Game mobile online – Dễ sinh lời nhưng không dễ làm

Thảo luận trong 'Tin Tức Chung' bắt đầu bởi appinside, 26 Tháng hai 2014.

  1. appinside Thành viên

    Game mobile đang bùng nổ tại thị trường Việt Nam. Năm 2014 cũng hứa hẹn là 1 năm đầy những biến động với lĩnh vực đang hot này. Hàng loạt công ty lớn và nhỏ đang chuyển sang làm game online, bởi theo nhận định đây là một ngành dễ sinh lời, tuy nhiên thực tế cũng không dễ “chơi”.

    Nếu như năm 2010, số doanh nghiệp làm game online chỉ đếm trên đầu ngón tay, đến nửa đầu năm 2013 con số đó đã lên 40 doanh nghiệp và trong nửa cuối năm này, số doanh nghiệp nhảy vào thị trường game đang liên tục tăng lên một cách chóng mặt.

    [​IMG]

    Đáng chú ý, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động ở lĩnh vực thương mại điện tử cũng chuyển sang làm game. Điển hình như VNPAY, một công ty chuyên về thanh toán giờ cũng chuyển sang làm game với sản phẩm Huyền Thoại Anh Hùng, vừa ra mắt game thủ trong thời gian qua. Hay công ty lớn khác là Vật Giá cũng nhảy vào đầu tư ở mảng game, được biết công ty này không trực tiếp đứng ra làm, mà đầu tư vào công ty Cổ phần ABT Việt Nam, họ cũng vừa tiến hành cho ra thị trường sản phẩm game đầu tay của mình là Vương Quốc Thần Thoại.

    Hay VNPT PAY, một công ty thuộc tập đoàn VNPT cũng đã nhảy vào thanh toán trong mảng game trong thời gian gần đây. Và tiếp đến, NgânLượng.vn cũng bắt đầu tham gia vào hoạt động thanh toán game.

    Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực thương mại điện tử nhảy vào làm game, sau những khủng hoảng ở các doanh nghiệp lớn như VTC, FPT Online… một thế lực mới trong làng game cũng vừa hình thành, đó chính là VGG. Vừa thành lập VGG đã khiến cho làng game chao đảo khi mang “siêu phẩm” game Tiếu Ngạo Giang Hồ về phát hành ở thị trường trong nước. Được biết, đây là công ty gồm những thành viên “cộm cán” từ VTC Game tách ra, có số tiền đầu tư rất lớn và nhiều người trong ngành game đã ví von rằng: VGG là một công ty khởi nghiệp nhưng lại có quy mô của một người khổng lồ.

    Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty lớn khác, theo nhiều nguồn tin, cũng đã và đang có kế hoạch nhảy vào làm game, mà điển hình là công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG).

    Còn trong việc distribute mobile game in vietnam, Appota và nhiều đơn vị khác đang trở thành những đơn vị quen thuộc và có uy tín lớn trong ngành.

    Dễ sinh lời nhưng không phải dễ "chơi"

    Rất nhiều người trong ngành game đã nhận định rằng: ở thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, game được xem là một lựa chọn hàng đầu để kinh doanh, bởi đây là ngành dễ sinh lời nhất trong thời điểm hiện tại.

    Theo ông Lương Công Hiếu, Giám đốc công ty cổ phần phần mềm Vivoo, nhận định: game tới thời điểm này vẫn là một ngành dễ sinh lời, do đặc điểm dân số Việt nam trẻ, nhu cầu giải trí cao, tính cách dễ tiếp cận cái mới. Các loại hình giải trí khác ở Việt nam lại chưa phong phú, phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Do đó, đa số người trẻ vẫn lựa chọn game là hình thức giải trí vừa rẻ, vừa văn minh lại có tính cộng đồng cao. Thêm vào đó tỷ lệ người dùng Internet và băng rộng ở VN vẫn còn tiếp tục tăng trưởng là điều kiện để có thêm người chơi game.

    Bên cạnh đó, ngành game ở Việt nam chưa đến điểm bão hòa. Các thiết bị phần cứng như smartphone, tablet đang mở ra thêm những thị trường mới cho game. Nên việc có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là tất yếu.

    Ông Lê Phương Đông, Giám đốc điều hành của 5 Stars Mobile Game Company Limited, một công ty làm game trên di động, cũng cùng chung quan điểm. Theo ông, ngành nào cũng "dễ" ăn khi có đội ngũ nhân sự kinh nghiệm và chuẩn bị đầy đủ các công cụ, vốn cần thiết. Với ngành game cũng vậy, khi có một đội ngũ đầy đủ và một lãnh đạo có kinh nghiệm “trận mạc” sẽ thành công, nhưng ngược lại rủi ro cũng rất cao nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên. Bên cạnh đó, hệ thống các nhà phân phối game mobile cũng đang trong quá trình hình thành. Công ty cổ phần Appota là 1 trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực phân phối game mobile

    Mặc dù, dễ sinh lời, nhưng theo đại diện một doanh nghiệp (xin giấu tên) chia sẻ, bước vào ngành game các doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều thách thức không nhỏ. Theo vị đại diện này, đúng là làm game trước đây nếu gặp thời, doanh nghiệp tháng thu vài chục tỷ hay thậm chí có thể lên đến trăm tỷ trên một đầu game, là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, lúc ấy còn ít doanh nghiệp tham gia chứ không phải tràn lan như hiện nay và thực tế nếu không biết tính toán bây giờ làm game không phải dễ ăn.

    Minh chứng cho điều đó, vị đại diện này cho biết: muốn làm game trước hết phải có tiền mua bản quyền game (ở Việt Nam đa số đều mua game từ TQ – PV), mà một game thuộc loại “làm được” ở thị trường hiện nay tiền bản quyền tầm khoảng 50.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng), đó chỉ là game tầm trung, còn game ở mức khá bản quyền phải trên 100.000 USD và game “đỉnh” tiền bản quyền lên tới cả triệu USD. Sau khi mua game, doanh nghiệp phải xây dựng một đội ngũ tốt để vận hành, khoảng 15 - 20 người (chưa kể kỹ thuật) và phải chuẩn bị tiền lương ít nhất 2 tháng để trả cho nhân viên, bởi lúc này game vẫn chưa thể ra được vì còn phải việt hóa, chuẩn bị các kế hoạch truyền thông, marketing, đầu tư server…Nhìn chung, doanh nghiệp để ra được game tốn kém gần cả tỷ nữa.

    Trong trường hợp làm tốt, một game chạy ổn tháng có thể thu được khoảng 2 tỷ trở lên, từ số tiền này phải trích ra trả cho nhà sản xuất khoảng 20% chi phí vận hành, còn lại nuôi quân làm tiếp. Thực tế, tuổi thọ game bây giờ rất ngắn, làm tốt khoảng 6 tháng doanh thu còn ổn, còn không chỉ 3 tháng là game có nguy cơ “chết” và phải chuyển qua làm game khác. Chính vì thế, phải luôn có một đội ngũ giỏi và ổn định mới có thể làm được, còn nếu không sẽ rất dễ thất bại. Có thể nói, công ty làm game hiện nay nhiều, nhưng để làm được game thành công rất ít, nhiều công ty ra rất nhiều game nhưng rất ít game thành công và phải liên tục tái cơ cấu, cắt giảm nhân viên trong thời gian qua là điển hình.

    Nếu muốn game phát triển, ngoài biết nắm bắt xu hướng game, tương tác tốt với người chơi, nhà phát hành còn nên chọn cho mình 1 đối tác phân phối game mobile tin cậy để có thể tiếp cận thị trường tốt hơn.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm game còn phải đối đầu với một thách thức không nhỏ, đó chính là ở phương diện quản lý. Từ ngày 1/09/2013, Nghị định 72/2013/NĐ-CP, đã có hiệu lực, điều đó có nghĩa game online đã có chế tài quản lý, vì thế các hành vi như phát hành game không phép, không hạn chế giờ chơi game, quảng bá game chưa được cấp phép...mà các công ty đang làm tràn lan hiện nay, được xem là vi phạm pháp luật.

    -st-​
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng hai 2014