Gặp ông sáng chế máy ATM

Thảo luận trong 'Trò Chuyện Tổng Hợp' bắt đầu bởi Lightblue, 23 Tháng chín 2007.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Lightblue Amie

    Gặp ông sáng chế máy ATM


    [​IMG] Tiến sĩ Đỗ Đức Cường trong lễ “Vinh danh đất Việt năm 2006”

    Nếu bạn đang cầm trong tay một chiếc thẻ ATM (thẻ rút tiền tự động), có bao giờ bạn tự hỏi. Tác giả của chiếc thẻ tiện dụng này là ai? Người nước nào?
    Đó là tiến sĩ Đỗ Đức Cường, một người Việt Nam “chính hiệu”. Ông còn là tác giả của 58 phát minh và sáng chế; Đại sứ thiện chí của Liên hợp quốc; khước từ mức lương 1 triệu USD/năm của nước ngoài và về nước, mong góp phần nhỏ của mình xây dựng Tổ quốc thân yêu.
    Cảm nhận đầu tiên khi được nói chuyện với tiến sĩ Đỗ Đức Cường là sự gần gũi, nhiệt tình và thông thái. Ông luôn trân trọng khi nói chuyện với bất kỳ ai, dù bạn là nhà báo, nông dân hay anh chở xe ôm... Dáng người nhỏ nhắn, gương mặt xương xương, hiền từ, thư thái mà “ông lão” ấy luôn tất bật với công việc.
    Bình dân hóa dịch vụ ngân hàng Việt Nam Đó là mục tiêu của tiến sĩ Đỗ Đức Cường khi trở về Việt Nam, sau hơn 20 năm làm chuyên viên cao cấp cho ngân hàng Citibank, Mỹ. “Năm 2003, tôi thấy ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ có máy ATM của ngân hàng Vietcombank và một số ngân hàng nước ngoài, chủ yếu dành cho khách hàng dùng thẻ quốc tế. Hầu như người dân Việt Nam còn xa lạ với từ ATM”. Vậy là một nỗi niềm lại đau đáu trong ông. Làm thế nào để máy ATM được đặt ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, việc sử dụng thẻ ATM trở nên thân quen và đến được với những người dân lao động bình thường nhất. Ông bắt tay vào nghiên cứu, lúc đầu, ông đưa ra ý tưởng giúp các ngân hàng Việt Nam biến các máy ATM thành điểm giao dịch tự động, bằng cách trang bị thêm các dịch vụ cho nó. Khi nghe qua ý tưởng của ông, mọi người đều nghi ngại. Ông im lặng, và lấy công việc thực tế để chứng minh. Đầu tiên, ông giúp ngân hàng Đông Á, đào tạo những chuyên viên kỹ thuật mạng, vận hành, bảo trì máy ATM. Thậm chí, 3 giờ sáng ông cũng bật dậy, đi tới một số máy ATM để xem máy hoạt động thế nào. Có hôm đi kiểm tra, máy báo hết tiền, lúc đó là 23 giờ, ông gọi điện ngay cho nhân viên mang tiền đến nạp. Nguyên tắc làm việc của ông: dịch vụ là trên hết, khách hàng luôn luôn đúng. Bên cạnh đó, để giúp các ngân hàng Việt Nam trang bị máy ATM, tiến sĩ Đỗ Đức Cường đã trao bản quyền 8 phát minh liên quan đến thẻ ATM của mình mà không hề đòi hỏi bất kỳ một nguồn lợi nhuận nào. Ông còn ra điều kiện cho nơi chế tạo máy phải hỗ trợ kỹ thuật miễn phí dài hạn cho ngân hàng, không được bán máy qua công ty trung gian để giảm giá thành cho ngân hàng Việt Nam.
    Ông rất vui khi đào tạo được một lớp trẻ đã cho ra đời một dòng ATM thông minh, có thể hoán đổi ngoại tệ hai chiều và nạp thẳng tiền mặt vào trong máy. Đó cũng là một trong những dự án hiện đại hóa ngân hàng quốc tế tại Việt Nam mà ông đã ấp ủ bấy lâu nay. Ông hướng dẫn các kỹ sư Việt Nam tự tay thiết kế loại thẻ ATM thông minh này và đã được rất nhiều khách hàng nước ngoài đặt hàng. Nhìn những sản phẩm do những bạn trẻ làm ra, ông không giấu được niềm vui: “Những kỹ sư Việt Nam, 3 năm trước họ nhìn thẻ ATM một cách lạ lẫm. Thì nay, họ đã thiết kế ra loại thẻ ATM thông minh hơn”. Thẻ ATM thông minh “made in Viet Nam” sẽ chính thức được đăng ký bản quyền mang thương hiệu Việt Nam, với hy vọng những người dân bình thường không có thẻ, chưa có thẻ, không có sổ tiết kiệm vẫn có thể giao dịch được.
    Tiến sĩ Đỗ Đức Cường làm việc 18 tiếng/ngày, cần mẫn như một chú ong thợ, hết làm xong việc ở ngân hàng này ông lại đến công ty khác. Nhờ có sự giúp đỡ và tư vấn của ông mà nhiều ngân hàng, công ty đã có những thay đổi tích cực, tư duy làm việc của các cán bộ, nhân viên như được thổi vào một luồng gió mới, một sinh lực mới như: Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Tổng công ty Mai Linh, Công ty điện thoại Viettel… Ông Hồ Huy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mai Linh cho biết: “Với Mai Linh, tiến sĩ Đỗ Đức Cường là người thầy lớn trong nhiều lĩnh vực. Ông đã tư vấn cho Mai Linh và nhiều doanh nghiệp khác những kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp quý báu mà không hề nhận thù lao. Ông là người giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam “nối vòng tay lớn”, liên kết nhau để cùng phát triển. Được làm việc với tiến sĩ Cường là một sự may mắn không phải bao giờ cũng có được”.
    Chết đói và may mắn Tiến sĩ Đỗ Đức Cường, sinh năm 1949 tại vùng quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Anh chị em ruột đều bị chết vì đói. Lên 6 tuổi, ông cũng bị chết hụt, sống lại ngay khi kề miệng huyệt. Sau này ông luôn tự nhủ: “Phải làm giàu, không chỉ bản thân mình giàu mà mọi người cũng phải giàu”. Có lẽ vậy mà cậu bé Cường luôn phấn đấu học thật giỏi. Và Trường đại học Y khoa Sài Gòn là khởi đầu sự nghiệp của ông. Sau đó, ông chuyển sang học ngành cơ khí tại Đại học Phú Thọ (Đại học tổng hợp). Năm 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn Nhật Bản, nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông là người có chỉ số thông minh (IQ) cao nhất và được cấp học bổng sang Nhật học tại trường đại học Ô-xa-ca. Ông vừa đi học vừa làm thêm tại công ty Toshiba. Và từ một phát minh ông đã được mời sang Mỹ làm việc. Năm 2003, tiến sĩ Đỗ Đức Cường về nước lần đầu sau 40 năm sống nơi đất khách quê người, để tham gia phiên họp đầu tiên về WTO ở Việt Nam, giúp WB (Ngân hàng thế giới) làm bản báo cáo về viễn cảnh tốt đẹp của Việt Nam và giúp cho ngành An ninh Việt Nam nhận diện cá nhân bằng hệ thống chống xâm nhập qua dấu vân tay để chuẩn bị cho SEA Games 22.
    Sau chuyến trở lại quê hương, ông nhận ra, người mẹ của mình đã ở ngưỡng “gần đất xa trời”, quê hương vẫn còn nghèo và lạc hậu, nhiệm vụ của ông là phải nỗ lực làm việc để mang lại những “giọt mật ngọt” cho đất nước. Năm vừa qua, tiến sĩ Đỗ Đức Cường được bầu chọn là một trong mười người được yêu thích nhất trong chương trình “Người đương thời” của đài Truyền hình Việt Nam và là một trong 17 Việt kiều được vinh danh trong lễ “Vinh danh đất Việt năm 2006”.
    Bài và ảnh: Khánh Linh
    hoabinh_a20 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.