Điện thoại di động góp phần...........

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi nxc, 24 Tháng mười hai 2003.

  1. nxc Ex-SMod

    Viện nghiên cứu Tầm nhìn thế giới (Worldwatch) vừa đưa ra một báo cáo, trong đó cho rằng những thiết bị liên lạc cầm tay đang đóng một vai trò quan trọng trong việc khắc phục sự chênh lệch công nghệ giữa các nước giàu và nghèo.

    Theo Worldwatch, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người có điều kiện sử dụng điện thoại thông thường đã tăng trên 25% trong 10 năm gần đây. Trong khi đó, tính đến hết năm 2002, trung bình cứ 5 người trên thế giới thì 1 có ĐTDĐ, vượt xa con số 1/237 của năm 1992. Nguyên nhân chủ yếu cho xu hướng này là giá thiết bị ngày càng hạ, đáp ứng được nhu cầu và túi tiền của đại chúng.

    Với lợi thế dùng sóng không dây, các nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ có thể thu hồi vốn đầu tư và mở rộng hoạt động nhanh hơn so với các công ty điện thoại cố định. Năm 2002, lần đầu tiên số người sử dụng ĐTDĐ vượt qua lượng người đăng ký dùng điện thoại cố định: 1,15 tỷ so với 1,05 tỷ.

    Ở châu Phi, vốn được coi là khu vực chậm tiến nhất, cũng đang chứng kiến sự phát triển rất mạnh của các ứng dụng công nghệ liên lạc di động. Năm 1999, Uganda trở thành nước đầu tiên ở lục địa đen có nhiều khách hàng dùng ĐTDĐ hơn điện thoại cố định. Sau đó, đã có tới 30 quốc gia khác ở châu lục này đạt được điều này.

    Song song với sự phổ biến của ĐTDĐ, khả năng tiếp cận Internet của nhân dân thế giới cũng không ngừng được mở rộng. Năm 1992, tỷ lệ người có điều kiện truy cập mạng thông tin toàn cầu là 1/778 thì mười năm sau đó (2002) con số này đã rút xuống chỉ còn 1/10. Viện Worldwatch khẳng định những bước phát triển như vậy đã đem lại lợi ích rõ ràng cho cuộc sống của con người trên khắp hành tinh.

    Bản báo cáo của Tầm nhìn thế giới kết luận: “Với khả năng kết nối những người nông dân ở các vùng thôn quê với những kênh thông tin thị trường, kết nối thợ thủ công với người mua hàng, đưa bệnh nhân đến với bác sĩ, học sinh đến với thày giáo, Internet đã trở thành một công cụ đắc dụng cho phát triển kinh tế xã hội”.

    Phan Khương (theo BBC)