Thảo luận Hệ lụy "cuộc chiến" Viettel với các doanh nghiệp viễn thông

Thảo luận trong 'Nơi Trao Đổi Chung' bắt đầu bởi quanvu72, 20 Tháng sáu 2009.

  1. quanvu72 Thành viên

    [​IMG]

    (LĐ) - Ngày 19.6, cuộc chiến giữa các DN viễn thông với Viettel có vẻ như càng căng thẳng khi nhiều DN cho rằng DN này đã từng thực hiện rất nhiều tiểu xảo, trong đó có cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.
    Vậy đằng sau những mâu thuẫn và cuộc chiến này là gì?

    Diễn biến cuộc chiến

    Ngày 19.6, MobiFone một lần nữa công bố quan điểm "dĩ hoà vi quý" với Viettel. Đại diện DN này cho biết, MobiFone luôn coi các DN khác là đối tác chứ không phải đối thủ. Vì thế, đối với những việc đại lý hoặc MobiFone làm ăn chưa chuẩn thì DN này sẽ chấn chỉnh sửa chữa. Tuy nhiên, MobiFone cũng cho rằng Viettel cần "nhìn nhận" lại mình khi chính Viettel cũng đã từng áp dụng những tiểu xảo không lành mạnh trong kinh doanh.

    Dường như trái với thái độ của MobiFone, Viettel lại xác định "tư thế" khác khi tuyên chiến. Cụ thể, Viettel đã chuẩn bị kỹ lưỡng bằng việc chụp ảnh, kết hợp với một số sở TTTT lập biên bản các hành vi vi phạm. Thậm chí, Viettel cũng có được những công văn của MobiFone chỉ đạo triển khai việc đổi sim mạng khác lấy sim MobiFone... Đặc biệt trong công văn gửi Bộ TTTT và Cục Quản lý cạnh tranh, Viettel kiến nghị các cơ quan này cần vào cuộc làm rõ và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của MobiFone.

    Tuy nhiên theo các chuyên gia và giới truyền thông, dường như Viettel đã... hơi "bị hố" trong cuộc chiến này. Sự thật đơn giản là chính Viettel cũng đã từng áp dụng những tiểu xảo trong cạnh tranh. Vì thế, ngay sau khi Viettel lên tiếng "tố" MobiFone, các DN khác cũng đã gần như đồng thời cung cấp thông tin về việc Viettel cũng từng phạm luật chơi.

    Một đại diện của VinaPhone cho biết vài năm trước đây, DN này cũng đã từng phải lên tiếng đối với các cơ quan chức năng khi Viettel thực hiện các hành vi quảng cáo công khai trên báo chí một dịch vụ bằng cách so sánh trực tiếp với DN khác. Đặc biệt, đại diện EVN Telecom còn cung cấp những thông tin "sốc" hơn.

    Cụ thể, khi EVN Telecom triển khai khá thành công dịch vụ E-Com (điện thoại cố định không dây); sau đó khi Viettel triển khai loại hình tương tự có tên là HomePhone, một số nhân viên của Viettel đã đến các gia đình, thuyết phục chủ nhân cắt dịch vụ E-Com; đồng thời sẵn sàng tặng máy và miễn cước phí thuê bao trong thời gian dài.

    Bằng chiêu thức này, EVN Telecom cũng đã bị mất khách hàng. Hơn thế, máy điện thoại của EVN Telecom cũng bị những nhân viên này cầm đi mất. Do quá bức xúc, EVN Telecom đã từng phối hợp với công an bắt quả tang một số trường hợp nhân viên Viettel lấy tài sản của EVN Telecom bất hợp pháp. Tất cả những vấn đề trên, cả VinaPhone, EVN Telecom đều đã không làm ầm ĩ.

    Đằng sau cuộc chiến

    Trong khi chưa biết hồi kết của "cuộc chiến" thì nhiều chuyên gia viễn thông cho rằng các DN đang "tốn kém không cần thiết". Các chuyên gia phân tích: Rõ ràng các DN đang phải bỏ ra một lượng kinh phí, nhân lực không nhỏ để lao vào cuộc chơi tốn kém với mục tiêu cạnh tranh.

    Một phản biện đáng lưu ý khác là: Liệu thực chất, các DN có phải vì lợi ích của người tiêu dùng (NTD)? Một chuyên gia phân tích: Điều này có lẽ đáng nghi ngờ khi mà các DN đang gần như "bằng mọi giá" để thu hút khách hàng. Đây chính là chiêu thức "càn quét" nhằm chiếm lĩnh thị phần trước mắt, hưởng lợi lâu dài. "Cao đòn" hơn thế, đây còn là cách các DN áp đặt cuộc chơi. Khi giá cước, giá dịch vụ và chi phí tốn kém cho cuộc chơi được đẩy lên cao, các DN yếu thế sẽ hụt hơi; qua đó, các DN lớn này "triệt hạ" đối thủ và thâu tóm thị trường.

    Đến đây một lần nữa sự phân tán, chia rẽ và cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN viễn thông lại một lần phơi bày. Nhưng điều đáng nói hơn là vì lợi ích cục bộ, các DN đã sẵn sàng "ném tiền" vào cuộc chơi đôi khi chỉ để thoả mãn và vì những lợi ích hạn hẹp trước mắt.

    Luật gia Hữu Dung cho biết: Các DN viễn thông cần thấy được trách nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm với NTD. Mặt khác, các DN cũng cần nhận thức rằng tiền vốn, cơ chế, tài nguyên... mà các DN đang có đều là của Nhà nước và từ nhân dân mà ra. Vì thế việc DN chi phí thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là một sự lãng phí tài sản, nguồn lực Nhà nước. Điều này đã từng xảy ra khi các DN chạy đua "trồng" trạm thu phát sóng, chạy đua đầu tư hạ tầng, phát triển và lãng phí tài nguyên kho số...

    Trong một diễn biến khác, ngày 19.6, đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, cục này bắt đầu làm việc với Viettel và trong tuần tới sẽ làm việc với MobiFone. Đại diện này cũng khẳng định sẽ xem xét và làm rõ các vấn đề. Nếu xác định hành vi vi phạm thì chắc chắn cơ quan này sẽ xử lý.
    Mã:
     
    [/URL][URL]http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong[/URL][URL="http://www.laodong.com.vn/Home/He-luy-cuoc-chien-Viettel-voi-cac-doanh-nghiep-vien-thong/20096/143709.laodong"]
    
    
    LUTHELINH thích bài này.
  2. 0989994844

    0989994844 Thành viên

    Bài viết:
    272
    Được Like:
    57
    Độc quyền hay chống độc quyền?

    Độc quyền hay chống độc quyền?


    Trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, việc cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên Viettel, một đơn vị hàng đầu trong ngành viễn thông lại đang có những biểu hiện khiến cho các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực này lo lắng.

    Kiện và bị kiện

    Có thể thấy điều này qua quá trình Viettel đi “kiện” các doanh nghiệp viễn thông khác cạnh tranh không lành mạnh, nhưng ngay sau đó, một loạt doanh nghiệp viễn thông khác “kiện” lại Viettel cũng bởi chính những điều này. Ngoài ra, Viettel có biểu hiện độc quyền khi chủ động đưa ra chính sách phân chia doanh thu với các Cty kinh doanh nội dung số (CPs) để tăng gấp đôi doanh thu về phía mình, khiến các CPs chịu lỗ và rút khỏi ngành, tạo thế độc quyền kinh doanh nội dung số cho Viettel.

    [​IMG]
    Công văn Câu lạc bộ Nội dung số gửi Cty Viễn thông Viettel về việc Đề nghị xem xét phương án phân chia doanh thu kinh doanh dịch vụ nội dung ngày 17/6 nêu rõ: Với phương án phân chia cước của Viettel đề xuất các doanh nghiệp nội dung số sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.


    Từ 1/1/2009 đến 3/6/2009, Viettel đã có tới 3 lần đưa ra các chính sách thay đổi cơ chế phân chia doanh thu với các CPs (Content providers – Đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung số) khác nhau, theo đó doanh thu chia cho Viettel tăng gấp đôi so với thời điểm trước ngày 1/1/09, và sau mỗi lần đưa ra chính sách mới, tỷ lệ doanh thu này lại tăng lên. Tỷ lệ cuối cùng được đưa ra là Viettel hưởng từ 55% tới 70% doanh thu từ các đầu số dịch vụ. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ nội dung cung cấp trên mạng di động Viettel phân chia cho CPs sẽ giảm trên 35% đến 40% so với trước khi áp dụng chính sách này. Với tỷ lệ này một cách trực tiếp, chính sách của Viettel khiến các CPs kinh doanh không hiệu quả, có thể dẫn tới lỗ. Câu hỏi đặt ra ở đây là, chính sách này liệu có phải là dấu hiệu của việc chèn ép các CPs, tạo điều kiện cho Trung tâm nội dung của Viettel chiếm thị trường, cạnh tranh không lành mạnh dựa trên vị thế độc quyền của Viettel?

    Mới đây, Viettel đã gửi văn bản tới Cục Quản lý cạnh tranh và Thanh tra Bộ TT&TT về việc MobiFone thực hiện quảng cáo bằng poster so sánh trực tiếp về giá cước với Viettel. Các poster này in giá cước của MobiFone thấp hơn giá cước của Viettel 10 đồng/phút và ở cước thuê bao trả sau thì thấp hơn 1.000 đồng/tháng. Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cho rằng, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. MobiFone lập tức trả lời, đây chỉ là hành vi tự phát của các đại lý.

    Chiều ngày 19/6/2009, EVN Telecom “tố” Viettel kéo thuê bao vô tuyến cố định E Com để sử dụng HomePhone. Ông Phan Sỹ Nghĩa, Phó Giám đốc EVN Telecom thông tin cho báo chí rằng: “Trong thời gian vừa qua, đại lý của Viettel đến tận nhà các thuê bao E Com của EVN Telecom để “dụ” họ rời mạng của EVN Telecom. Khi khách hàng nói chúng tôi đã đăng ký thuê bao của EVN Telecom rồi thì họ (đại lý Viettel) nói rằng sẽ tặng máy (HomePhone), cho tiền và đưa cho máy của EVN Telecom cho họ để họ làm thủ tục rời mạng giúp. Lúc đó tôi đã phải gọi cho Viettel nói làm thế là không được. Chúng tôi đã phải bắt mấy vụ như thế này và đưa ra cho công an để khởi tố”. Về điều này, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cho biết, hiện Viettel có tới 40.000 cộng tác viên bán hàng và thừa nhận không thể tránh khỏi một vài người làm việc lôi kéo khách hàng như EVN Telecom phản ánh để được hưởng hoa hồng.

    “Ván bài lật ngửa”

    Trên thực tế, việc MobiFone có những hành vi trên ban đầu đã được xác định là có thật. Song khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm là Viettel tố MobiFone thì "ván bài lật ngửa" đã diễn ra. Năm 2006, Viettel cũng đã từng quảng cáo so sánh giá cước; sau đó là việc Bưu điện Bình Thuận phản ánh hiện tượng nhân viên Viettel lắp vào điện thoại của khách hàng VNPT thiết bị tự động chuyển cuộc gọi sang dịch vụ VoIP 178 của Viettel. Hay như trước đây, DN này cũng áp dụng chiêu thức "đổi số" cho khách hàng mạng di động khác sang Viettel mà vẫn giữ nguyên số kèm khuyến mãi...

    Một lãnh đạo của VinaPhone thì kể rằng, trước đây Viettel đã từng quảng cáo so sánh giá cước với VinaPhone, MobiFone và đã bị VNPT phản ứng. Tuy nhiên, phía VNPT cũng không kiện ra Cục Quản lý cạnh tranh nên sự việc không bị ầm ĩ như lần này. Về việc Viettel "tố" MobiFone như báo chí đã thông tin, vị này nói: "Hiện tại thì chưa xác định rõ là MobiFone có chủ trương làm các việc cạnh tranh đó hay chưa nhưng nếu so với Viettel thì MobiFone chỉ làm chưa bằng một phần nhỏ".

    Thị trường viễn thông đã nổi bão ngầm. Sau các cú va chạm này, liệu điều gì tốt đẹp hơn sẽ đến? Trao đổi với TT&VH, một cán bộ làm việc trong lĩnh vực này bày tỏ sự đáng tiếc trước việc Viettel từ một doanh nghiệp chống độc quyền đang có chiều hướng trở thành doanh nghiệp độc quyền trong kinh doanh bằng cách áp đặt chính sách phân chia doanh thu đối với các Cty kinh doanh nội dung số.
    Mã:
    http://www.baomoi.com/Home/CNTT/thethaovanhoa.vn/Doc-quyen-hay-chong-doc-quyen/2882150.epi

  3. nguyenthelang

    nguyenthelang Thành viên

    Bài viết:
    97
    Được Like:
    10
    cạnh tranh thoải mái anh mạnh người đó thắng sao lại vậy nhỉ ? như giải ngoại hang Anh ấy ,câu lạc bộ này muốn có được cầu thủ "A" họ đàm phán thẳng với cầu thủ đó được là kí hợp đồng còn câu lạc bộ cũ giải quyết bằng tiền là xong . Việt nam cũng thử tiến bộ vậy xem nào có vậy mà đã kiện với cáo đúng là độc quyền đọng tí là đưa nhau ra toà ghê gớm đanh đá quá đi thôi