“Roaming” là một thuật ngữ để chỉ vùng mở rộng của dịch vụ kết nối ở địa điểm không phải nơi đăng ký ban đầu. Sự chuyển vùng này diễn ra khi một thuê bao của nhà cung cấp dịch vụ (SP) dùng cơ sở hạ tầng của SP khác và được chia làm 3 loại: Roaming theo vùng địa lý, roaming sóng giữa các nhà cung cấp và roaming quốc tế. Nhu cầu roaming của teen nhà mình khi đi du lịch, hoặc du học tại các quốc gia trên thế giới hiện nay là khá nhiều. Dịch vụ này sẽ giúp các teen có thể giữ liên lạc với bạn bè, người thân bằng số điện thoại quen thuộc nhé. Ở Việt Nam, Viettel đã triển khai dịch vụ roaming quốc tế cho thuê bao trả sau. Tuy nhiên, dịch vụ này trước nay vẫn bị coi là xa xỉ, chỉ dành cho dân “nhà giàu”. Nay với việc cho ra đời dịch vụ roaming trả trước của nhà mạng Viettel, việc chuyển vùng quốc tế sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, đó là còn chưa kể đến nhiều ưu đãi nữa đấy! Nghía sơ sơ đã thấy hấp dẫn rồi. Viettel có dịch vụ roaming trả trước và Viettel đang tỏ ra chiếm ưu thế khi cung cấp được cả dịch vụ thoại và tin nhắn SMS, trong khi các mạng khác mới chỉ roaming SMS thôi. Hơn nữa khách hàng sử dụng dịch vụ này còn không phải đặt cọc, đăng ký cũng cực kỳ đơn giản, cước được trừ trực tiếp trên tài khoản nên các teen nhà mình có thể kiểm soát được chi phí. Bước đầu Viettel cung cấp dịch vụ roaming cho thuê bao trả trước tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Nga, Pháp, Đức, CH Czech, Australia, Canada, Mỹ, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Kazakhstan, Lào, Campuchia, Balan, Uzbekistan”. Teen cho rằng con số 25 chưa nhiều phải không? Nhưng nếu để ý kỹ, rõ ràng đó là những nước mà người Việt mình thường đến nhất, hơn nữa nhà mạng này cũng đang nhanh chóng kéo dài thêm danh sách này. Một điều nữa (sẽ khiến teen sướng dơn cho mà xem), nhà mạng Viettel còn cho phép nhận tin nhắn miễn phí và hiển thị cuộc gọi đến. Còn nhớ trước đây khi roaming khách hàng thường phải trả mấy ngàn đồng để nhận một tin nhắn hoặc phải trả tiền nghe những cuộc gọi không cần thiết (do không biết ai gọi đến mà), trong khi bạn bè thì cứ hồn nhiên nhắn tin và a lô, xót tiền lắm cơ ý. Bây giờ nhẹ lòng ghê. Để đăng ký sử dụng dịch vụ, các teen chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp: “CVQT” gửi 138 với mức phí đăng ký dịch vụ là 10.000đ/lần. Điều kiện đăng ký dịch vụ: Thuê bao trả trước của Viettel đang hoạt động 2 chiều trên hệ thống, có tài khoản gốc lớn hơn hoặc bằng 200.000đ. Sau khi đăng ký thành công khách hàng được dùng dịch vụ trong vòng 30 ngày, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ trong khoảng thời gian dài hơn khách hàng chỉ việc nhắn tin “GH” gửi 138 để gia hạn (30 ngày/ lần gia hạn). Như vậy, chính sách mới này của Viettel giúp thuê bao trả trước dễ dàng sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế với mức chi phí thấp, thủ tục đăng ký đơn giản và không cần phải đặt cọc. Tuy nhiên, khi quyết định roaming, teen nên đọc kỹ về nguyên tắc tính tiền dưới đây để có thể sử dụng dịch vụ này một cách hiệu quả nhất nhé! Cũng là để tránh bị thâm hụt ngân quỹ quá nhiều (hi hi) Khi đi ra nước ngoài, muốn roaming thì cần biết nguyên tắc tính cước (đều giống nhau) như sau: Cước gọi đi (từ nước bạn đang đến công tác gọi đi một nước khác hoặc gọi về VN) được tính theo công thức: Cước gọi đi = Cước cuộc gọi theo biểu giá cước của nhà mạng mà bạn đang được roaming (như một thuê bao của mạng đó đang thực hiện một “cuộc gọi đi quốc tế”) + Phụ thu của mạng mình đang dùng (VD ở đây là Viettel, theo một tỷ lệ % nào đó) + Phí khác (được quy định bởi cơ quan thẩm quyền nước sở tại). Cước nhận cuộc gọi (từ VN gọi đến máy bạn) được tính bằng cước định tuyến cuộc gọi (từ tổng đài ở VN đến tổng đài nước mà bạn đang đến công tác để thông qua tổng đài đó đến máy của bạn). Cước này được tính như là một “cuộc gọi đi quốc tế” từ máy bạn ở VN đến chính số máy bạn nhưng ở nước ngoài) + Cước cuộc gọi ở nước bạn đang đến công tác (tính cước “gọi nội mạng” từ một “số máy ảo” ở tổng đài nước đó đến máy bạn) + Phụ thu của mạng mình đang dùng (VD ở đây là Viettel, theo một tỷ lệ % nào đó) + Phí khác (được quy định bởi cơ quan thẩm quyền nước bạn đang đến công tác). Cước nhắn tin (gửi, nhận) và dịch vụ phụ (giá trị gia tăng, nghe nhạc, giải đáp thông tin…) đều tuân thủ cách tính giống như tính cước gọi/nhận cuộc gọi ĐT nhưng thường thì giá cước gửi/nhận tin nhắn thường rẻ hơn rất nhiều so với nghe/gọi điện thoại. Tổng cước = Cộng tất cả các khoản cước (nghe, gọi, nhắn tin, nhận tin…) và phụ thu. Xài roaming… “kinh tế” Theo nguyên tắc trên, teen hãy nhớ rằng giá cước gọi từ nước đang được roaming về VN bao giờ cũng thấp hơn cước nghe điện thoại từ VN gọi đến máy bạn. Do đó, khi roaming, không nên nhận cuộc gọi. Nếu thấy đó là số máy cần liên lạc thì bạn hãy từ chối nhận cuộc gọi đến và sau đó gọi lại từ máy bạn thì sẽ rẻ hơn. Tất nhiên, dùng tin nhắn quá hợp dân teen nhà mình rồi, lại còn “hạt dẻ” nữa chứ. Dùng thử và cùng comment đi nào! KENH14.VN