụng đặc trưng mang thương hiệu Motorola, bao gồm: Moto Alert, Moto Assist và Motorola Migrate. Trong ba ứng dụng trên, Moto Alert là nổi bật nhất, đây là loại ứng dụng định vị khẩn cấp, ứng dụng này sẽ tự động thông báo cho bạn bè và gia đình vị trí hiện thời của người dùng, hoặc tự động kêu chuông báo và yêu cầu cấp cứu từ một số điện thoại định chỉ với một nút bấm.

    [​IMG]

    Trong khi ứng dụng Moto Assist cho phép tự động hóa các nhiệm vụ cụ thể dựa trên vị trí và thời gian trong ngày của người dùng. Cuối cùng là Motorola Migrate để chuyển dữ liệu từ điện thoại cũ sang Moto E. Tất cả các kết nối phổ biến như Wi-Fi, Bluetooth và GPS đều có mặt trên Moto E.

    Hiệu năng

    Để giảm chi phí, Motorola trang bị cho Moto E bộ vi xử lý hạn chế Qualcomm Snapdragon 200 xung nhịp 1,2GHz lõi kép, bộ nhớ RAM 1GB và bộ nhớ trong chỉ có 4GB, may là máy vẫn hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD với khả năng nâng cấp tối đa 32GB.

    Mặc dù cấu hình không cao, nhưng với đa số người dùng phổ thông, Moto E vẫn có thể xử lý hầu hết mọi nhiệm vụ thông thường như lướt web, lên Facebook, kiểm tra email… Các trò chơi giải trí như Super Monsters Ate My Condo đều có thể vận hành tốt. Điện thoại kích hoạt ứng dụng camera khá nhanh chỉ 1,8 giây nhưng thời gian chụp các bức ảnh liên tục, chỉ ở mức 1,7 giây. Với các game đồ họa cao như Asphalt 8, Moto E mặc dù vẫn chạy được nhưng không mượt.

    [​IMG]

    Moto E cũng thể hiện hiệu năng yếu kém của mình trong bài kiểm tra chuyển mã video bằng ứng dụng VidTrim. Máy cần 19 phút 11 giây để chuyển mã tập tin video dung lượng 204MB độ phân giải 1080p xuống 480p. Chậm hơn khá nhiều so với mức trung (07:51) của smartphone. Moto G với bộ xử lý và bộ nhớ tương tự và CPU Snapdragon 400 cần 12 phút 03 giây để thực hiện cùng một nhiệm vụ.
    Không ngạc nhiên khi Moto E cũng ghi được điểm số thấp trong các benchmark so với các bậc đàn anh của mình.

    [​IMG]

    Camera

    Mặc dù Motorola Moto E có cùng camera chính 5 megapixel ở mặt sau như Moto G nhưng lại không có đèn flash và không có camera trước. Ứng dụng camera của điện thoại này kế thừa từ Moto X và Moto G, người dùng sẽ không thể điều khiển bằng tay và cũng không có nhiều chế độ chụp phong phú, nhưng vẫn có cả chế độ HDR và chế độ toàn cảnh.

    [​IMG]

    Hình ảnh khi chụp bằng camera sau ở điều kiện ánh sáng đầy đủ cũng vẫn có tỉ lệ nhiễu nhất định khi xem ở kích thước đầy đủ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng đầy đủ​

    [​IMG]
    Ảnh chụp chế độ bình thường​

    [​IMG]
    Ảnh chụp HDR​

    Việc thiếu đèn flash cũng có nghĩa là ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu của Moto E là khá tệ và gần như không sử dụng được bởi tỉ lệ nhiễu cao.

    [​IMG]
    Ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu khá tệ​

    Video được thực hiện với Moto E ở độ phân giải khiêm tốn chỉ 864x480 pixel, nghĩa là thấp hơn 720p tới hai lần, do đó không có gì ngạc nhiên khi chất lượng video cũng khó có thể làm hài lòng người dùng.

    Thời lượng pin

    Pin công suất 1.980 mAh của Moto E kéo dài được 5 giờ 01 phút trên bài kiểm tra Laptop Battery, trong đó bao gồm lướt web liên tục qua kết nối Wi-Fi và màn hình thiết lập độ sáng ở mức 46%.

    [​IMG]

    Thời gian trên là ngắn hơn so với thời gian trung bình (07:15) của smartphone, tất nhiên cũng ngắn hơn so với Moto G (pin 2.070 mAh) với 07 giờ 16 phút trong cùng bài kiểm tra.

    Kết

    Với mức giá gần 3 triệu đồng, Motorola Moto E vẫn đảm bảo mang đến cho người dùng một trải nghiệm Android tối ưu và đơn giản nhất trong một thiết kế nhỏ gọn. Ngoài ra người dùng còn có thể thay vỏ phía sau với nhiều màu sắc khác nhau tùy thích. Tuy nhiên, người dùng sẽ phải chấp nhận một thiết bị có màn hình độ phân giải thấp với chất lượng hiển thị kém hơn so với mức trung bình của các loại smartphone, mặc dù màu sắc vẫn chính xác, cũng như thiếu hẳn camera phía trước và đèn flash cho camera sau.

    Ưu điểm
    - Giá rẻ
    - Rất nhiều màu sắc để lựa chọn
    - Nhỏ gọn dễ dàng cầm và bỏ túi
    - Phần mềm Android 4.4 KitKat mới nhất

    Nhược điểm

    - Màn hình độ phân giải thấp
    - Thời lượng pin dưới mức trung bình
    - Thiếu camera trước và đèn flash
    - Ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu khá tệ

    Theo Xã hội thông tin
     
  2. thanhtinh

    thanhtinh Thành viên

    Bài viết:
    43
    Được Like:
    1
    - Thời lượng pin dưới mức trung bình

    Chán luôn