Thảo luận Đánh giá VGA MSI R9 285 Gaming 2GB, Tonga hay Tahiti tốt hơn?

Thảo luận trong 'Máy Tính: Tin Tức - Đánh Giá Sản Phẩm' bắt đầu bởi nhh1104, 18 Tháng ba 2015.

  1. nhh1104 Thành viên

    Chắc cũng không cần phải nói thêm nhiều về các GPU không hẳn là mới nhất này từ AMD, nhưng cũng xin phép cung cấp lại các thông tin cơ bản. Nếu như R9 280 là phiên bản cắt giảm của 280X với kiến trúc giống nhau, vẫn là mã Tahiti thì R9 285 khác hoàn toàn, bởi GPU này được sử dụng tên mã Tonga và ra đời sau, thông số kỹ thuật cũng có sự khác biệt, theo cá nhân người viết thì có thể nói rằng R9 285 là một phiên bản tốt hơn so với chính 280 chứ không là 280X. Để có thể so sánh dễ dàng nhất, mời bạn theo dõi các hình ảnh so sánh giữa GPU R9 280 và R9 285:

    [​IMG]

    So sánh với người cũ Tahiti là R9 280X, có thể thấy là R9 285 có giao tiếp bộ nhớ hạn chế hơn, 256bit so với 384bit, có số lượng nhân xử lý ít hơn, 1792 so với 2048 nhưng xung nhịp của GPU cao hơn, dung lượng bộ nhớ tối đa ít hơn (2GB so với 3GB) và cuối cùng thì năng lượng hoạt động cũng thấp hơn (190W so với 250W), sức mạnh cơ bản thì R9 285 vẫn yếu hơn 2R9 280X.​

    [​IMG]

    Còn so với R9 280 thì mọi thứ không khác biệt nhiều đối với so sánh trên ngoại trừ số lượng nhân xử lý là tương đồng (1792), R9 285 cũng tiêu thụ ít điện năng hơn một chút so với R9 280 nhưng sức mạnh thì hơn hẳn.​

    MSI R9 285 Gaming 2GB:​
    Đây tiếp tục là một VGA thuộc dòng Gaming của MSI, sử dụng GPU AMD R9 285 với mọi thông số khá cơ bản tương tự như bản chuẩn nhưng có khả năng đẩy lên cao hơn nhờ vào các ứng dụng đặc biệt của MSI như Gaming APP hay MSI After Burner.​

    [​IMG]

    Nếu tinh ý bạn sẽ nhìn thấy sự kỳ lạ ngay trong tấm hình tổng thể VGA MSI R9 285 Gaming 2GB này, đây tiếp tục là một sản phẩm từ AMD Việt nam gửi đến chúng tôi và không biết vì lý do nào đó nó được dán băng keo che lại phần logo MSI, có thể là họ đã dùng nó trong các triển lãm nào đó mà ngại về vấn đề thương hiệu giữa các đối tác với nhau. Nhưng dù sao thì đây hoàn toàn là một VGA dòng Gaming từ MSI, chỉ cần nhìn qua là đã có thể biết được do những thiết kế rất đặc trưng.​

    [​IMG]

    Mặt lưng của VGA này, không trang bị tấm thép lưng nhưng mọi thứ gọn gàng hơn mong đợi, điểm ít thấy đối với các VGA hàng mẫu từ MSI.​

    [​IMG]

    Tiêu thụ ít điện năng hơn nên MSI R9 285 Gaming 2GB cũng chỉ cần hai đầu cấp nguồn phụ PCIe 6pin​

    [​IMG]

    Cận cảnh hệ thống tản nhiệt, bạn có thể đếm nhanh được có 4 ống tất cả trong đó có một ống lớn nhằm mang nhiệt độ từ GPU ra các lá tản nhiệt nhanh nhất.​

    [​IMG]

    Hệ thống tản nhiệt Twin Frozr, nếu người viết nhớ không nhầm thì đối với VGA MSI R9 285 Gaming 2GB này đã là thế hệ thứ IV.​
    [​IMG]

    Hệ thống thử nghiệm VGA này.​
    Nền tảng thử nghiệm:

    • Mainboard: Gigabyte Z97X-UD5H-BK
    • CPU: Intel Core i7 4790K
    • RAM: Kingston HyperX Beast 8GBx2 2400MHz DDR3
    • SSD: Kingston M.2 120GB
    • PSU: Cooler Master G550M
    • HSF: Stock
    • OS: Windows 7 64bit Ultimate SP1
    • VGA: MSI R9 285 Gaming 2GB
    • LCD: AOC i2769Vm

    [​IMG]

    Nhiệt độ hoạt động: về cơ bản thì MSI R9 285 Gaming 2GB mát hơn R9 280 Gaming 3GB chút ít khi không tải nhưng khi hoạt động hết công suất thì nhiệt độ là như nhau, cùng 81 độ C.

    [​IMG]

    Kết quả benchmark ghi nhận được:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một số so sánh với các VGA khác:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thay lời kết:
    • Có thể nói rằng MSI R9 285 Gaming 2GB không hề yếu chút nào khi có cái hơn cái thua tùy vào thử nghiệm với giá thành tương đương so với R9 280 hay R9 280X nhưng mát hơn (về lý thuyết), thông số đã không nói lên quá nhiều điều bởi AMD đã có sự điều chỉnh, những thay đổi về cấu trúc đã giúp họ tận dụng phần cứng tốt hơn so với trước đây, điều mà đối thủ của họ cũng đang phải làm.
    • Nếu tính theo giá nước ngoài thì tất cả GPU R9 280 hay R9 285 đều cực kỳ hấp dẫn với giá thị trường vào khoảng trên dưới 200 USD (285 đắt hơn 280 một chút), nhưng tại thị trường Việt nam thì câu chuyện đã khác, giá thành của VGA này ở tầm 7-8 triệu đồng, đã “bớt đi” sự hấp dẫn đáng kể cho riêng mình.
    • Các GPU AMD thế hệ R7-R9 đều được trang bị DirectX 12 giúp bạn sẵn sàng cho bước chuyển mình lớn nhất từng có trong lịch sự DirectX, hãy sẵn sàng đón nhận cái gọi là cộng nghệ thực tế ảo (VR) với những thiết bị mà bạn từng được thấy trong phim ảnh, có thể phần nào thỏa mãn những đam mê dấn thân vào phim ảnh hoặc trong game, thật mà ảo vả ảo mà thật.
    • Ngày nay, các GPU không chỉ giúp chúng ta giải trí với game đơn thuần mà bên trong nó còn là rất nhiều công nghệ khác như xử lý hình ảnh cho công việc hay thậm chí có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn, vấn đề là bạn sẽ dùng nó vào việc gì để thấy sự đầu tư là không lãng phí chút nào!
    • Khó có thể nói Tonga tốt hơn hay Tahiti tốt hơn, với cá nhân người viết thì luôn ưu tiên cho những cái mới, những cái tiêu thụ năng lượng hợp lý trong khi vẫn phải có hiệu năng hấp dẫn, do đó cá nhân mình thì sẽ ưu tiên chọn R9 285 hơn là R9 280 bởi đơn giản là nó mới hơn, nó tiết kiệm điện hơn chút ít,….

    Nguồn:
    Mã:
    magazine.ocer.vn/danh-gia-vga-msi-r9-285-gaming-2gb-tonga-hay-tahiti-tot-hon/